Vùng đặc quyền kinh tế là gì và những quy định đối với các quốc gia

Kinh tếVùng đặc quyền kinh tế là gì và những quy định đối...

Ngày đăng:

Hiện nay, các đài truyền hình quốc gia thường xuyên đưa tin về vấn đề Trung Quốc đang xâm phạm vùng kinh tế biển Việt Nam. Vậy vùng đặc quyền kinh tế là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với một quốc gia. Xem ngay bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN để hiểu rõ tình hình hiện tại nước nhà.

Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mở rộng của một nước. Nó tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải. Hợp với lãnh hải tạo thành vùng có chiều rộng 200 hải lý được tính từ đường cơ sở.

Căn cứ vào Điều 86 Công ước Luật Biển 1982, vùng kinh tế không thuộc một phần của biển cả. Bởi nó là vùng mà một quốc gia có chủ quyền.

Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế

Vị trí

Vùng đặc quyền kinh tế nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển, tiếp liền lãnh hải. Ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển. Ranh giới ngoài là đường có khoảng cách với vùng lãnh hải không quá 200 hải lý.

Vị trí vùng đặc quyền kinh tế
Vị trí vùng đặc quyền kinh tế

Chiều rộng

Theo điều 57, Công ước Liên Hiệp Quốc đã đưa ra quy định về chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế. Khoảng cách được tính từ đường cơ sở sẽ không vượt quá 200 hải lý.

Vị trí vùng đặc quyền kinh tế
Vị trí vùng đặc quyền kinh tế

Mối quan hệ với vùng tiếp giáp lãnh hải

Trong đường biên giới quốc gia trên biển đều có sự xuất hiện của vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp. Tính từ đường cơ sở khoảng cách của vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lần lượt là 200 hải lý, 24 hải lý.

Từ đó, cho thấy thực tế rằng vùng đặc quyền kinh tế bao trùm lên vùng tiếp giáp lãnh hải. Hiểu đơn giản hơn là vùng tiếp giáp nằm trong vùng đặc quyền kinh tế.

Điều trên đã lý giải cho việc vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển cùng các quốc gia khác được hưởng đầy đủ các quy chế pháp lý của UNCLOS 1982 quy định cho vùng đặc quyền kinh tế.

Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982

Chế độ pháp lý với các quốc gia liên quan

Về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế sẽ bao gồm quyền của quốc gia ven biển, quốc gia do Công ước quy định. Điều này đã tạo nên sự khác biệt trong chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.

Vị trí vùng đặc quyền kinh tế hay những vùng biển khác thuộc chủ quyền quốc gia, dù nằm ngoài lãnh thổ quốc gia ven biển nhưng vẫn thuộc vùng lãnh thổ quốc tế. Vì vậy nơi đó vừa được ghi nhận quyền của quốc gia ven biển, vừa ghi nhận quyền của những quốc gia khác.

Chế độ pháp lý với các quốc gia liên quan
Chế độ pháp lý với các quốc gia liên quan

Quy định chế độ pháp lý trong vùng đặc quyền kinh tế

Đối với Việt Nam

Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển; về những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng vì mục đích kinh tế.

Quyền tài phán quốc gia về việc lắp đặt, sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Nhiều quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

Quy định chế độ pháp lý trong vùng đặc quyền kinh tế đối với Việt Nam
Quy định chế độ pháp lý trong vùng đặc quyền kinh tế đối với Việt Nam

Đối với các quốc gia khác

Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam theo quy định Luật Biển Việt Nam 2012 cùng điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Không gây hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Quy định chế độ pháp lý trong vùng đặc quyền kinh tế đối với nước khác
Quy định chế độ pháp lý trong vùng đặc quyền kinh tế đối với nước khác

Vấn đề lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng , khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế Việt nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế liên quan.

Điều 17, 18 Luật Biển Việt Nam 2012, các quyền có liên quan đến đáy biển, lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định đối với “thềm lục địa” và “chế độ pháp lý của thềm lục địa”.

Lịch sử của vùng đặc quyền kinh tế

Bắt nguồn từ sự kiện ngày 28 tháng 9 năm 1945 của tổng thống Truman. Ông đã có phát biểu về nghề cá ven bờ và một số vùng biển cả bên ngoài lãnh hải 3 hải lý.

Nước Mỹ đề nghị thiết lập bảo tồn một phần nhất định về bờ biển thế giới cận với bờ biển Hoa Kỳ. Nơi mà nghề đánh bắt đã và sẽ phát triển trong tương lai.

Tiếp theo đó, châu Mỹ-Latinh như Chile, Peru, Ecuador đã mở rộng lãnh hải tới 200 hải lý cùng tên gọi là vùng biển di sản, lãnh hải di sản, loại bỏ quyền tự do hàng hải và các quyền khác trên biển cả.

Harry S. Truman Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1945 - 1953
Harry S. Truman Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1945 – 1953

Sự việc trên bắt đầu lan rộng và là mối lo ngại đối với các quốc gia hàng hải lớn. Kenya và các nước Á Phi đã đưa ra đề nghị để thỏa mãn cả hai đề nghị lúc bấy giờ.

Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế nhanh chóng đã được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 chấp thuận.

Xem thêm:

  • GDPR là gì? Tìm hiểu các quyền lợi GDPR đối với doanh nghiệp
  • Deal là gì? Nghĩa của deal thường gặp trong kinh doanh và cuộc sống
  • 5C là gì? Mô hình 5C trong Kinh doanh, Marketing và Tín dụng

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được vùng đặc quyền kinh tế là gì? Từ đó nắm rõ được tình hình nghiêm trọng của vấn đề về biển cả giữa Trung Quốc – Việt Nam. Hãy ghé thăm dinhnghia để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Cách quy đổi từ cm/s² sang m/s² một cách chính xác

Việc chuyển đổi đơn vị gia tốc từ cm/s²...

1C Bằng Bao Nhiêu μC? Công thức quy đổi 1C sang μC

Trong cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực...