Văn hóa là gì? 7 nhóm vi phạm hay gặp trong lĩnh vực văn hoá

0
(0)

Giá vị văn hoá luôn được quốc gia giữ gìn và bảo tồn qua nhiều năm. Bài viết dưới đây DINHNGHIA sẽ giải thích chi tiết văn hoá là gì cũng như các đặc điểm của văn hoá. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Văn hóa là gì?

Văn hoá không có khái niệm chính xác. Bạn hãy tham khảo các khái niệm được đặt ra bên dưới đây nhé:

  • Theo UNESCO

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

  • Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

  • Theo Wiki

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…

  • Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998

Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

Có thể nói rằng văn hoá được xem là toàn bộ khía cạnh cuộc sống xã hội của một nước. Điển hình như là: Tôn giáo, ngôn ngữ, tiếng nói, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… của dân tộc. Văn hoá mang lại giá trị về mặt tinh thần và nó phục vụ cho lợi ích và nhu cầu của người dân.

Văn hoá không có khái niệm chính xác
Văn hoá không có khái niệm chính xác

3 khái niệm liên quan đến văn hoá

Văn hoá Việt Nam là gì?

Văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng đất nước Việt Nam. Văn hoá Việt Nam mang lại giá trị về mặt tinh thần trong quá trình sinh sống, lao động,…theo bề dài lịch sử dân tộc của Việt Nam.

Một số ví dụ về văn hoá Việt Nam:

  • Văn hoá Văn Lang – Âu Lạc: Từ xa xưa, dân Việt Nam có các tập quán truyền thống như nữ mặc áo và váy, nam đóng khố, ăn trầu, nhuộm răng đen, ở nhà sàn,… Người dân thờ các vị Thần và sùng kính với các vị vua Hùng có công gây dựng và phát triển đất nước.
  • Áo dài Việt Nam: Là một bộ trang phục truyền thống của Việt Nam. Áo dài là điểm riêng biệt, đặc trưng của người Việt Nam. Đây là trang phục thể hiện sự duyên dáng, thanh lịch, kín đáo, dịu dàng đối với phụ nữ Việt Nam.
Áo dài là văn hoá Việt Nam
Áo dài là văn hoá Việt Nam

Văn hoá xã hội là gì?

Văn hoá xã hội là bộ phận nhỏ nằm trong văn hoá. Văn hoá xã hội thuộc lĩnh vực xã hội. Ở Việt Nam, văn hoá xã hội được hình thành và phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

Văn hoá xã hội có 3 đặc điểm như sau:

  • Tư tưởng: Văn hoá xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam lấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong và giữ vai trò chủ đạo, quyết định trong việc xây dựng một xã hội độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh.
  • Tính chất: Văn hoá xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Điều này đồng nghĩa với việc văn hoá xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu tinh thần và giá trị cho nhân dân.
  • Cách thức: Văn hoá xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý các hoạt động văn hoá, xã hội và kế thừa giá trị văn hoá dân tộc. Cách thức này đảm bảo sự linh hoạt và sáng tạo theo điều kiện của Việt Nam.
Văn hoá xã hội được hình thành và phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa
Văn hoá xã hội được hình thành và phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá của mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ hoàn toàn khác nhau. Đây được xem như là đời sống tinh thần của mọi doanh nghiệp. Văn hoá được xây dựng dựa trên định hướng, chiến lược, giá trị mà công ty mang lại cho nhân viên.

Các khía cạnh như quy chế, giá trị cốt lõi mà công ty đặt ra, slogan,… là những yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau để phù hợp với công ty.

Một số văn hoá doanh nghiệp của các tập đoàn lớn hiện nay:

  • Google: Chính sách cho nhân viên được chú trọng, cải tiến văn hoá doanh nghiệp phù hợp với quy mô và chất lượng của đội ngũ.
  • Vin Group: Tập trung vào giá trị cốt lõi: “TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”… để tạo nên văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp được xem như là đời sống tinh thần của mọi doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được xem như là đời sống tinh thần của mọi doanh nghiệp

Đặc điểm của văn hoá là gì?

Căn cứ khái niệm văn hoá là gì, ta có thể thấy, văn hoá bao gồm các đặc điểm sau đây:

  • Tính lịch sử: Văn hoá hình thành theo chiều dài lịch sử của nhân loại. Nó phản ánh sự sáng tạo và phát triển của con người qua thời gian, bao gồm cả lịch sử của một dân tộc, quốc gia hoặc nhân loại.
  • Tính hệ thống: Văn hoá là một hệ thống các giá trị mang tính lịch sử. Văn hoá được đúc kết xuyên suốt các sự kiện, kết nối trong suốt chiều dài lịch sử gắn với quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia.
  • Tính giá trị: Mọi khía cạnh của văn hoá đều mang đến giá trị. Có thể các giá trị đó lâu dài hặc tức thời. Văn hoá là thước đo chuẩn mực của con người và xã hội, mang đến những ý nghĩa tốt đẹp.
Văn hoá có tính hệ thống, lịch sử, giá trị
Văn hoá có tính hệ thống, lịch sử, giá trị

Di sản có phải văn hoá không? Gồm những loại nào?

Văn hoá gắn liền với các giá trị vật chất và tinh thần của con người theo bề dày lịch sử và phát triển của dân tộc, quốc gia. Căn cứ Điều 1 Luật Di sản văn hoá, di sản văn hoá được định nghĩa:

Bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Di sản văn hoá có 2 loại bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Cụ thể như sau:

  • Di sản văn hoá phi vật thể gồm các sản phẩn có giá trị lịch sử, văn hoá, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn như: Dân ca quan họ Bắc Ninh, không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế,… (khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001).
  • Di sản văn hoá vật thể gồm di tích lịch sử, văn hoá, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, danh lam thắng cảnh như cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, thành nhà Hồ…
Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể
Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể

Trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Tiêu chí là bảo vật quốc gia

Tiêu chí được xác định là bảo vật quốc gia nêu tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Di sản văn hoá năm 2009:

  • Là hiện vật gốc độc bản.
  • Là hiện vật có hình thức độc đáo.
  • Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến sự kiện trọng đại của đất nước hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu, tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời đại…

Để được xác định là bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan chức năng theo thủ tục nêu tại Điều 1 mục II Thông tư 07/2004/TT-BVHTT như sau:

Hồ sơ: Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Cơ quan giải quyết: Sở Văn hoá, Thông tin nơi cư trú.

Thời gian giải quyết:

  • 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn: Xem xét, trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.
  • 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Nội dung đăng ký: Thực hiện bằng Phiếu đăng ký và Sổ đăng ký gồm các nội dung: Số đăng ký; ngày đăng ký; tên hiện vật; phân loại theo giám định nien đại, giá trị hiện vật; số lượng; kích thước; trọng lượng; miêu tả; nguồn gốc, xuất xứ; niên đại; tình trạng bảo quản; họ tên và thay đổi chủ sở hữu…

Trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

7 nhóm vi phạm thường gặp trong lĩnh vực văn hoá

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Viết, vẽ, làm bẩn di tích danh lam thắng cảnh, lịch sử, văn hóa.

01 – 03 triệu đồng

2

Giới thiệu, tuyên truyền sai nội dung, giá trị di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

03 – 05 triệu đồng

3

  • Không đăng ký hoặc thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung nội dung làm thay đổi Bảng xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá/Giấy chứng nhận di sản văn hoá đã được đưa vào Danh mục cấp quốc gia/Giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • Không báo, giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.

10 – 20 triệu đồng

4

  • Làm bản sao cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia không đúng giấy phép.
  • Thực hành, phổ biến sai nội dung di sản văn hoá phi vật thể.
  • Tuỳ tiện đưa yếu tố mới không phù hợp vào di sản văn hoá phi vật thể khiến nó giảm giá trị.
  • Khai quật, thăm dò khảo cổ không có giấy phép.
  • Tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không được đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

20 – 30 triệu đồng

5

Làm hư hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Xây dựng công trình bảo vệ, phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với di tích cấp tỉnh.
  • Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Trục lợi, mê tín dị đoan bằng cách lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá.

30 – 40 triệu đồng

6

  • Khai quật, thăm dò khảo cổ không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
  • Tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh không đúng nội dung quy hoạch, dự án và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

20 – 40 triệu đồng

7

  • Lấn chiếm đất thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • Huỷ hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • Sử dụng lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trái phép.
  • Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
  • Đào bới, trục vớt tại các điểm khảo cổ trái phép.

40 – 50 triệu đồng

Xem thêm:

Với những thông tin mà DINHNGHIA chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu văn hoá là gì rồi phải không? Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi. 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...