Khởi ngữ là gì? Tác dụng, dấu hiệu nhận biết và bài tập liên quan

Văn họcKhởi ngữ là gì? Tác dụng, dấu hiệu nhận biết và bài...

Ngày đăng:

0
(0)

Khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ là như thế nào trong câu? Khởi ngữ có mấy loại và cách phân loại khởi ngữ như nào?… Vẫn biết ngữ pháp tiếng Việt phong phú và đa nghĩa, vậy nên để hiểu một cụm từ rõ ràng cũng là điều không hề đơn giản. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu khái niệm khởi ngữ là gì nhé!

Khái niệm về khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần cấu trúc phụ trong câu, đứng trước chủ ngữ, thường dùng để nêu lên đề tài, gợi lên ý tưởng được nói đến trong câu. Cho tới nay thì vẫn chưa có những gạch đầu dòng rõ ràng để giải nghĩa tường tận về khởi ngữ.

Thông thường, khởi ngữ đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Phía trước khởi ngữ thường sẽ có các quan hệ từ: Về, đối với, còn, với,…

Trong một câu hoàn chỉnh, nhiều loại từ/ngữ ghép lại sẽ tạo ra nghĩa của câu, tuy nhiên, khác với các cấu trúc câu rõ ràng như chủ ngữ hay vị ngữ, khởi ngữ khi đứng một mình sẽ không mang nghĩa. Vậy nên, khi bạn thấy những phần có vẻ khác, không sắp xếp đúng chuẩn trong một câu thì có thể nó là khởi ngữ.

Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần cấu trúc phụ trong câu, đứng trước chủ ngữ
Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần cấu trúc phụ trong câu, đứng trước chủ ngữ

Tác dụng của khởi ngữ

Tiếng Việt rất xem trọng tính mạch lạc và sự trôi chảy trong câu từ. Không chỉ vậy, ngữ pháp Việt Nam đa dạng, người Việt cũng “khép kín”, ít khi đi thẳng vào vấn đề như phương Tây nên mới tìm cách để bắt đầu vấn đề một cách khéo léo nhờ vào khởi ngữ. Vì thế sản sinh ra 2 tác dụng chính của khởi ngữ là: Nhấn mạnh và nêu/gợi chủ đề.

  • Liên hệ mật thiết với thành phần chính của câu, làm bàn đạp để nêu bật hơn ý nghĩa của câu. Với ngôn ngữ có sự uyển chuyển như tiếng Việt, câu có khởi ngữ sẽ luôn “dễ nghe” hơn câu thông thường không có khởi ngữ.
  • Khởi ngữ giúp bắt đầu câu chuyện tinh tế, giúp người nghe/người đọc có khoảng trống để tiếp nhận vấn đề mà người nói muốn thể hiện.
Khởi ngữ giúp bắt đầu câu chuyện tinh tế
Khởi ngữ giúp bắt đầu câu chuyện tinh tế

Cách phân loại khởi ngữ

Dựa theo tính chất và tác dụng của nó trong câu mà khởi ngữ được chia thành 2 loại:

Khởi ngữ không đảm trách chức năng cú pháp cụ thể

Khi không đảm trách chức năng cú pháp cụ thể, tác dụng chủ yếu của khởi ngữ là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ. Lúc này khi được thêm vào câu, khởi ngữ sẽ giúp câu từ tinh tế hơn, mở đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng, tinh ý, giúp người nghe dễ dàng đón nhận các thông tin phía sau.

Khởi ngữ sẽ giúp câu từ tinh tế hơn, mở đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng
Khởi ngữ sẽ giúp câu từ tinh tế hơn, mở đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng

Khởi ngữ đảm trách chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau

Với loại khởi ngữ này thì tác dụng chủ yếu là nhấn mạnh, chủ đề sự tình là phụ. Khi đó khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ để giúp nhấn mạnh bộ phận nào đó của câu đi sau để thể hiện ý nghĩa chính sâu xa.

Khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ
Khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ

Các dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu

Cũng như nhiều loại từ/ngữ khác, khởi ngữ cũng có những cách nhận biết riêng:

  • Vị trí: Thường đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu, sau khởi ngữ có thể có thêm trợ từ thì.
  • Cách kết hợp: Thường được kết hợp với các quan hệ từ ở trước như “về”, “còn”, “đối với”, “và”,…
Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu
Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu

Cách phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập ta có thể nhận diện như sau:

  • Về ý nghĩa: Hoàn toàn không liên quan cũng không ảnh hưởng gì đến thành phần chính hay nghĩa của câu. Thành phần biệt lập dễ nhận thấy nhất là các từ cảm thán như “ôi”, “chao ôi”,…
  • Về tác dụng: Để diễn tả thái độ, đánh giá của người nói.

Còn khởi ngữ tuy là tách biệt với thành phần chính trong câu nhưng khi bỏ đi thì có thể khiến câu thiếu mượt mà, không còn đầy đủ hoàn toàn ý nghĩa.

Ví dụ: “Với việc vừa xảy ra, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.”

Nếu bỏ đi “với việc vừa xảy ra”, câu sẽ không còn đủ ngữ nghĩa vốn có của nó.

Khởi nghĩa hoàn toàn không liên quan cũng không ảnh hưởng gì đến thành phần chính
Khởi nghĩa hoàn toàn không liên quan cũng không ảnh hưởng gì đến thành phần chính

Cách chuyển đổi câu có/không có khởi ngữ

Thông thường khi có sẵn một câu nói, nếu không bao gồm khởi ngữ, câu sẽ đi quá thẳng vào vấn đề, mặt văn phong và ngữ nghĩa không được trọn vẹn và đầy đủ. Bạn có thể áp dụng các dấu hiệu của khởi ngữ đã nêu ở trên để áp dụng vào câu.

Ví dụ: Từ câu “Tôi đang cân nhắc các điều khoản hợp đồng.”, ta có thể chuyển đổi thành “Về các điều khoản trong hợp đồng, tôi vẫn đang cân nhắc.”

Còn ngược lại, nếu câu đã có sẵn khởi ngữ, bạn cần đanh thép hơn hoặc không muốn diễn giải quá dài, hoặc do đề thi đưa ra,… bạn hoàn toàn có thể loại bỏ thành phần khởi ngữ và viết lại câu theo ý nghĩa.

Nếu câu đã có sẵn khởi ngữ, bạn cần đanh thép hơn hoặc không muốn diễn giải quá dài
Nếu câu đã có sẵn khởi ngữ, bạn cần đanh thép hơn hoặc không muốn diễn giải quá dài

Các bài tập ví dụ về khởi ngữ

Bài tập khởi ngữ trong sách giáo khoa lớp 9

  • Bài 1 trang 8 – Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai. Đề bài: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (Kim Lân, Làng)

Câu trả lời: Điều này

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc)

Câu trả lời: Đối với chúng mình

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu trả lời: Một mình

Một số bài tập khẩu ngữ giúp bạn dễ hiểu hơn
Một số bài tập khẩu ngữ giúp bạn dễ hiểu hơn

d) Làm khí tượng ở được cao như thế mới là lý tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu trả lời: Làm khí tượng

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […]. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu trả lời: Đối với cháu

  • Bài 2 trang 8 – Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai. Đề bài: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thêm trợ từ thì)

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

Viết lại thành: Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Viết lại thành: Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Một số bài tập khẩu ngữ giúp bạn dễ hiểu hơn
Một số bài tập khẩu ngữ giúp bạn dễ hiểu hơn

Một số bài tập khởi ngữ khác

Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ, tuy nhiên thường sẽ có các dạng chính như: Viết lại câu, trắc nghiệm nhận biết và trắc nghiệm đáp án đúng. Ví dụ:

Bài 1: Chuyển đổi các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

a) Tôi không đi chơi được.

b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.

c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

Cách làm: Áp dụng các đặc điểm của khởi ngữ để thêm nó vào câu, tăng tính nhấn mạnh và ngữ nghĩa cho câu. Ta có thể tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,…)

a) Việc đi chơi thì tôi không đi được.

b) Với việc đọc một bài thơ hay, ta không bao giờ đọc qua một lần mà rời ngay xuống được.

c) Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.

Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ
Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ

Bài 2: Câu nào dưới đây sử dụng khởi ngữ?

A. Tôi không bằng lòng với cách làm đó.

B. Ông không thích làm như thế một tí nào.

C. Mà ông, thì ông không thích như thế một tí nào.

D. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.

Đáp án là C

Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ
Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ

Bài 3: “ Khởi ngữ” được hiểu là:

A. Là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

B. Là thành phần đứng trước vị ngữ để nêu lên đề tại được nói đến trong câu.

C. Là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh và tình hình của sự việc được nói đến trong câu.

D. Là thành phần phụ của câu bộc lộ cảm xúc của người nói.

Đáp án là A

Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ
Có rất nhiều dạng bài tập để ta luyện tập làm quen với khởi ngữ

Xem thêm:

Như vậy, qua bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc khởi ngữ là gì rồi phải không nào? Thuật ngữ này được dùng phổ biến trong ngữ pháp Việt Nam nhưng nhiều người lại không quan tâm tới nó mà thôi. Hy vọng qua chủ đề khởi ngữ là gì, bạn sẽ áp dụng được những kiến thức này vào học tập và nghiên cứu hiệu quả!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...