Video editor là gì? Công việc của video editor và kỹ năng cần có

0
(0)

Video editor hiện là ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm vì mức lương hậu hĩnh, có thể làm việc tự do mà không cần đến công ty. Cùng DINHNGHIA tìm hiểu video editor là gì, công việc và những kỹ năng cần có khi theo đuổi ngành này trong bài viết này nhé!

Video editor là gì?

Video editor còn được biết đến với cái tên biên tập video. Những người làm ở vị trí này thường đảm nhận chỉnh sửa các file video thô từ khách hàng thành một video hoàn chỉnh thuộc các thể loại như MV, video quảng cáo trên truyền hình, phim ảnh,…

Video editor có khả năng kết hợp âm thanh, video và đồ họa trở thành một phần sản phẩm hoàn chỉnh. Họ làm việc với nhà sáng tạo nội dung hoặc các chuyên gia sáng tạo như đạo diễn, diễn viên, nghệ sĩ đồ họa để cho ra sản phẩm tốt nhất.

Video editor đảm nhận chỉnh sửa các file video thô thành video hoàn chỉnh
Video editor đảm nhận chỉnh sửa các file video thô thành video hoàn chỉnh

Công việc của video editor

Dưới đây là mô tả công việc của một video editor mà DINHNGHIA đã tổng hợp được:

  • Cắt ghép video: Đây được xem là công việc chính của một biên tập viên video. Các video editor sau khi nhận video thô sẽ cắt ghép một cắt mạch lạc để cho ra video hoàn chỉnh giúp truyền tải đúng thông điệp.
  • Chèn âm thanh: Âm thanh là phần không thể thiếu trong mỗi video vì chúng giúp tăng tính hấp dẫn, tạo ấn tượng. Người chỉnh sửa video phải hiểu các nguyên tắc chèn âm thanh phù hợp với từng bối cảnh, đồng bộ với chủ đề trong video.
  • Chỉnh sửa màu sắc và ánh sáng: Khi quay, một vài phân cảnh trong video có thể bị thiếu sáng, màu sáng không bắt mắt, thiếu sức sống,… Do đó video editor phải điều chỉnh ánh sáng để phù hợp, bắt mắt và chuyên nghiệp hơn.
  • Thêm chữ: Để làm rõ ý tưởng trong các video, editor phải chèn chữ trong vài phân cảnh để giải thích.
  • Thêm đồ họa, hiệu ứng: Đây là yếu tố quan trọng để tạo ra một video cuốn hút. Các đồ họa, hiệu ứng hỗ trợ làm nổi bật, nhấn mạnh những nội dung quan trọng để video không bị nhàm chán.
  • Tham gia định hướng nội dung trong video: Có những trường hợp video editor phải làm việc trực tiếp với đạo diễn, diễn viên hoặc tham gia các buổi ghi hình để bàn bạc, xây dựng nội dung và hình ảnh của video, đề xuất bố cục của từng phân cảnh sao cho phù hợp.
Các công việc cụ thể của một video editor
Các công việc cụ thể của một video editor

Những kỹ năng, tố chất cần có của một video editor

Thành thạo các phần mềm và nhạy bén với công nghệ

Đây là yêu cầu quan trọng, bắt buộc với một người muốn trở thành video editor. Họ nên thành thạo các phần mềm chuyên dụng để dựng, chỉnh sửa video như Lightworks, Premiere, After Effect hay Video Encoder,… để phục vụ tốt cho công việc.

Chính vì phải tiếp xúc liên tục với các ứng dụng biên tập video nên một video editor cần là người nhạy bén với công nghệ. Khả năng này giúp họ học cách dùng phần mềm nhanh hơn, thực hiện các thao tác chuyên sâu một cách thuần thục và hoàn thành dự án nhanh chóng.

Một video editor cần thành thạo các phần mềm và nhạy bén với công nghệ
Một video editor cần thành thạo các phần mềm và nhạy bén với công nghệ

Nhạy bén đối với hình ảnh, âm thanh và màu sắc

Video editor là người cần có sự nhạy bén với hình ảnh, âm thanh và màu sắc. Nếu nội dung video có hoàn hảo nhưng màu sắc, âm thanh không có thì video không thể truyền đạt hết ý nghĩa và không khai thác trọn vẹn cảm xúc của người xem.

Khả năng tư duy, sáng tạo nội dung

Đây là khả năng mà một video editor cần có vì họ cần hiểu rõ nội dung video muốn truyền tải đến người xem là gì, từ đó chèn âm thanh, đồ họa phù hợp. Ví dụ, với một phân cảnh buồn, video editor cần hiểu để chỉnh màu sắc, chèn nhạc buồn phù hợp.

Khả năng tư duy, sáng tạo nội dung sẽ giúp video editor “vô tình” trở thành khán giả để biết đâu là điểm nhấn trong video. Từ đó họ có thể chèn hiệu ứng phù hợp, hay chuyển cảnh một cách mượt mà. Nếu cảm thấy không phù hợp, họ có thể cắt bỏ hoặc thay thế phân cảnh khác.

Video editor cần có khả năng tư duy, sáng tạo nội dung
Video editor cần có khả năng tư duy, sáng tạo nội dung

Tính cẩn trọng, chú ý đến từng chi tiết

Video editor là người mang đến một video hoàn chỉnh. Vì vậy sau khi hoàn thành cắt ghép, chỉnh sửa thì họ phải xem lại video nhiều lần để tìm ra lỗi sai hoặc để cải thiện.

Ngoài ra, việc chỉnh sửa video phải trải qua nhiều công đoạn, nếu bị sai một bước thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ video. Do đó, một video editor cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận và chú ý đến từng tiểu tiết.

Tính kiên trì, nhẫn nại

Để hoàn thiện video, các video editor thường làm việc trước màn hình máy tính hàng giờ liền. Ngoài ra, không phải lúc nào video cũng được duyệt ngay từ lần đầu mà trải qua những lần feedback và chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần mới cho ra bản hoàn chỉnh. Do đó, để trở thành một video editor, bạn cần có tính nhẫn nại và kiên trì.

Tính kiên trì, nhẫn nại cũng là đức tính cần có ở một video editor
Tính kiên trì, nhẫn nại cũng là đức tính cần có ở một video editor

Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

Là một video editor, bạn còn làm việc và tiếp xúc với nhiều bộ phận khác như người sáng tạo nội dung, đạo diễn, quay phim,… Ngoài ra, nếu bạn là một video editor tự do, tự nhận dự án thì bạn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để mở rộng quan hệ, tăng cạnh tranh để giành được khách hàng.

Chính vì thế, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề là cần thiết đối với một video editor. Khả năng giao tiếp giúp họ tiếp nhận, xử lý các loại thông tin một cách hiệu quả.

Thu nhập của video editor

Mức lương của video editor phụ thuộc vào các yếu tố: Kinh nghiệm, năng lực và hình thức làm việc. Theo một khảo sát đến từ CareerBuilder, vị trí video editor full-time có mức lương trung bình khoảng 9 triệu VNĐ/tháng.

Thu nhập của một video editor phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và hình thức làm việc
Thu nhập của một video editor phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và hình thức làm việc

Cụ thể, với các bạn mới vào nghề hoặc làm bán thời gian thì mức lương trong khoảng 1 – 3 triệu VNĐ/tháng. Những người có từ 1 năm kinh nghiệm thì mức lương trong khoảng 7 triệu VNĐ/tháng.

Đối với những ai có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì không khó để đạt được thu nhập 15 triệu VNĐ/tháng. Đặc biệt các video editor chuyên nghiệp hay làm tại công ty nước ngoài  thì mức lương dao động 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.

Ngoài ra, khi trở thành một video editor, bạn có thể chọn làm việc chính thức tại các công ty hoặc làm tự do (freelancer). Cụ thể, khi là một freelance video editor, bạn có thể làm full-time hoặc nhận job thêm ngoài giờ sau khi làm việc tại công ty. Do đó, ngành nghề này có thể đem lại nguồn thu nhập tốt hơn.

Video editor học ngành gì?

Hiện tại, hầu hết các trường đại học tại Việt Nam chưa có ngành liên quan trực tiếp đến edit video. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một video editor thì bạn có thể tham khảo học các ngành sau đây:

  • Ngành truyền thông đa phương tiện: Ngành học này giúp bạn trang bị kiến thức về thiết kế đồ họa; kỹ xảo điện ảnh; kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh và video,… Bạn cũng được đào tạo cách dùng phần mềm hỗ trợ thiết kế. Sau khi học ngành này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn như làm video editor, quay phim, thiết kế đồ họa,…
  • Ngành đạo diễn: Ngành học này đào tạo bạn cách quay – dựng phim, kỹ xảo điện ảnh, dựng âm thanh, biên kịch, dàn dựng cảnh quay,… Tuy nhiên, ngành học này không đào tạo quá sâu về cách dùng các phần mềm hỗ trợ dựng phim, nên bạn cần học thêm bên ngoài nếu muốn trở thành video editor chuyên nghiệp.
  • Khóa học đào tạo dựng phim: Vì hiện tại chưa có trường nào có ngành riêng cho video editor nên công việc này thực tế không quá quan trọng bằng cấp. Vì vậy, nếu bạn xác định theo đuổi nghề này thì nên đăng ký học các lớp đào tạo dựng phim để học chuyên sâu.
Các ngành học tham khảo để trở thành một video editor
Các ngành học tham khảo để trở thành một video editor

Xem thêm:

Trên đây là bài viết đã cung cấp những thông tin để giải đáp video editor là gì, cũng như những yêu cầu, mô tả công việc, kỹ năng và mức lương của một video editor. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết từ DINHNGHIA để biết thêm nhiều nghề nghiệp “hot” nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...