Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA

0
(0)

Official Development Assistance (ODA) là một hình thức đầu tư đến từ nước ngoài. ODA còn phép người sử dụng vay vốn với lãi suất thấp hoặc hầu như không lãi suất trong một thời gian dài. Vậy ở bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về vốn ODA.

Vốn ODA là gì?

Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) là viện trợ không lãi suất hoặc lãi suất thấp của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hiệp quốc, tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB). Tất cả được gọi chung là các đối tác nước ngoài đối với chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.

Vốn ODA dùng để hỗ trợ phát triển, đảm bảo phúc lợi và các vấn đề về an sinh xã hội. Chính vì thế, nó có những đặc điểm sau:

  • Là nguồn vốn hợp tác phát triển giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển.
  • Nguồn vốn có nhiều ưu đãi hơn bất kỳ nguồn vốn nào trên thị trường, bên cạnh đó còn có thời gian vay dài lên đến 30 năm.
  • Đi kèm một số điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý của các nước cho vay đặt ra cho các nước vay.
Vốn ODA là gì?
Vốn ODA là gì?

Các ưu và nhược điểm của vốn ODA

Ưu điểm của vốn ODA

  • Vốn ODA hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế.
  • Lãi suất thấp (khoảng từ 1% đến 2% trong một năm).
  • Thời gian vay và thời gian ân hạn dài (25-40 mới cần hoàn trả và 8-10 năm để ân hạn).
  • Trong nguồn vốn ODA luôn có thấp nhất 25% của tổng số vốn không hoàn lại.
Ưu điểm của vốn ODA
Ưu điểm của vốn ODA

Nhược điểm của vốn ODA

  • Khi viện trợ ODA, các quốc gia thường đi kèm với những điều kiện có lợi cho họ đối với các nước nhận viện trợ về mặt chính trị, thị trường, an ninh-quốc phòng.
  • Về mặt kinh tế, các nước nhận viện trợ ODA phải từng bước mở cửa thị trường cho phép và bảo hộ các mặt hàng hóa mới của nước viện trợ, không sử dụng thuế quan và đồng ý để cá nhà đầu tư nước viện trợ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế và khả năng sinh lời cao.
  • Nguồn vốn ODA thường gắn với việc bắt các nước nhận viện trợ mua mặt hàng của nước viện trợ dù đó là những mặt hàng không cần thiết.
  • Các nước viện trợ ODA buộc nước tiếp nhận phải chấp nhận một khoảng ODA là hàng hóa, dịch vụ của họ sản xuất.
  • Các danh mục dự án liên quan đến ODA cần có sự đồng ý của các nước viện trợ vốn ODA.
  • Nước tiếp nhận vốn ODA nếu không có trình độ quản lý, thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng tối ưu nguồn vốn thì có thể gây ra nợ nần.
Nhược điểm của vốn ODA
Nhược điểm của vốn ODA

Phân loại vốn ODA

  • Viện trợ không hoàn lại: là nguồn vốn vay mà nước vay không cần phải hoàn trả lại dựa trên thỏa thuận của nước viện trợ.
  • Viện trợ có hoàn lại: là vay vốn có lãi suất thấp và thời gian trả nợ tương đối dài.
  • Vốn ODA hỗn hợp: là kết hợp của hai loại trên, bao gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần viện trợ có hoàn lại.
Phân loại vốn ODA
Phân loại vốn ODA

Các chương trình và dự án được ưu tiên sử dụng vốn ODA

Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm:

Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để:

  • Thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội.
  • Tăng cường năng lực.
  • Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách.
  • Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh.
  • Thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Tăng trưởng xanh.
  • Đổi mới sáng tạo.
  • An sinh xã hội.
  • Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.

Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.

Các chương trình và dự án được ưu tiên sử dụng vốn ODA
Các chương trình và dự án được ưu tiên sử dụng vốn ODA

Việt Nam được các quốc gia nào hỗ trợ vốn ODA

  • Nhật Bản: Chiếm hơn 40% tổng số vốn ODA nước ta (15,05 tỷ USD tính từ năm 2000 đến 2016).
  • Hàn Quốc: 1,5 tỷ USD.
  • Mỹ: 994 triệu USD.
  • Hà Lan: 474 triệu USD.
  • Liên minh Châu Âu: 1,01 tỷ USD (năm 2012), viện trợ không hoàn lại chiếm 32,5%.
  • Ngân hàng Thế giới (WB) và ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): 20,1 tỷ USD và 14,23 tỷ USD (1993-2012).
  • Có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương (năm 2009).
Lễ ký công hàm trao đổi khoản ODA vốn vay của chính phủ Nhật Bản
Lễ ký công hàm trao đổi khoản ODA vốn vay của chính phủ Nhật Bản

Xem thêm:

  • ACCA là gì? Ý nghĩa và Giá trị của chứng chỉ ACCA
  • ROE là gì? Công thức tính ROE? Mối liên hệ ROE và chỉ số tài chính khác
  • NPV là gì? Cách tính NPV công thức chính xác

Trên đây là toàn bộ thông tin về vốn ODA ưu và nhược điểm, hình thức và tính chất của nó. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết khác tại DINHNGHIA.COM.VN nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...