Thành phần biệt lập là gì? Ví dụ và bài tập về các thành phần biệt lập? Sơ đồ các thành phần biệt lập?… Đây là những vấn đề được rất nhiều các em học sinh quan tâm trong quá trình soạn ngữ văn 9 trung học cơ sở. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN, bạn sẽ biết đến khái niệm, các ví dụ cũng như vận dụng thành thạo các thành phần biệt lập trong cuộc sống.
Nội dung bài viết
Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập là gì? Thành phần biệt lập là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Nó nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng nhưng cũng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng việt, chúng ta thường dễ thấy mọi người sử dụng câu có thành phần biệt lập.
Đó như thành phần khiến cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, đồng thời diễn đạt ý của người nói rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Nó đơn giản là những câu gọi mà thường ngày mọi người hay dùng như:”Hiếu ơi! Lên sân đá bóng đi”. Thành phần biệt lập cũng được sử dụng trong câu ca dao ngày xưa: ” Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. “
Dấu hiệu nhận biết thành phần biệt lập
Thông thường thành phần biệt lập rất dễ nhận biết trong câu, chỉ cần bạn nắm được đặc điểm của chúng. Vị trí của chúng xuất hiện nằm ở nhiều vị trí khác nhau, chủ yếu là phần đầu câu.
Có bao nhiêu thành phần biệt lập?
Thành phần gọi – đáp
Thành phần biệt lập là gì, thành phần gọi đáp là thế nào? Nhận biết trong câu nhờ các mối quan hệ giao tiếp, dùng để gọi đáp, có tác dụng duy trì và thiết lập mối quan hệ nằm trong câu liên quan tới nhau. Thành phần này không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa câu nhưng lại giúp người nghe nói hiểu rõ nhau hơn.
Ví dụ:
Hương ơi, cậu lấy giùm tớ chiếc cặp với nhé!
“Ơi” ở đây chính là thành phần biệt lập gọi đáp, là từ được thêm vào sau danh từ để thể hiện việc người nói gọi người nghe trả lời. Nếu tách riêng thành phần này không có nghĩa nhưng lắp vào câu thì lại làm tăng giá trị và giúp người nghe hiểu rõ ý hơn.
Hãy gọi cho tôi khi có nhu cầu mua hàng nhé!
“Hãy” ở đây là hành động kêu gọi, không có ý nghĩa khi đặt riêng nhưng đưa vào trong câu lại tạo lên ý nghĩa khác biệt. Tạo nên cảm xúc đặc biệt cho người nghe.
Thành phần phụ chú
Thành phần biệt lập là gì, thành phần phụ chú là như nào? Bổ sung các chi tiết cho phần nội dung chính của câu được nổi bật, diễn ra cho mọi người dễ hiểu. Trong câu có các thành phần thêm vào để giải thích ý nghĩa của câu, bổ sung đầy đủ thông tin để làm rõ sự việc.
Vì thế nó được gọi là thành phần phụ chú trong câu. Nó có thể là một từ, một câu và thông thường đứng sau dấu hai chấm, gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc tròn, đứng giữa hai dấu phẩy.
Ví dụ:
Minh – Lớp trưởng lớp 9B, đạt giải nhất môn Sinh kỳ thi cấp tỉnh đợt vừa rồi
“Lớp trưởng lớp 9B” được tính là thành phần phụ chú trong câu, đứng sau dấu gạch ngang (-). Có tác dụng bổ sung thông tin cho câu để mọi người hiểu rõ hơn về người được nói đến và chức vụ của họ.
Thành phần tình thái
Thành phần tình thái là gì? Là thành phần được sử dụng trong câu để nhận biết việc người nói thể hiện sự việc trong câu đó như thế nào. Nhấn mạnh lên thành phần được nhắc tới trong câu. Mức độ tin cậy của sự vật, hiện tượng được thể hiện qua sự tăng dần qua việc sử dụng các từ. Ví dụ như hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc chắn,…
Ví dụ:
Dường như dạo này cậu tăng cân thì phải, trông xinh xắn hẳn lên đấy.
“Dường như” chính là thành phần tình thái trong câu thể hiện lên ý của người nói chưa chắc sự việc nhưng tỏ ý quan tâm. Kết hợp với các từ ngữ khác cùng biểu đạt nội dung trong câu rõ ràng hơn.
Có lẽ bạn quên mất rằng hôm nay tớ đã chờ cậu cả 2 tiếng đồng hồ để về cùng.
“Có lẽ” chính là thành phần tình thái trong câu, thể hiện độ tin cậy cao của người nói biểu đạt trong câu. Thể hiện cảm xúc của người nói đang chờ đợi và có ý để đối phương hiểu tâm trạng của mình. Nhưng nó ở mức độ nhẹ không gay gắt nên không khiến người nghe khó chịu. Bỏ từ có lẽ đi thì nội dung của câu không thay đổi.
Thành phần cảm thán
Thành phần cảm thán là gì? Nhận biết qua biết người nói bộc lộ tâm lý, tính cách trong câu. Thành lập biệt lập trong câu nhấn mạnh đối tượng, sự việc chính được đề cập tới. Tâm lý của người nói ở đây là vui, buồn, hạnh phúc, tức giận, chán nản, sốc,…
Ví dụ:
Chao ôi! Con cún con này bạn mới mang về à, trông xinh quá đi thôi.
“Chao ôi” chính là thành phần cảm thán thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, khiến người nghe cảm thấy dễ chịu. Người nói có thể thay đổi từ biểu đạt cảm xúc của mình, chúng có tác dụng làm gia tăng cảm giác chứ không có ý nghĩa bổ trợ cho thành phần chính. Bạn có thể thấy, chúng đứng tách biệt ở phần đầu câu.
Bài tập vận dụng về thành phần biệt lập
Để hiểu rõ hơn về thành phần biệt lập cũng như cách sử dụng nó trong câu, dưới đây là một số bài tập để bạn tham khảo:
Câu 1: Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau:
A. Thưa bác, con mới từ Hà Nội về thăm gia đình ta ạ!
B. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
C. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
D. Sương chùng chình qua ngõ / Hình như thu đã về
E. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
F. Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.
Đáp án:
A. Thành phần biệt lập gọi đáp: thưa bác.
B. Thành phần biệt lập phụ chú: kể cả anh.
C. Thành phần biệt lập cảm thán: trời ơi.
D. Thành phần biệt lập tình thái: hình như.
E. Thành phần biệt lập phụ chú: có ai ngờ.
F. Thành phần biệt lập tình thái: chắc hẳn.
Câu 2: Xác định và liệt kê rõ các thành phần biệt lập có trong những câu dưới đây:
A. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
B. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
C. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Đáp án:
A. Thành phần biệt lập bao gồm:
thưa ông: thành phần biệt lập gọi đáp
vất vả quá: thành phần biệt lập cảm thán
B. dường như: thành phần biệt lập tình thái
C. tôi nghĩ vậy: thành phần biệt lập phụ chú
Câu 3: Tìm thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong các câu dưới đây:
A. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
B. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
C. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
Đáp án:
A. Thành phần biệt lập cảm thán: chao ôi.
B. Thành phần biệt lập tình thái: chả nhẽ.
C. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ.
Câu 4: Từ nào sau đây thuộc thành phần biệt lập tình thái?
A. Ôi trời
B. Này
C. Có lẽ
D. Thưa
Đáp án đúng: C
Câu 5: Tìm thành phần biệt lập có trong câu dưới đây. Có thể thay thế nó bằng các từ nào khác không?
“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Đáp án đúng: Thành phần biệt lập tình thái: “có lẽ”.
Ta có thể sử dụng các từ: có vẻ, hình như, dường như để thay thế từ “có lẽ”.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thành phần biệt lập được chia thành 4 loại.
B. Thành phần biệt lập đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa trong câu.
C. Thành phần biệt lập phụ chú được thêm vào câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin,…
D. Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc đối thoại trong câu.
Đáp án đúng: B
Xem thêm:
- Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao – Ngữ Văn 11
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ – Ngữ Văn lớp 11
- Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Ngữ Văn Lớp 9
Như vậy qua bài viết trên đây, bạn đã nắm vững kiến thức ngữ pháp để giải đáp thành phần biệt lập là gì. Hy vọng bạn sẽ sử dụng thành phần này hợp lý và mang lại tác dụng để biểu đạt ý nghĩa trong câu.