Chắc hẳn hiện nay, từ ‘Team’ không còn xa lạ gì với mọi người, bởi bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ này được sử dụng trong công việc, học tập, giải trí, hội nhóm nào đó. Tuy nhiên, bạn đã hiểu được hết Team là gì? Khám phá ý nghĩa, lợi ích và lưu ý của việc lập Team chưa? Cùng DINHNGHIA.COM.VN theo dõi hết bài viết này để được giải đáp nhé!
Nội dung bài viết
Team là gì?
Khái niệm
Team là từ được viết tắt từ một cụm tiếng Anh là Together Everyone Achieves More (tạm dịch: Mọi người cùng nhau đạt được nhiều hơn). Từ Team được sử dụng nhằm mục đích một nhóm người cùng có chung mục tiêu kết hợp lại để làm việc cùng nhau, gắn kết với nhau để có thể hoàn thiện mục tiêu chung đó.
Ngoài ra, làm việc Team cũng sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc tốt lên đáng kể. Bởi mỗi người sẽ có một năng lực và thế mạnh đặc trưng riêng, nên khi chúng được kết hợp thì sẽ cho ra kết quả vượt trội.
Đặc trưng
Đặc trưng chính của một Team thông thường sẽ có một Team Leader (tạm dịch: Trưởng nhóm) và các Team Member (Tạm dịch: Các thành viên trong nhóm). Người Leader sẽ là người dẫn dắt, “đầu tàu” của toàn team và chịu trách nhiệm chính, những thành viên khác sẽ làm việc theo sự sắp xếp của trưởng nhóm để cùng nhau hoàn thành và đạt được mục tiêu chung.
Lợi ích của việc lập Team
Thông thường, mọi người sẽ thành lập Team nhằm mục đích cùng nhau chia sẻ thông kinh, trao đổi công việc, kinh nghiệm,… để có thể thực hiện một mong muốn, nhu cầu nào đó về đời sống. Mọi người ai cũng đều có thể tạo cho mình một team với một mục đích riêng để có thể kết nối mọi người có chung mục tiêu chung và hoàn thành mục tiêu mà bản thân cả team đặt ra.
Vì vậy. khi bạn thành lập một Team, bạn có thể triển khai công việc, ý tưởng, sáng tạo về những lĩnh vực khác nhau mà bạn muốn hướng đến. Đồng thời lúc này, hiệu suất công việc của bạn sẽ được nâng cao, mọi người trong Team cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau và công việc cũng hiệu quả hơn rất nhiều so với một người.
Những lưu ý khi làm việc cùng Team
Cam kết
Một Team đúng chuẩn chắc hẳn sẽ không bao giờ thiếu đi một hoặc các cam kết chung giữa những thành viên với nhau. Vì vậy mà nếu Team không có cam kết chung thì sẽ chẳng khác nào những thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân cả. Thế nên thành viên trong team hãy đưa ra ít nhất một cam kết hợp lý nhất và dựa vào cam kết này để tìm ra mục tiêu chung cho cả Team hoạt động.
Quy mô
Một Team có quy mô thông thường sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, mục tiêu hướng đến, lĩnh vực,… đồng thời, sẽ không có quy định cụ thể nào về việc một Team sẽ có bao nhiêu thành viên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia và nhiều người thì một Team có khoảng 5 đến 12 thành viên là thích hợp nhất.
Bởi nếu con số vượt quá 12 thành viên thì Leader sẽ khó kiểm soát và nắm bắt hết tình trạng của Team. Và lúc này, việc thống nhất ý kiến của các thành viên với nhau cũng trở thành một vấn đề đau đầu.
Trách nhiệm
Các thành viên trong Team sẽ có sự liên quan, kết hợp mật thiết với nhau. Vì vậy mà mỗi thành viên trong Team đều sẽ liên kết và là mắt xích quan trọng trong tất cả quy trình. Vì vậy mà bản thân là một thành viên, bạn phải tự có ý thức trách nhiệm chung và nỗ lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu, trách nhiệm ấy. Bởi chỉ có như thế thì team mới có thể hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra.
Hạn chế mâu thuẫn
Khi nhiều người liên kết lại với nhau tạo thành một Team, ý kiến không đồng nhất là điều có thể xảy ra thường xuyên. Vì vậy lúc này, bạn nên tìm hiểu lại vấn đề, nội dung và mục đích mà cả team hướng đến để suy xét lại thay vì tranh cãi “nảy lửa” và xảy ra mâu thuẫn không cần thiết.
Xây dựng niềm tin
Để một Team được phát triển bền vững và ngày một nâng cao thì yếu tố niềm tin của mỗi thành viên với nhau là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy mà bạn nên tìm hiểu đối phương về phương thức, kinh nghiệm, suy nghĩ,… của nhau để từ đó có thể hiểu được hết đối phương và xây dựng niềm tin với nhau.
Kết hợp các kỹ năng
Để Team được hoạt động hiệu quả và các thành viên có sự liên kết hoàn hảo thì nên kết hợp các kỹ năng sau:
- Kỹ năng về chuyên môn: Dù làm bất cứ công việc gì đi chăng nữa thì yếu tố về chuyên môn luôn được đánh giá cao nhất bởi nếu các thành viên trong Team không có đủ kiến thức, sự am hiểu về chuyên môn thì một Team ấy cũng không thể nào thành công và phát triển được.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định:
- Tất cả các thành viên trong Team và Leader phải ngồi họp lại với nhau nhằm bàn bạc và đưa ra những quyết định công việc chung.
- Đồng thời, tất cả mọi người cũng phải thống nhất nhằm đưa ra quyết định đúng đắn vào thời điểm hợp lý. Thế nên, mỗi người đều phải tự trang bị, rèn luyện cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý công việc khi có bất cứ tình huống nào đột ngột phát sinh.
- Kỹ năng tương tác với nhau: Một Team nếu muốn phát triển thì không thể nào thiếu đi sự tương tác giữa các thành viên với nhau. Vì vậy mà các thành viên phải tiếp cận và tìm hiểu nhau để có thể hiểu biết về nhau, đồng thời tìm ra những điểm chung để hợp tác cùng nhau. Đây cũng là nền tảng để giúp cho mọi người có sự nhất trí và đoàn kết trong một Team.
Công cụ hỗ trợ làm việc theo Team
Trello
Trello là một công cụ được nhiều người biết đến và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Với Trello, bạn hoàn toàn có thể quản lý công việc của mình một cách hiệu quả, trong quá trình sử dụng, bạn chỉ cần nhìn vào nội dung là có thể nhận biết được tiến trình của kế hoạch dự án đã được chạy tới đâu và nhiệm vụ của các thành viên là gì, thời gian những thành viên cần phải hoàn thành công việc ra sao.
Thêm vào đó, giao diện của Trello cũng khá đơn giản, những danh mục tính năng cũng được sắp xếp rõ ràng. Đồng thời, công cụ này cũng khá linh hoạt khi bạn có thể quản lý công việc theo cách mà bạn mong muốn.
MindMeister
MindMeister là một công cụ cho phép người dùng tạo ra bản đồ tư duy một cách đơn giản. Và bản đồ tư duy này có thể được xuất ra dưới nhiều định dạng khác nhau theo mong muốn của người dùng.
Các thành viên trong nhóm có thể đóng góp ý kiến của mình vào kế hoạch hoặc xem lịch sử chỉnh sửa theo dõi các thành viên cũng đều hết sức tiện lợi. Thêm vào đó, MindMeister còn có thể tạo slide, thêm icons, nhận xét, tùy chọn bố cục màu sắc, chèn hình ảnh nhanh chóng nhưng giao diện cũng khá đơn giản cho người dùng.
Google Docs
Google Docs không còn là công cụ quá xa lạ với người dùng hiện nay, với công cụ này bạn hoàn toàn có thể soạn thảo nội dung văn bản nhanh chóng, tạo và chỉnh sửa tài liệu online mọi lúc, mọi nơi hoặc tự động lưu nội dung mà không còn lo lắng về vấn đề mất thông tin. Thêm vào đó, mọi người có thể chia sẻ tài liệu với nhau, đồng thời nhiều người có thể cùng tham gia chỉnh sửa tài liệu cùng lúc.
Slack
Slack là một công cụ giúp cho người dùng làm việc nhóm một cách hiệu quả hơn thông qua việc tích hợp nhiều tính năng mạnh mẽ khác. Đồng thời, Slack còn cho phép người dùng đồng bộ sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau và bạn cũng có thể tùy chỉnh, cài đặt nhiều tính năng hữu ích theo mong muốn.
Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng bạn cũng có thể gửi các tệp tin dễ dàng, lưu lại những đoạn tin nhắn và tạo ra một cơ sở dữ liệu về những chủ đề mà bạn và mọi người đã thảo luận tiện lợi.
Xem thêm:
- Google Home là gì? Top 5 phiên bản loa Google Home phổ biến
- Google Duo là gì? Ứng dụng nghe gọi miễn phí cho Android và iOS
- Google Stadia là gì? Tất tần tật các điều cần biết về Google Stadia
Trên đây là bài viết về Team là gì? Khám phá ý nghĩa, lợi ích và lưu ý của việc lập Team. Hy vọng qua bài viết trên, sẽ giúp ích và bổ sung thêm cho bạn kiến thức. Nếu có thắc mắc đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé!