Việt Nam Quang phục Hội ra đời và hoạt động khá sôi nổi tại Việt Nam vào năm 1912. Tuy nhiên, tổ chức cách mạng này lại chưa hoàn toàn giành được thắng lợi mà nhanh chóng bị tan rã, thất bại bởi nhiều nguyên nhân bao gồm cả khách quan và chủ quan. Vậy tổng quan về hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội được thể hiện như nào? Thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây của DINHNGHIA.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mục đích, chủ trương và hình thức đấu tranh của tổ chức này.
Nội dung bài viết
Sự hình thành của Việt Nam Quang phục Hội
Được thành lập vào năm 1912, “Việt Nam Quang phục Hội” có trụ sở chính tại Quảng Châu, Trung Hoa Dân Quốc, là một tổ chức Cách mạng theo chủ nghĩa dân chủ với mục đích đó là đánh đuổi người Pháp ra khỏi địa phận Đông Dương. Tôn chỉ của hội đó là: “Khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân Quốc.”
Tổ chức đã lấy cờ vàng, góc tư trên màu đỏ với năm ngôi sao trắng xếp thành hình chữ “X” được gọi là “ngũ tinh liên châu” làm quốc kỳ và quân kỳ là hình ảnh cờ đỏ, sao trắng.
Người đề xướng tổ chức là lãnh tụ Phan Bội Châu, ông tự mình đảm nhận làm phó hội chủ – đại diện Trung Kỳ sát cánh với đại diện Bắc Kỳ là Nguyễn Thượng Hiền và đại diện Nam Kỳ Nguyễn Thần Hiến, bộ 3 này được gọi là “Bình nghị Bộ” của tổ chức “Việt Nam Quang phục Hội” này. Phan Bội Châu để cho Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm Hội chủ.
Bên cạnh “Bình nghị Bộ”, hội còn có 10 thành viên khác đảm nhận việc điều hành là “Chấp hành bộ”, bao gồm:
- Quận vụ Ủy viên: Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến.
- Kinh tế Ủy viên: Đặng Tử Kính và Mai Lão Bạng.
- Giao tế Ủy viên: Lâm Đức Mậu và Đặng Bỉnh Thành.
- Văn hóa Ủy viên: Phan Bá Ngọc và Nguyễn Yên Dược.
- Thư vụ Ủy viên: Đinh Tế Dân và Phan Quý Chức.
Riêng trong nước ta thì sẽ có ba ủy viên đảm nhiệm ba kỳ: Đặng Xung Hồng ở Bắc Kỳ; Lâm Quảng Trung ở Trung Kỳ và Đặng Bỉnh Thành ở Nam Kỳ, đội quân lấy tên là “Quang phục quân” sau khi thành lập. Hội này còn có sách nội quy do Phan Bội Châu và Hoàng Trọng Mậu biên soạn có tên Quang phục quân Phương lược tổng hơn 100 trang.
Mục đích và chủ trương của tổ chức Việt Nam Quang phục Hội
Chủ trương thành lập cũng là mục tiêu của tổ chức rất rõ ràng – được xem là mục đính chính, xuyên suốt quá trình hoạt động của hội, đó là: Đánh đuổi người Pháp khỏi Đông Dương. Bên cạnh đó đưa ra chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Chủ trương này tạo nên những phong trào đấu tranh sôi nổi bởi nó nhận được sự đồng tình của các hội viên.
Hình thức đấu tranh chính của Việt Nam Quang phục Hội thuở ban đầu là đấu tranh vũ trang theo hướng bạo động. Với hình thức này, hội tiến hành một số cuộc bạo động lớn. Các cuộc bạo động của hội lúc bấy giờ cũng tạo nên tiếng vang lớn như tấn công vào các đồn binh của Pháp ở Phú Thọ, Cao Bằng, Nho Quan, Móng Cái,… Bên cạnh việc bạo động, ngày 28 – 9 – 1915, Hội còn lên kế hoạch và triển khai, tổ chức phá ngục Lao Bảo (Quảng Trị).
Hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội?
Với chủ trương, mục tiêu và hướng đấu tranh đề ra, Việt Nam Quang phục Hội đã tiến hành những hoạt động để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào
Ném tạc đạn khủng bố
Dùng bạo động để tạo áp lực cho chính quyền Đông Phương bởi yêu sách lúc này của hội là khôi phục chủ quyền cho dân tộc. Vụ việc điển hình là vụ Phạm Văn Tráng cùng Phạm Đề Quy thực hiện ám sát quan tuần phủ Nguyễn Duy Hàn của tỉnh Thái Bình bằng đạn vào 19/04/1913.
Ngoài ra, ném đạn tạc khủng bố cũng là một hoạt động thường xuyên của hội, ngày 26/04/1913, Nguyễn Khắc Cần cùng với Nguyễn Văn Thụy tiếp tục tìm cách giết hai thiếu tá của Pháp là Chapuis & Montgrand bằng cách ném tạc đạn vào khách sạn Hanoi Hotel ở Tràng Tiền, Hà Nội.
Vận động lính bản xứ nổi dậy
Đậu Quang Cơ (Đỗ Chấn Thiết) được hội giao sách do Phan Bội Châu viết về phân phát cho các đội lính bản xứ vào năm 1913. Tuy nhiên khi về đến Hà Khẩu thị bị phát giác, cuối cùng ông và 50 nghĩa quân khác bị chém. Phan Bội Châu cũng bị bắt cuối năm 1914, đến năm 1917 được thả.
Đánh đồn Tà Lùng
Năm 1917 Phan Bội Châu được nhà chức trách Trung Hoa thả ra sau khi bị bắt vào cuối năm 1914, trong giai đoạn đó, Hội vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thượng Hiền và tiến hành chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu.
Hội tiến hành đánh đồn Tà Lùng với ba đường do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Trọng Mậu chỉ huy, tuy nhiên do chưa có định hướng đúng đắn, hoạt động này đã thất bại.
Phá ngục Lao Bảo
Ngày 28/09/1915, Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện chỉ huy các tù nhân Lao Bảo, chủ yếu là các thành viên của Việt Nam Quang phục Hội và Duy tân Hội nổi dậy để giết lính canh, phá gông cùm, cướp vũ khí rồi rút chạy.
Như hoạt động đánh đồn Tà Lùng ở trên, hoạt động này chưa có mưu lược cụ thể đúng đắn nên cũng tan rã chỉ sau 1 tháng.
Mưu khởi nghĩa ở Trung Kỳ
Cuộc mưu lược này diễn ra vào năm 1916, Trần Cao Vân và Thái Phiên đã tập hợp dân quân, lên kế hoạch và chuẩn bị khởi nghĩa ở Huế và Quảng Nam sau khi liên lạc được với vua Duy Tân với mục đích là đưa nhà vua ra quân khu dựng cờ chống Pháp.
Chưa thể tiến hành hoạt động thì vụ việc bị phát giác, Vua Duy Tân bị đày sang Réunion. còn các nhà lãnh đạo mưu khởi nghĩa là Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài thì đều bị hành quyết.
Khởi nghĩa Thái Nguyên
Quân vụ Ủy viên của Việt Nam Quang phục Hội là Lương Ngọc Quyến trong lúc bị giam ở Thái Nguyên đã vận động được một số cai đội của trại lính khố xanh người Việt nổi dậy. Hành động này ban đầu là để chống lại sĩ quan người Pháp, từ đó truyền hịch kêu gọi hưởng ứng.
Tuy Trịnh Văn Cấn cầm đầu cuộc khởi nghĩa, được sử ủng hộ nhưng hoạt động này chỉ tiến hành được năm ngày thì chính quyền Bảo hộ đem quân phản công, dẹp tan. Mặc dù vậy, nó vẫn gợi lên được một tia sáng rằng quân đội Pháp có thể bị đánh bại nếu cách tổ chức được giữ kín và có quy cũ, đúng đắn.
Mưu sát toàn quyền Merlin
Việt Nam Quang phục Hội vẫn âm ỉ theo đuổi ý tưởng đã đề ra. Tháng 06/1924, Phạm Hồng Thái đã tiến hành nổ bom và mưu sát nhà toàn quyền Martial Henri Merlin. Sau vụ việc, nhà toàn quyền này đã thoát chết nhưng có 5 người Pháp thiệt mạng. Dưới sự truy nã khắc nghiệt của Pháp, Phạm Hồng Thái cuối cùng đã nhảy sông Châu Giang.
Nguyên nhân thất bại của Việt Nam Quang phục Hội
Cuối cùng, mặc cho có những chiến công tạo tiếng vang, có mục đích, chủ trương và hình thức đấu tranh rõ ràng nhưng Việt Nam Quang phục Hội nhanh chóng bị thất bại sau một thời gian hoạt động, những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể kể đến như:
Ở phía địch đã có những đợt khủng bố, đàn áp và truy soát lớn. Đợt càn quét từ phía địch đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng không thể cứu vãn. Đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai năm 1916 này cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của tổ chức.
Ngoài ra, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan thì Việt Nam Quang phục Hội đã dùng chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động, đây là một chủ trương chưa thật sự đúng đắn. Bởi lẽ lúc này khi thực dân Pháp đang đẩy nhân dân ta vào chỗ mê muội, dốt nát thì con đường bạo động thực sự là không phù hợp.
Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng có có sai lầm về mặt tư tưởng khi xác định kháng chiến chống Pháp bằng cách dựa vào Nhật. Bởi thế, Phan Bội Châu và hội đã bị ánh hào quang của chiến thắng 1905 của Nhật Bản làm lu mờ tư tưởng.
Xem thêm:
- Nước Đại Việt thời Lê Sơ: Tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội
- Giải đáp thắc mắc Bình Tây đại nguyên soái là ai?
- Khởi nghĩa Bãi Sậy là gì? Nguyên nhân, Diễn biến, Ý nghĩa
Việt Nam Quang phục Hội được thành lập và hoạt động với mục đích đúng đắn, cao cả. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh cùng với chủ trương đấu tranh không phù hợp đã khiến tổ chức cách mạng này nhanh chóng thất bại và tan rã. Những thông tin mà DINHNGHIA.com.vn mang đến trong bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về tổ chức Việt Nam Quang phục Hội trong lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam.