Từ thông là gì? Định nghĩa, công thức, đơn vị từ thông Weber

0
(0)

Hiện tượng cảm ứng từ đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng vào những lĩnh vực máy móc cũng như máy móc. Trong đó thì từ thông có quan hệ mật thiết với hiện tượng này. Hôm nay, hãy cùng Dinhnghia tìm hiểu về đơn vị của từ thông nha.

Từ thông là gì?

Khái niệm

Từ thông (kí hiệu là Φ, đọc là “phi“) tượng trưng cho lượng từ trường đi qua một diện tích của tiết diện xác định được giới hạn bởi đường tròn kín. Diện tích tiết diện tỉ lệ thuận với lượng từ trường đi qua, diện tích càng rộng thì lượng từ trường đi qua càng lớn.

Ví dụ về từ thông có thể được minh họa như sau: khi bật quạt lên, gió từ cánh quạt sẽ được tạo ra và thổi theo một hướng. Lấy một tờ giấy vuông góc và đặt theo ba cách sau đây:

  • Cách 1: Đặt tờ giấy nằm ngang, lượng gió tạo ra vẫn giữ nguyên, không thay đổi.
  • Cách 2: Nếu để tờ giấy nằm theo hướng nghiêng thì cường độ gió tạo ra sẽ nhỏ lại.
  • Cách 3: Đặt tờ giấy vuông góc với hướng gió, lượng gió sẽ phụ thuộc vào diện tích mặt chắn của tờ giấy hoặc cường độ của quạt gió.
Từ thông có kí hiệu là Φ
Từ thông có kí hiệu là Φ

Nguyên tắc của từ thông thể hiện từ xuyên qua nam châm vĩnh cửu. Nếu nam châm tạo ra từ trường càng lớn thì lượng từ thông sản sinh ra càng nhiều.

Công thức từ thông

Biểu thức: Φ = N.B.S.cos(α)= Φ0.cos(α)

(Với Φ = LI, hệ số tự cảm L = 4π.10-7 N2.S/l )

Biểu thức từ thông của khung
Biểu thức từ thông của khung

Trong đó:

  • Φ: từ thông trong khung dây dẫn N vòng dây (Weber – Wb).
  • S: tiết diện của một vòng dây dẫn trong khung (Mét vuông – m2).
  • N: số vòng dây của khung dây dẫn
  • B: cảm ứng từ chạy qua vòng dây (Tesla – T).

Công thức từ thông

Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường có công thức là: F = B.S.cos(α).

Trong đó:

  • Φ: Từ thông (Weber – Wb).
  • B: Cảm ứng từ, có đơn vị (Tesla – T).
  • S: Diện tích mặt kín C (Mét vuông – m2).
  • a: Góc giữa pháp tuyến giữa vectơ n và vectơ B.

Ngoài ra, trong trường hợp nếu đặt khung dây N vòng thì từ thông qua khung dây thì sẽ công thức như sau: Φ = N.B.S.cos(α).

Công thức của từ thông qua khung dây N sẽ có công thức Φ = N.B.S.cos(α)
Công thức của từ thông qua khung dây N sẽ có công thức Φ = N.B.S.cos(α)

Đơn vị Weber là gì?

Weber (đọc là vê-be), là đơn vị của đại lượng từ thông trong hệ đo lường quốc tế (SI). Weber được định nghĩa là giá trị của từ thông thay đổi trong vòng 1 giây trên một vòng dẫn điện có tiết diện 1m2 sẽ tạo ra suất điện động 1 Volt. Vì vậy, 1 Wb tương đương với 1 V.s (Vôn giây).

Weber là đơn vị của đại lượng từ thông trong hệ đo lường quốc tế
Weber là đơn vị của đại lượng từ thông trong hệ đo lường quốc tế

 1 Weber bằng bao nhiêu?

  • 1 Wb = 109 nWb (Nanoweber)
  • 1 Wb = 106 μWb(Microweber)
  • 1 Wb = 103 mWb (Milliweber)
  • 1 Wb = 1 Vs (Vôn giây)
  • 1 Wb = 1 T.m² (Tesla mét vuông)
  • 1 Wb = 108 Mw (Maxwell)
  • 1 Wb = 108 G.cm² (Gauss trên centimet vuông)
  • 1 Wb = 4.84×1014 Lượng tử thông lượng
Bảng quy đổi đơn vị từ thông
Bảng quy đổi đơn vị từ thông

Cách tính đơn vị từ thông Weber bằng công cụ

Dùng google

Bạn có thể truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm theo cú pháp “X Wb = UNIT“.

Trong đó:

  • X là số Weber bạn muốn quy đổi.
  • UNIT là đơn vị bạn muốn chuyển sang.

Ví dụ: muốn đổi 3 Wb sang mWb thì gõ “3 Wb = mWb” và nhấn Enter.

Bạn có thể tính đơn vị từ thông Weber bằng Google
Bạn có thể tính đơn vị từ thông Weber bằng Google

Dùng công cụ Convert World

Bước 1: Truy cập vào trang Convert World để tiến hành đổi đơn vị.

Bước 2: Nhập số lượng đơn vị Wb muốn chuyển > Chọn đơn vị là Wb > Chọn đơn vị muốn chuyển đổi.

Bạn cần nhập số lượng đơn vị Wb
Bạn cần nhập số lượng đơn vị Wb

Bước 3: Sau đó, nhấn Enter hoặc chọn dấu mũi tên màu cam để chuyển đổi.

Chọn dấu mũi tên màu cam để hoàn thành
Chọn dấu mũi tên màu cam để hoàn thành

Bài tập từ thông

Bài tập 1: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S=50cm^2, có N=100 vòng dây, quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ B=0,1 T. Chọn gốc thời gian t=0 là lúc vectơ pháp tuyến n của diện tích S của khung dây cùng chiều với vectơ cảm ứng từ B và chiều dương là chiều quay của khung dây. Viết biểu thức xác định từ thông Φ qua khung dây.

  • Bài giải:

Do khung dây dẫn quay đều với tốc độ góc, ta sẽ có công thức : ω = 50.2π = 100π rad/s

Ở thời điểm ban đầu t=0 và vectơ pháp tuyến n của diện tích S của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ B của từ trường. Tại thời điểm t, pháp tuyến n của khung dây đã quay được một góc bằng ωt. Lúc này từ thông qua khung dây sẽ là:

Φ = N.B.S.cos(ωt)

Như vậy, từ thông qua khung dây biến thiên điều hoà theo thời gian với tần số góc ω và với giá trị cực đại (biên độ) là Ф0 = N.B.S.

Thay N = 100, B = 0,1 T, S = 50cm2 = 50. 10^-4 m2 và ω = 100π rad/s ta sẽ được biểu thức của từ thông qua khung dây là :

Φ = 0,05cos(100πt) (Wb).

Bài tập 2: Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=8.10^-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10^-6 Wb. Tính góc hợp giữa véc tơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của hình vuông đó.

  • Bài giải:

Đầu tiên ta áp dụng công thức từ thông: Φ = N.BS.cos α

Tiếp theo, ta thế lần lượt Φ = 10^-6 ( Wb), N=0,05 (m) và B+8.10^-4 (T) vào biểu thức trên. Ta sẽ tính ra cosα=0,5 => α = 60 độ.

Xem thêm:

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu thêm về đơn vị của từ thông. Mong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên tắc và cách áp dụng công thức thông. Cảm ơn bạn đã theo dõi. Hẹn gặp bạn tại những chủ đề tiếp theo.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...