Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

Văn họcPhân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng...

Ngày đăng:

0
(0)

Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm văn học thành công nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong tác phẩm giúp làm nổi bật lên hình ảnh người người chiến sĩ anh hùng của dân tộc. Dưới đây DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú, cùng tìm hiểu nhé!

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người con gan dạ của núi rừng

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Vì tình yêu đậm sâu với núi rừng Tây Nguyên, nhà văn đã ưu ái dành cho mảnh đất này những dòng viết đẹp đẽ và tràn đầy hào hùng. Một trong những nhân vật nhà văn xây dựng thành công nhất, có lẽ là nhân vật Tnú.

Tnú là nhân vật được xây dựng dựa trên hình tượng người anh hùng Đề, đứa con của dân tộc Xô – đăng, người đã anh dũng chống lại ách xâm lăng của Mỹ Diệm. Tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú giúp người đọc thấm được bản lĩnh anh hùng của nhân vật.

Trong tác phẩm, Tnú là đứa con của làng Xôman. Cha mẹ Tnú mất sớm, anh được nuôi dưỡng bởi tình thương dào dạt của xóm làng thân thương. Chính vì thế mà ngay từ thuở tấm bé, Tnú đã sớm có lòng yêu thương xóm làng, nguồn cội. Tnú hội tụ đầy đủ nét đẹp của người làng Xôman: chân chất, yêu nước và trung thành với cách mạng.

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người con gan dạ của núi rừng
Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người con gan dạ của núi rừng

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Qua lời kể của của nhân vật trong truyện

Như cách cụ Mết đã từng nói: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”, nhân vật Tnú hiện lên với nét đẹp chân chất và đầy hiên ngang, anh dũng. Chính vì sự gắn bó thiêng liêng với bản làng ấy, mà sau ba năm đi lực lượng trở về, Tnú lại bồi hồi xúc động trước những hình ảnh quen thuộc của quê hương.

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú giúp chúng tua hiểu được một tấm lòng thiết tha sâu nặng với quê hương, nguồn cội mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp từ những điều tưởng chừng như bé nhỏ ấy.

Phân tích nhân vật Tnú sẽ thấy được sự ngoan cường và gan dạ của nhân vật này từ thuở bé thông qua những công việc như: làm liên lạc, tiếp tế lương thực cho cán bộ. Không những thế, Tnú còn có trí tuệ hơn người.

Với những điểm đặc biệt như “không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình” bởi vì “Qua chỗ nước êm thằng Mĩ – Diệm hay phục, qua chỗ nước mạnh nó không ngờ”.

Dù cho giặc vây bốn bề, Tnú vẫn có cách băng rừng mà đi, xé núi mà đến, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tnú quyết tâm học chữ theo anh Quyết, vì chỉ có như thế mới có thể phụng sự cách mạng một cách tốt nhất.

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Qua lời kể của của nhân vật trong truyện
Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Qua lời kể của của nhân vật trong truyện

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người chiến sĩ trung kiên của cách mạng

Luôn tâm niệm câu nói của cụ Mết: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” nên từ thuở bé, Tnú đã gan dạ hơn người, ý thức cách mạng cũng sớm hơn tất thảy bạn bè cùng trang lứa. Việc tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh con người trung kiên bất khuất.

Tnú là hiện thân của vẻ đẹp cách mạng, với lồng ngực vạm vỡ, với thân hình vững chãi như cây lim cùng ý chí kiên cường bất khuất. Trong suốt những năm theo cách mạng ấy, biết bao vết thương đã chồng chất trên da thịt, thế nhưng vẫn không thể làm chùn bước ý chí khát vọng hòa bình.

Nhân vật Tnú từng có lần giao liên bị địch bắt, bị súng dí vào đầu, thế nhưng Tnú vẫn không hề nao núng mà kịp nuốt đi bức thư mật quan trọng. Dù cho vô số những vết dao tra tấn chém trên lưng, Tnú vẫn không hé răng khai một lời. Tnú bị địch bắt giam nhưng vẫn tìm được cách vượt ngục để trở về với cách mạng. Không hề e dè trước bao sự tra tấn đáng sợ ấy, Tnú trở về để tiếp tục chiến đấu. Trải qua càng nhiều những đớn đau, ý chí càng được hun đúc thêm vững vàng.

Do đó, việc tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú, chính là đi sâu phân tích những khía cạnh tâm hồn đẹp đẽ như vậy.

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người chiến sĩ trung kiên của cách mạng
Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú – Người chiến sĩ trung kiên của cách mạng

Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong những mối bi kịch của gia đình

Mối bi kịch gia đình chính là chi tiết bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú. Trở về từ ngục tù của kẻ thù, những tưởng Tnú sẽ có được hạnh phúc bên Mai cùng đứa con nhỏ – động lực để anh hoạt động cách mạng hăng say và quyết liệt hơn bao giờ hết.

Thế nhưng, tội ác chiến tranh nào có tha cho một ai. Tnú mạnh mẽ là thế, oai hùng là thế vậy mà vẫn không cứu được mẹ con Mai trước lưỡi hái cay nghiệt của kẻ thù. Tnú không những không cứu được vợ, không cứu được con, đau đớn đến chết lặng khi chứng kiến họ bị giết hại trước mắt mình mà chính bản thân anh cũng trở thành nạn nhân của sự bạo tàn ấy.

Chúng đã dùng chính nhựa xà nu – loài cây quen thuộc của bản – để đốt đi những đầu ngón tay Tnú. Ngọn lửa ấy bốc lên như một minh chứng tàn bạo của tội ác chiến tranh, của cái gọi là “nhân đạo” đầy mỉa mai và phù phiếm. Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú chỉ cần với hình ảnh đắt giá này, thật đáng cho người đọc thấy xót xa mà đầy ngưỡng mộ.

Ngọn lửa ấy cũng làm rõ một chân lý rằng: Có ý chí, có lòng căm thù, có quyết tâm nhưng tay không thì vẫn không thể nào có một một kháng chiến thắng lợi. Chúng ta đoàn kết nhưng chúng ta vẫn phải cần vũ khí.

Qua vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú, chúng ta có thể thấy được bút pháp lãng mạn và giàu tính lý tưởng của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Hình tượng nhân vật Tnú là biểu tượng cho những phận người ở làng Xô-man nói riêng, của tất cả những ai sống dưới ách nô lệ ngày ấy nói chung.

Có thể nói, nỗi đau của Tnú là nỗi đau chung của những con người mất nước, ý chí của Tnú chính là ý chí trung kiên của cả một buôn làng, một dân tộc. Thông qua tác phẩm, nhà văn đã làm rõ một chân lý rằng: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

Xem thêm:

Thông qua bài viết “Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú”, DINHNGHIA.COM.VN hi vọng đã đem đến cho bạn được góc nhìn đa dạng hơn về hình ảnh nhân vật này, hãy cùng đón đọc nhiều bài viết hơn nữa nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1 độ bằng bao nhiêu rad? Cách đổi độ sang radian chính xác nhất

Đơn vị độ và radian thường được sử dụng...

Phản ứng thế là gì? Phân loại, ví dụ minh họa, bài tập thực hành

Trong chương trình hóa học, ngoài các phản ứng...

Kìn chá nà là gì? Quền chá nà là gì trên TikTok?

"Kìn chá nà", "quền chá nà" trên TikTok có...

14/3 là ngày gì? Ai tặng quà cho ai? Ý nghĩa ngày Valentine trắng

Ngày 14/3 hằng năm là ngày Valentine trắng. Mọi...