Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài để thấy những người phụ nữ ấy dù xấu xí, dù là nạn nhân của xã hội đói nghèo, cơ cực bị cuộc sống mưu sinh vắt kiệt sự sống nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất cao đẹp và đáng trân trọng. Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn tìm hiểu về chủ đề vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa, cùng tìm hiểu nhé!
Mở bài: Với tác phẩm “Vợ nhặt”, Kim Lân đã cho thấy tấm lòng trân trọng của mình đối với những con người sống mấp mé bên bờ vực của cái chết. Bên cạnh đó, vẻ đẹp khuất lấp ấy còn gợi ta liên tưởng đến cuộc đời đầy bi kịch của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Ở hai nhân vật này được nhà văn đặt vào những hoàn cảnh trớ trêu của cuộc sống. Họ xuất hiện như thay nhà văn gửi đến người đọc một thông điệp: dù trong bất kì hoàn cảnh sống nào, con người vẫn có ý thức vươn lên, có khát vọng sống cho ra một con người và nhất là dù có bị hoàn cảnh làm cho khuất lấp, che mờ, những vẻ đẹp về phẩm chất vẫn sẽ được họ gìn giữ và trân trọng.
Nội dung bài viết
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
Phía sau tình cảnh đói khổ cùng cực là lòng ham sống mãnh liệt
Khi cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta thấy Thị xuất hiện trong tác phẩm là nạn nhân của cái đói. Chính cái đói đã dồn đẩy Thị thành một người không có miếng ăn, không có nhà cửa, không nơi nương tựa. Thị phải chấp nhận sống trong cảnh vất vưởng, tạm bợ ở đầu đường xó chợ. Xót lòng hơn, Thị khổ sở đến mức ngay cả cái tên cũng không có để gọi.
Trong văn học nước ta, việc tác giả không đặt tên cho nhân vật để thể hiện một dụng ý nào đó cũng được sử dụng khá nhiều, xin điểm qua trường hợp của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu gọi người phụ nữ trong tác phẩm của mình bằng cái tên của công việc bà phải làm lụng, phải mưu sinh để thể hiện sự xót xa, đau đớn khi chứng kiến cảnh sống bám biển vô định của phận người phụ nữ yếu đuối, nhẫn nhịn và giàu đức hi sinh cho gia đình, đó cũng là thân phận chung của biết bao nhiêu người phụ nữ trong thời buổi đời sống kinh tế còn chật vật, khó khăn.
Đến trang viết của Kim Lân, người vợ nhặt được gọi là“Thị” – đó là cái tên chung, chỉ một số phận chung vì không chỉ có mỗi mình Thị, hay chỉ có một con người mà là cả một lớp người đang vật vờ, leo lét sống trong nạn đói 1945.
Trong tác phẩm, cái đói đã in hình rõ rệt lên thân thể của Thị: “Thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đĩa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Và vì đói quá, Thị gợi ý cho Tràng để được ăn quyết định theo không người đàn ông lạ mặt về nhà làm vợ chỉ với bốn bát bánh đúc và mấy lời nói đùa.
Có thể sẽ trách Thị là người dễ dãi nhưng thật sự cũng khó để Thị tìm được một con đường nào khác cho mình. Chấp nhận theo không anh Tràng – một người đàn ông cũng nghèo khổ, là dân ngụ cư không chỉ là một quyết định nhằm chạy trốn cái đói mà còn thể hiện mong muốn của Thị muốn tìm được một điểm tựa trong cuộc sống để bấu víu, dựa dẫm. Ít nhất, Thị đã làm một điều đáng được thông cảm, đó là không buông xuôi trước hoàn cảnh khốn cùng.
Phía sau dáng vẻ nhếch nhác, khổ sở là sự hiểu chuyện, giữ ý tứ
Trong lần gặp Tràng, cái đói dường như đã bóp méo nhân cách của Thị, để Thị hiện diện trước Tràng trong hình dạng một người có phần nhếch nhác và trơ trẽn. Đói quá, khi được mời ăn, Thị đã bỏ qua cả lễ nghi, không hề e dè mà “hai con mắt trũng hoáy của Thị tức thì sáng lên” và “ngồi sà xuống, ăn thật”, cũng chẳng thèm mời chào ai.
Sau đó, “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, đã thế “ăn xong Thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà, ngon!”. Cách ăn uống của Thị không có vẻ gì là của một người phụ nữ nhu mì, tế nhị. Sự ý tứ cần có của một người phụ nữ đã được thay thế bằng hình ảnh suồng sã, sống sượng.
Thế nhưng, khi liều lĩnh nhắm mắt đưa chân theo Tràng về làm vợ, trông Thị ra dáng một cô dâu biết để ý trước sau, biết giữ gìn ý tứ. Thị nghĩ đến và chuẩn bị cho ngày vu quy của mình một cái thúng con để đựng vài thứ lặt vặt cho mình. Khi vào xóm, Thị bẽn lẽn “cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt” và cũng biết “ngượng nghịu”, rồi “chân nọ bước díu cả vào chân kia” khi cảm thấy ánh mắt của mọi người xung quanh đổ dồn về phía mình.
Rồi đến khi bước vào gian nhà ọp ẹp của Tràng, trong Thị đã có sự lo lắng cho quãng thời gian săp tới. Thế nên, Thị mới ngồi “mớm xuống mép giường”“đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”. Trước bà cụ Tứ, Thị cũng rụt rè “đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích”, “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt” dù đã mở lời gọi bà là “u”.
Khi chập chững bước vào cuộc sống của gia đình Tràng, lời thoại của nhân vật Thị dường như ít đi, Thị không còn vồn vã, hồn nhiên như lần xuất hiện bên cửa nhà kho và đối đáp nhanh nhảu với Tràng. Thị biết quan sát hơn, biết để ý mọi người xung quanh và biết lo nghĩ cho những tháng ngày sắp tới. Với những biểu hiện đó, có lẽ Thị đã khiến người đọc cũng có những sự thay đổi cái nhìn về mình: Thị nhếch nhác đấy, khổ sở đấy nhưng vẫn là người ý tứ và hiểu chuyện.
Phía sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta thấy với những chi tiết mà tác giả khắc họa về Thị trong buổi sáng sau hôm về ra mắt, Kim Lân đã làm nổi bật ở Thị vẻ đẹp của một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn trước đây. Thị đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn khác khi trở thành người vợ, người con dâu của gia đình. T
hị đã cùng mẹ dậy sớm dọn dẹp, quét tước nhà cửa cho sạch sẽ, chuẩn bị bữa sáng. Những hành động của Thị đã khiến Tràng nhận ra “Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Còn trong bữa cơm ngày đói, dù cô được ăn cháo cám, dù “hai con mắt Thị tối lại” nhưng vẫn bình thản rồi “điềm nhiên và vào miệng”.
Hình ảnh Thị dậy sớm, quét dọn nhà cửa, nấu bữa sáng cho gia đình cùng với mẹ chồng và lúc nào cũng nói cười vui vẻ làm cho gian nhà có sự thay đổi mới mẻ. Cảnh tượng đơn giản bình thường ấy đã khiến ngôi nhà trở thành một mái ấm thật sự với cả ba con người. Từ một người bạo dạn, suồng sã, Thị trở nên hiền dịu và nhẫn nhục, Thị sẵn sàng ăn bát cháo khoán mà bà cụ Tứ đưa cho.
Có lẽ, đó là cách mà Thị thể hiện sự trân trọng của mình đối với tình thương của Tràng và bà cụ Tứ. Không chỉ vậy, Thị còn cho thấy khả năng chấp nhận và đồng hành cùng với gia đình mới của mình trong những tháng ngày khó khăn. Với gia đình nhỏ của mình, Thị đã có ý thức xây dựng để nó trở nên tốt đẹp hơn, gắn bó hơn và có một tương lai tươi tắn hơn. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta cũng thấy ở thời điểm trở thành thành viên của gia đình Tràng, nhà văn đã trả lại tất cả những gì đẹp nhất cho nhân vật. Khi đã có một gia đình, từ một người liều lĩnh, chanh chua, sắc nhọn, Thị đã trở thành một người phụ nữ đúng mực với thiên chức vốn có.
Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
Người đàn bà làng chài là người phụ nữ có số phận bất hạnh
Nguyễn Minh Châu không gọi tên cũng không đặt tên mà chỉ gọi bằng một từ phiếm chỉ “người đàn bà”, “mụ”, hay “chị”. Nhà văn đã cố tình mờ hóa nhân vật để khắc họa, tô đậm thêm sự mờ nhạt của cuộc đời người đàn bà và còn để khẳng định một điều còn rất nhiều người phụ nữ ngoài kia có số phận giống người đàn bà.
Trong quá trình cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài, ta thấy tác giả giới thiệu sự xuất hiện của người đàn bà ấy một cách khá ấn tượng. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi, thân hình “cao lớn với những đường nét thô kệch”, “mụ rỗ mặt”, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, hình dáng gợi ra một cuộc đời lam lũ mệt mỏi “tấm lưng á bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Đó là người đàn bà kém sắc mang vóc dáng đặc trưng của những người đàn bà vùng biển.
Cảnh bạo hành xảy ra với người phụ nữ này đã là một điều quá quen thuộc. Người đàn bà ấy đã lấy phải người chồng vũ phu, đánh vợ thành thói quen, như một cơn nghiện cần giải tỏa, đều đặn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Bất kể lúc nào thấy khổ quá, người chồng lại xách vợ ra đánh. Bà đánh ở trên thuyền, rồi khi con cái lớn lên, bà xin người chồng đưa lên bờ mà đánh.
Cuộc sống dân chài làm bạn thường xuyên với nỗi cơ cực, nhiều khi “ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối.”. Bi kịch ấy không chỉ xuất phát từ cuộc sống khổ cực hiện tại mà còn xuất phát từ quá khứ. Đó là một người đàn bà trót lầm lỡ khi trẻ tuổi, gặp phải người đàn ông “hiền lành nhưng cục tính” này và kết nghĩa vợ chồng. Thế là, từ đó cuộc đời người đàn bà bấp bênh trên biển.
Người phụ nữ – người mẹ giàu tình yêu thương và lòng vị tha
Khi người đàn bà bị chồng đánh, bà không có bất kỳ một chút phản ứng nào. Nhẫn nhục cam chịu đến mức khiến người ta cảm thấy khó hiểu. Rồi khi thằng Phác xuất hiện đánh ba nó thì người đàn bà ngỡ không bao giờ rên rĩ cất tiếng ấy lại có những hành động khó hiểu.
Bà cất tiếng gọi và “chắp tay vái lấy vái để” đứa con. Những tưởng sau khi chứng kiến cảnh ấy, bà sẽ ở lại lo cho đứa con bỏ mặc ông chồng nhưng không bà lại nhanh chóng quay về chiếc thuyền. Mọi chuyện xảy đến quá nhanh. Không chỉ Phùng mà cả người đọc cũng cảm thấy khó hiểu. Vừa thương, vừa giận cho người đàn bà. Phải chi người đàn bà mạnh mẽ hơn, chống lại người đàn ông? Phải chi người đàn bà đừng cam chịu trong im lặng như vậy?.
Sự cam chịu ấy còn lên đến đỉnh điểm khi Phùng gặp lại người đàn bà ở tòa án huyện. Khi đến gặp chánh án Đẩu, bà lộ rõ vẻ “sợ sệt, lúng túng”, “tìm một góc tường để ngồi”; khi chánh án mời đến lần thứ hai bà “mới dám rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại”. Trước những lời khuyên đầy chân tình của Đẩu, bà lại nhất quyết không nghe. Người đàn bà nhận hết mọi lỗi lầm về mình “cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền lại chật”, “giá mà tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”. Thậm chí, bà còn van xin Đẩu đừng bắt mình li dị chồng “quý tòa bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó”.
Thế nhưng ẩn sau vẻ ngoài xấu xí thô kệch với sự cam chịu khó hiểu đến kỳ quặc của người đàn bà lại là một câu chuyện dài. Lý do khiến bà cam chịu cuộc sống khổ sở này chỉ đơn giản là vì con“đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con nhỏ nhà nào cũng trên dưới chục đứa”, “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
Người phụ nữ cả đời vất vả này có thể hy sinh tất cả mọi thứ chỉ để cho con mình có được một cuộc sống khác tốt hơn. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau khi bị chồng đánh bởi bà cũng hiểu và cảm thông cho người chồng của mình. Bà hiểu lý do khiến anh chàng “hiền lành nhưng cục tính” của ngày xưa trở thành một người chồng vũ phu thô bạo như hiện tại là vì cuộc sống khốn khổ quá. Cuộc sống của bà là vì con cái. Niềm vui, hạnh phúc của bà cũng thế. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà vẫn có những giây phút hạnh phúc “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.
Quá trình phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài, ta cũng thấy đây còn là một người phụ nữ từng trải, sâu sắc. Điều được thể hiện rõ trong cách bà đổi xưng hô từ “con – quý tòa” thành “chị – chú”. Bà hiểu được lòng tốt của Phùng và Đẩu nhưng bà không thể nhận nó. Và bà bắt đầu tâm sự về cuộc đời mình. Những lời tâm sự về một hiện thực cuộc sống phũ phàng. Cái nhìn như thấu suốt của cuộc đời người phụ nữ bất hạnh này. Câu chuyện của người đàn bà đã khiến cho Phùng và Đẩu nhận ra nhiều điều trong cuộc sống bình dị này. Không thể nhìn hiện cũng không thể phán xét ai bằng con mắt phiến diện mà cần phải có cái nhìn đa chiều mới có thể nhìn nhận thấu suốt mọi chuyện.
Suy nghĩ khi cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài
Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài, ta thấy ở hai hình tượng người phụ nữ này đều bắt gặp những điểm chung và những điều khác biệt. Đó là cả hai đều là những nhân vật vô danh. Họ không có tên, không có danh xưng cụ thể. Người vợ nhặt cũng như người đàn bà chính là đại diện cho số phận của biết bao người phụ nữ khác trong xã hội.
Ngoài ra, họ đều rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu, bế tắc của cuộc sống. Nếu với Thị là nạn đói thì với người đàn bà là cảnh bạo hành. Một người là nạn nhân khốn khổ của nạn đói 1945 phải bán đi cả lòng tự trọng với giá của bốn bát bánh đúc. Còn một người là nạn nhân của bạo lực gia đình, cam chịu nhẫn nhịn một cách mù quáng. Cuộc sống hiện thực ấy được các tác giả khắc họa một cách chân thật không che giấu những điều xấu tồn tại trong xã hội.
Thế nhưng, Nguyễn Minh Châu và Kim Lân không nhìn cuộc đời một cách bi quan chán chường. Hiện thực là thế nhưng cả hai nhà văn đã phát hiện và tái hiện thành công những vẻ đẹp khuất lấp của đời sống. Ở người vợ nhặt đó là vẻ đẹp của khát khao mái ấm gia đình, của hy vọng về tươi lai tươi sáng.
Những nét tính cách đanh đá, chua ngoa đã mất đi khi Thị về làm vợ của Tràng. Dường như những điều Thị thể hiện ở chợ không phải là tính cách của cô mà chỉ vì cái đói, cái chết đe dọa cô buộc phải hành động như vậy. Còn ở người đàn bà, đó là vẻ đẹp của sự hy sinh vì gia đình, sự khoan dung của người đàn bà từng trải. Hóa ra, tất cả mọi sự vô lý khi bà cam chịu bị chồng đánh, khi bà khăng khăng không bỏ chồng đều có thể lý giải bằng tình yêu thương vô bờ bến bà dành cho con.
Sự khác biệt này đến từ chính đối tượng được nhà văn lựa chọn phản ánh cũng như hoàn cảnh câu chuyện. Với người vợ nhặt, Kim Lân đã đặt Thị vào trong hoàn cảnh nạn đói 1945. Qua nhân vật này, Kim Lân muốn cho người đọc thấy được hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống lúc bấy giờ cũng như gửi gắm niềm tin vào tương lai gửi gắm qua hình ảnh “lá cờ đỏ sao vàng”.
Trong quá trình phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài, người đọc cũng nhận thấy bên cạnh là nạn nhân của nạn đói, Thị còn có một vai trò khác – người truyền tin của cách mạng. Còn ở người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh cuộc sống khó khăn sau cách mạng. Câu chuyện về người đàn bà làng biển này mang đậm cảm hứng thế sự của Nguyễn Minh Châu. Qua nhân vật này, tác giả đã thể hiện những vấn đề tồn đọng nhức nhối của xã hội cũng như ngợi ca vẻ đẹp hy sinh của người mẹ vùng biển này.
Kết bài: Tóm lại, bằng việc cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài, các tác giả đã thể hiện thành công những nét đẹp cao quý của người phụ nữ. Dù hoàn cảnh có khắc nghiệt bế tắc thế nào, vẻ đẹp ấy vẫn vẹn nguyên không bao giờ thay đổi. Đó cũng chính là ánh sáng hy vọng mà nhà văn đã gieo vào lòng người đọc…
Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài
Mở bài vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Đôi nét khái quát về hai tác giả cũng như các tác phẩm.
- Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ trong văn học
- Dẫn dắt đến hình ảnh người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài.
Thân bài vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Tìm hiểu về hai tác giả cũng như hai tác phẩm
- Những nét chính về Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
- Tìm hiểu Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa.
- Tìm hiểu và phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt.
- Dù tình cảnh đói khổ cùng cực là lòng ham sống mãnh liệt.
- Phía sau vẻ nhếch nhác, khổ sở là sự hiểu chuyện, giữ ý tứ.
- Phía sau sự chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ đúng mực.
- Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Người đàn bà làng chài là người phụ nữ có số phận bất hạnh.
- Một người mẹ giàu tình yêu thương cũng như lòng vị tha.
- So sánh sự giống và khác nhau giữ hai người phụ nữ: người vợ nhặt và người đàn bà làng chài.
- Sự tương đồng: Cả hai nhân vật này đều là những thân phận bé nhỏ, là nạn nhân của hoàn cảnh của xã hội. Ở họ đều có những vẻ đẹp đáng trân trọng, nhưng đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp che mờ. Cả hai người phụ nữ đều được khắc họa bằng những chi tiết cụ thể, sinh động và chân thực…
- Điểm khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một nàng dâu mới, được nhà văn tái hiện qua các chi tiết đầy trong nạn đói thê thảm. Còn vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ khi phải nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, và trong tình trạng bạo lực gia đình…
- Lí giải sự khác biệt giữa người vợ nhặt và người đàn bà làng chài.
- Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt đặt trong quá trình phát triển, và là sự biến đổi từ thấp đến cao.
- Ngược lại, người đàn bà hàng chài lại được miêu tả tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại trong dòng cảm hứng thế sự đời tư (với khuynh hướng nhận thức) của nhà văn.
- Sự khác biệt giữa con người giai cấp trong tác phẩm Vợ nhặt cùng với quan niệm con người đa dạng phúc tạp ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa – Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt trong cách miêu tả hai người phụ nữ.
- Nêu suy nghĩ của bản thân khi cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài.
Kết bài vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Tổng kết lại những nét giống và khác nhau tiêu biểu ở người vợ nhặt và người đàn bà làng chài.
- Nêu một số cảm nhận về hoàn cảnh sống, thân phận, ngoại hình cùng nhân cách của hai người phụ nữ = > Khái quát hóa lên số phận những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Như vậy khi phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài, ta thấy cả hai đều là đối tượng mà Kim lân và Nguyễn Minh Châu đồng cảm và trân trọng. Dù ở họ là vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng bên trong lại ẩn chứa những vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng và ngợi ca. Nếu như người vợ nhặt hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của nàng dâu mới thì người đàn bà hàng chài lại hiện lên với những phẩm chất của người mẹ tảo tần nặng gánh mưu sinh. Chính nét khác biệt của mỗi nhân vật đã làm nên cái đặc sắc của mỗi tác phẩm.
Xem thêm:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao – Ngữ Văn 11
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ – Ngữ Văn lớp 11
- Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Ngữ Văn Lớp 9
Hy vọng qua bài viết “cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài” đã giúp bạn có thêm kiến thức phục vụ cho quá trình học tập của mình. Nếu có bất cứ câu hỏi hay bổ sung cho bài viết về chủ đề cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà làng chài, đừng quên để lại trong nhận xét dưới đây. Chúc bạn luôn học tốt!