Trở kháng của loa là gì? Cách tính trở kháng của loa cụ thể

0
(0)

Loa âm thanh được biết đến như một trong những thiết bị điện phổ biến nhất hiện nay. Để có thể phối ghép loa karaoke và amply, hoặc cân chỉnh chất lượng âm thanh, thì trở kháng của loa là một trong những yếu tố mà chúng ta không thể không xem xét. Vậy trở kháng của loa là gì và có cách tính cụ thể như thế nào? Mời bạn cùng DINHNGHIA tìm hiểu về thông số trở kháng thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng của loa là thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến loa và là điện trở của loa, có khả năng quyết định chất lượng âm thanh khi người dùng muốn phối ghép loa và amply.

Trở kháng của loa được tính bằng Ohm và có ký hiệu là Ω.

Bên cạnh đó, việc người dùng loa hiểu được thông số trở kháng là vô cùng quan trọng, vì trở kháng của loa liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn và kết hợp các thiết bị cùng với loa.

Các sản phẩm loa có các mức trở kháng phổ biến: 4Ω, 6Ω, 8Ω
Các sản phẩm loa có các mức trở kháng phổ biến: 4Ω, 6Ω, 8Ω

Cách tính trở kháng của loa cụ thể

Loa có cách tính trở kháng cụ thể như sau:

  • Mạch nối tiếp: Tổng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn
  • Mạch song song: Cách tính tổng sẽ có chút khó khăn hơn đó so với dạng mạch nối tiếp, khi ta cần nghịch đảo các giá trị của chúng: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn

Các sản phẩm loa âm thanh được bày bán trên thị trường hiện nay có các mức trở kháng phổ biến như 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω.

Người dùng có thể đấu nối loa âm thanh theo kiểu nối tiếp hoặc song song, hoặc kết hợp cả hai kiểu tuỳ theo loại loa và mục đích sử dụng.

Mạch nối tiếp - Mạch song song
Mạch nối tiếp – Mạch song song

Ý nghĩa và ảnh hưởng của trở kháng đến chất lượng của loa

Kết nối loa trở kháng thấp

Loa trở kháng thấp được biết đến như những thiết bị loa đám cưới, dàn âm thanh sự kiện và hội trường, dàn karaoke gia đình,… Trị số trở kháng thường được dùng ở các thiết bị này là 8Ω hoặc 12Ω hay 16Ω.

Trở kháng của loa thấp thì cần có thiết kế với tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply. Nếu tổng trở kháng loa thấp hơn tổng trở kháng của amply, hệ thống âm thanh sẽ hoạt động không ổn định và bộ amply không thực hiện được đúng chức năng của nó.

Ngoài ra, kết nối loa trở kháng thấp thường được sử dụng với các loa có công suất lớn nhưng lại phải kết nối ở khoảng cách gần để loa hoạt động đảm bảo (với khoảng cách dưới 10m). Khi khoảng cách quá lớn, dây dẫn sẽ bị nóng lên rất nhanh và không thể cung cấp công suất cần thiết cho hoạt động của loa.

Loa đám cưới, dàn âm thanh sự kiện, karaoke gia đình,...
Loa đám cưới, dàn âm thanh sự kiện, karaoke gia đình,…

Kết nối loa có trở kháng cao

Loa trở kháng cao thường được sử dụng trong các hệ thống âm thanh có quy mô lớn, mang tính công cộng, với lượng lớn dây dẫn và không gian rộng. Trong trường hợp này, nếu chúng ta sử dụng loa trở kháng thấp, ta sẽ bị thất thoát năng lượng và không có đủ điện năng để cung cấp và vận hành hệ thống.

Để có thể sử dụng loa trở kháng cao, tất cả các loa phải được trang bị biến áp đi kèm, với chức năng điều chỉnh mức công suất phù hợp theo các mục đích sử dụng khác nhau.

Bên cạnh đó, khi sử dụng kết nối trở kháng cao, và mắc các loa theo kiểu song song, phù hợp với thiết kế tổng loa đầu vào nhỏ hơn công suất ra của tăng âm, người dùng sẽ không cần phải thực hiện theo cách tính trở kháng loa phức tạp nữa.

Quy mô lớn, lượng lớn dây dẫn và không gian rộng
Quy mô lớn, lượng lớn dây dẫn và không gian rộng

Ý nghĩa và ảnh hưởng của trở kháng đến ghép nối amply

Người dùng cần lưu ý về mức tổng trở kháng của loa, vì khi tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply, các thiết bị có thể bị quá tải và xảy ra tình trạng cháy nổ, dù thiết bị đã được đảm bảo với công suất an toàn: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa.

Người dùng cần lưu ý về mức tổng trở kháng của loa
Người dùng cần lưu ý về mức tổng trở kháng của loa

Xem thêm:

Bài viết trên của DINHNGHIA đã giải đáp các thắc mắc về thông số trở kháng của loa là gì cũng như cách tính cụ thể của loại thông số này. DINHNGHIA xin cám ơn các bạn độc giả đã tham khảo bài viết trên, hẹn gặp các bạn tại những bài viết tiếp theo của DINHNGHIA nhé! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...