Xu cà na là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, tại sao giới trẻ sử dụng

1
(1)

Nếu bạn thường xuyên lướt Facebook, TikTok,… chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng thấy được câu nói “xu cà na” xuất hiện thường xuyên. Vậy Xu cà na là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, tại sao giới trẻ ai cũng sử dụng cụm từ này hãy đọc bài viết dưới đây cùng Dinhnghia.com.vn nhé.

“Xu cà na” là gì?

“Xu cà na” là một câu có cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Với nghĩa đen, cà na là để chỉ một loại cây mọc dại cạnh những kênh, rạch. Quả của chúng dài tầm 3 – 4cm, dáng bầu dục nhọn. Khi ăn sống thường có vị chát và chua, vì vậy khi ăn mọi người thường chấm muối ớt hay ngào đường để làm bớt vị chua, chát.

Về nghĩa bóng, “Xu cà na” là thuật ngữ Genz được GenZ sử dụng dùng để cảm thán về những chuyện không may mà mình gặp phải, từ “xu” là một cách đọc trại của từ “xui”.

"Xu cà na" là một câu có cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa đen là chỉ quả cà na
“Xu cà na” là một câu có cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa đen là chỉ quả cà na

“Xu cà na” bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc của câu nói này bắt nguồn từ cô Minh Hiếu – một hiện tượng mạng mới nổi thuộc cộng đồng LGBT. Trong những lần livestream của mình, khi có chuyện không vừa ý hay bực tức cô thường nói với câu “Rồi, xu cà na”.

Với sự hài hước của mình, cô Minh Hiếu thường xuyên tạo trend với những câu nói như “Mang nhiêu đó thôi, chứ mang nhiều sợ người ta giựt”, “Trời ơi cứu tui cứu tui”, “Đi đường quyền”,…

Nguồn gốc của câu nói này bắt nguồn từ cô Minh Hiếu
Nguồn gốc của câu nói này bắt nguồn từ cô Minh Hiếu

Cách sử dụng từ “xu cà na” trong GenZ

Giới trẻ sẽ sử dụng “Xu cà na” khi để cảm thán về những chuyện không may, tồi tệ, xui rủi xảy ra. Mỗi khi điều gì không như ý xuất hiện GenZ sẽ dùng từ “xu cà na” vừa hài hước vừa hóm hỉnh.

Ví dụ: Bị rớt/ mất tiền bạn sẽ nói “Rồi xu cà na luôn”, “Rồi xu luôn”.

“Xu cà na” ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ hiện nay

Thời gian gần đây, sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp gần như đã trở thành một phần của giới trẻ. Việc sử dụng những từ ngữ này vừa tạo sự thú vị, hóm hỉnh trong quá tình giao tiếp cũng vừa thể hiện được tính nhanh nhạy khi kịp bắt trend của các bạn trẻ.

Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng nên lưu ý sử dụng ở mức độ vừa phải, không lạm dụng những từ này vào văn viết hay những cuộc giao tiếp cần sự trang trọng để bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đặc biệt, bạn chỉ nên sử dụng những từ ngữ này với bạn bè đồng trang lứa, những người hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Không nên dùng với người lớn tuổi vì đôi khi họ không bắt kịp ngôn ngữ của các bạn trẻ, dễ tạo nên sự bất đồng ngôn ngữ.

Việc sử dụng những từ ngữ này vừa tạo sự thú vị, hóm hỉnh trong quá tình giao tiếp
Việc sử dụng những từ ngữ này vừa tạo sự thú vị, hóm hỉnh trong quá tình giao tiếp

Xem thêm:

Vậy là qua bài viết trên, Dinhnghia đã cùng bạn tìm hiểu nguồn gốc của câu “Xu cà na” đến từ đâu. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn nhớ cách sử dụng sao cho hợp lý, đúng thời điểm để không gây những tình huống khó xử bạn nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...