VAR là gì? Trường hợp nào thì được sử dụng VAR trong bóng đá

0
(0)

VAR là một khái niệm không còn xa lạ gì với những người yêu bóng đá trên khắp hành tinh, và cũng là “nhân vật” gây không ít tranh cãi từ khi ra mắt. Trong bài viết này, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu xem VAR là gì và những điều thú vị xoay quanh nó nhé!

VAR là gì?

Nêu định nghĩa và được sử dụng lần đầu khi nào

VAR (Video Assistant Referee) là công nghệ hỗ trợ trọng tài được sử dụng lần đầu tiên tại Confederations Cup – Cúp Liên đoàn châu lục, sau đó là giải Bundesliga (Đức) và Serie A (Ý); trước khi được chính thức ra mắt vào World Cup 2018.

Đây là công nghệ video quay chậm, phân tích được đường bóng ở nhiều góc độ giúp các trọng tài có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Công nghệ VAR ra đời là 1 cuộc cách mạng thật sự trong thế giới bóng đá.

Nêu định nghĩa và được sử dụng lần đầu khi nào
Nêu định nghĩa và được sử dụng lần đầu khi nào

Cách hoạt động của công nghệ VAR

Để công nghệ VAR có thể hoạt động, chúng ta cần có 1 bộ camera được cài đặt giám sát tại sân vận động, có thể bắt kịp nhiều góc máy.

Tiếp sau đó là một đội ngũ trọng tài phụ, thông thường có 4 người làm việc tại một văn phòng đặt sát bên ngoài sân vận động. Các trọng tài phụ này sẽ báo cáo về cho trọng tài chính trận đấu khi VAR báo có lỗi vi phạm hoặc cho trọng tài chính ý kiến nếu họ cần tham khảo.

Cách hoạt động của công nghệ VAR
Cách hoạt động của công nghệ VAR

Các trường hợp được sử dụng VAR

Bàn thắng

VAR có thể can thiệp vào các tình huống liên quan đến bàn thắng. Nhờ VAR, trọng tài có thể không công nhận bàn thắng do lỗi việt vị, kéo áo, phạm lỗi. Hoặc công nhận bàn thắng trong các tình huống không rõ ràng như khi bóng không rõ đã qua vạch vôi hay chưa.

VAR không công nhận bàn thắng
VAR không công nhận bàn thắng

Penalty

VAR giúp các trọng tài xem lại các tình huống trong vòng cấm địa, từ đó có thể quyết định thổi penalty hoặc rút lại quyết định thổi penalty. Đây là khu vực luôn được xem là “nóng bỏng” nhất trên sân và dễ xảy ra nhiều sai sót nếu các trọng tài không thể quan sát hết.

Tình huống VAR không công nhân penalty
Tình huống VAR không công nhân penalty

Thẻ đỏ trực tiếp

VAR chỉ được áp dụng vào để xem xét các tình huống dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng cho thẻ vàng thứ 2. Các pha quay chậm sẽ giúp trọng tài nhìn được các pha phạm lỗi đầy tiểu xảo của các cầu thủ.

Xem xét tình huống phát thẻ đỏ
Xem xét tình huống phát thẻ đỏ

Nhận định sai lầm

Trong trường hợp trọng tài chính có những quyết định sai do hạn chế về góc nhìn như 1 tình huống việt vị, tổ VAR sẽ liên lạc và bật video các pha quay chậm trên một màn hình VAR đặt bên đường biên sân vận động. Sau đó trọng tài chính sẽ tự có quyết định trên sân.

VAR giúp trọng tài nhận định chính xác hơn
VAR giúp trọng tài nhận định chính xác hơn

VAR có bị giới hạn sử dụng hay không

Trong trường hợp VAR không phát hiện ra sai sót trong các quyết định của trọng tài hoặc các tình huống gây tranh cãi, trận đấu mới được tiếp tục. Hầu như VAR không bị giới hạn sử dụng. Trọng tài vẫn có thể phạt cầu thủ sau khi tham khảo VAR dù tình huống đã trôi qua.

Tổ trọng tài video VAR ở đâu và làm việc thế nào

Như đã đề cập ở trên, trọng tài video VAR sẽ làm việc ở văn phòng nằm ngoài sân vận động. 4 trọng tài sẽ ngồi trước những màn hình lớn để quan sát trận đấu ở mọi góc máy.

Tổ trọng tài VAR
Tổ trọng tài VAR

Khi có tình huống xảy ra, trọng tài VAR sẽ trao đổi với trọng tài chính thông qua tai nghe. Hoặc khi trọng tài chính yêu cầu xem VAR bằng cách ra kí hiệu vẽ 1 hình chữ nhật, trọng tài VAR sẽ chiếu videa pha quay chậm trên màn hình đặt bên cạnh sân.

Tuy nhiên, trọng tài VAR không có quyền đưa ra quyết định nào trên sân. Trọng tài chính vẫn phải là người ra quyết định cuối cùng.

Các tranh cãi xoay quanh công nghệ VAR

Có thể nói rằng công nghệ VAR ra đời là một bước đột phá của bóng đá thế giới. VAR đã giúp cuộc chơi trở nên công bằng hơn và tránh được tối đa những tranh cãi. Các trọng tài cũng có thêm cơ sở để ra quyết định trong trường hợp tầm nhìn hạn chế. Tại World Cup 2018, chỉ tính riêng vòng bảng, VAR đã giúp các trọng tài sửa chữa 14 quyết định sai lầm của mình.

VAR tại World Cup 2018
VAR tại World Cup 2018

Tuy nhiên, những tranh cãi xoay quanh công nghệ VAR lại đến từ chính những điểm mạnh của nó. Bởi lẽ, bóng đá còn là cuộc chơi của cảm xúc, của những khoảnh khắc vỡ òa như khi người Argentina ăn mừng bàn thắng “Bàn tay của Chúa” của Maradona, trong sự vỡ vụn của người Anh trong trận tứ kết World Cup 1986. Nếu VAR có mặt trong khoảnh khắc ấy, có lẽ chúng ta sẽ có một câu chuyện khác.

Người ta cho rằng VAR đã giết chết những cảm xúc tột đỉnh thăng hoa và cả những sự phẫn nộ, những cuộc tranh cãi vốn là một phần thú vị của thế giới này.

Giờ đây, các cổ động viên sẽ trải qua những cảm xúc nín thở chờ trọng tài chạm tay lên chiếc tai nghe để xem VAR “quyết định” thế nào với bàn thắng rõ mười mươi vào lưới kia, thay vì nhảy cẫng lên reo hò ngay lập tức.

Bàn thắng thế kỉ của Maradona
Bàn thắng thế kỉ của Maradona

Tạm bỏ qua câu chuyện về cảm xúc, phải thừa nhận rằng VAR không sai, nhưng cách người ta phụ thuộc vào nó lại gây nên tranh cãi.

Các trọng tài dần trở nên e dè và thiếu tự tin hơn với các quyết định. Họ xin hỗ trợ từ VAR nhiều đến mức khiến trận đấu bị cắt vụn, gián đoạn và mất cảm hứng. Họ cũng gián tiếp giao quyền quyết định trận đấu cho VAR mà quên đi vai trò của mình.

Bên cạnh đó, nếu VAR bảo “sai” mà trọng tài chính vẫn cho là “đúng”, thì câu chuyện còn gây tranh cãi hơn gấp nhiều lần.

Dù cho ngay từ đầu quyết định vẫn là của trọng tài chính và VAR chỉ là “trợ lý trọng tài”. Những sự nhập nhằng giữa “đúng”, “sai” và quyền lực quyết định trận đấu khiến người ta vẫn vô cùng băn khoăn về VAR.

VAR tại Ngoại Hạng Anh
VAR tại Ngoại Hạng Anh

Chung lại, công nghệ không sai, công nghệ là một phần của sự tiến bộ. Nhưng chừng nào chúng ta còn chưa tìm được cách để sử dụng nó như một “công cụ” chứ không phải một “trọng tài chính”; thì khi ấy VAR sẽ còn gây nhiều tranh cãi.

Xem thêm:

Trên đây là định nghĩa tổng quan về VAR và những tranh cãi xoay quanh nó. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy thú vị nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...