Trong quá trình trưởng thành những đứa trẻ sẽ trải qua các giai đoạn tâm lý khác nhau. Vậy tâm lý trẻ em là gì? Phụ huynh cần làm gì để có thể dễ dàng hòa nhập cùng con trong từng thời kỳ tâm lý? Bài viết sau của DINHNGHIA.COM.VN sẽ cung cấp tất cả thông tin bạn cần về vấn đề trên, cùng xem ngay nha!
Nội dung bài viết
Tâm lý trẻ em là gì?
Tâm lý trẻ em là mảng nghiên cứu rộng lớn, cực kỳ quan trọng trong tâm lý học phát triển. Những ai làm ngành này sẽ nghiên cứu quá trình tâm lý, đưa ra các phương pháp tư vấn trị liệu cho bé từ khi sinh ra đến lúc thành niên. Đặc biệt chú trọng vào những thay đổi tâm lý ở thời thơ ấu.
Nghiên cứu bao gồm những kỹ năng như vận động, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thay đổi về mặt xã hội, phát triển tình cảm,…
Làm thế nào để hiểu tâm lý trẻ?
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết rằng trong quá trình ba mẹ chăm lo trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý chúng. Có thể nói ba mẹ chính là chìa khóa trong sự phát triển tâm lý của trẻ.
Do đó, bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu về những khía cạnh khác nhau trong tâm lý của trẻ. Đây là điều cần thiết, mang ý nghĩa quan trọng nếu ba mẹ muốn hiểu con mình qua từng giai đoạn trưởng thành.
Học cách quan sát trẻ
Luôn quan sát mọi hoạt động của trẻ như khi nói, ăn, ngủ, chơi. Tập trung quan tâm đến những biểu hiện của chúng, bạn sẽ thấy được một tính cách nổi bật chỉ có ở con mình.
Mỗi người sẽ có những ưu điểm khác nhau, nên trong quá trình phát triển bạn không so sánh con với bất kỳ ai. Bởi điều đó gây áp lực lên tinh thần trẻ, ảnh hưởng tính cách, gây khó khăn trong việc dạy dỗ.
Bạn có thể hỏi những câu tương tự sau để rõ hơn tâm lý của con:
- Phản ứng của con như thế nào khi gặp những điều không thích?
- Con thích làm gì nhất?
- Xã hội trong suy nghĩ của con như thế nào? Con muốn làm gì trong cuộc sống này?
- Con cần khoảng thời gian bao lâu để thích nghi với môi trường mới?
Dành thời gian bên cạnh con
Ngày nay, các bậc cha mẹ vừa phải hoàn thành công việc xã hội, vừa phải làm tốt bổn phận gia đình. Cùng một lúc, họ phải lo rất nhiều thứ khác nhau.
Nhưng dù bận rộn, mệt mỏi bạn vẫn nên dành một ít thời gian để thể hiện việc quan tâm đến con bằng cách này hoặc cách khác.
Muốn hiểu con đang nghĩ gì, như thế nào thì bạn phải dành thời gian bên cạnh con:
- Đưa con đi học, cùng ăn chung bữa cơm gia đình nhằm tạo sự thoải mái để trò chuyện, chơi đùa cùng con. Từ đó bạn sẽ hiểu và đưa ra những giải pháp hữu ích, trở thành người bạn của con.
- Khoảng thời gian như thế sẽ giúp bạn biết con đang làm gì khi không có mặt ba mẹ ở đó. Hãy đề cập đến các vấn đề khác nhau ở lứa tuổi của trẻ để biết được con thích, ghét, vui mừng, bực bội về điều gì?
- Thời gian ý nghĩa bạn dành cho con không nhất thiết phải chơi cùng nhau. Nó có thể đơn giản là khi bạn ngồi lặng lẽ quan sát chúng để giải đáp những khuất mắc tâm lý xuất hiện ở con.
Trẻ em cần sự chú ý tuyệt đối từ phụ huynh
Con sẽ rất thích khi bạn chỉ chú ý tuyệt đối vào chúng. Khi có thời gian rảnh, bạn nên ưu tiên cho con bởi bé xứng đáng được nhận sự quan tâm thoải mái từ ba mẹ.
Bạn cố gắng trò chuyện, tìm hiểu con trên đường đến trường hoặc lúc nấu ăn, sẽ bỏ lỡ nhiều điều quan trọng quá trình phát triển tâm lý của con. Phụ huynh nên có một kế hoạch được ở riêng với con, buông công việc xuống và lúc đó chỉ có con bạn mà thôi.
Điều này giúp trẻ cảm thấy mình được quan tâm, an toàn và dần mở rộng bản thân hơn để tâm sự cùng ba mẹ nhằm giúp mọi người gia đình hiểu nhau.
Chú ý môi trường xung quanh trẻ
Môi trường sống gần như có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về hành vi, thái độ, kỹ năng,… của trẻ trong quá trình trưởng thành.
Vì vậy, ba mẹ cần hết sức chú ý vấn đề này. Đảm bảo con được sống trong môi trường tốt, khả năng được gặp và giao tiếp với những mối quan hệ lành mạnh.
Hiểu được các chức năng não bộ của một đứa trẻ
Cần phải biết não của một đứa bé sẽ hoạt động như thế nào để hiểu nhiều hơn về tâm lý chúng. Bộ não được hình thành từ những trải nghiệm trẻ có, dẫn đến ảnh hưởng tới cách mà chúng phản ứng trước các tình huống khác nhau.
Hiểu được từng chức năng của não bộ sẽ giúp phụ huynh nắm rõ hơn về hành vi, khả năng xã hội, logic, nhận thức ở con mình.
Những kinh nghiệm sai, xấu sẽ dẫn đến những điều tiêu cực trong tâm trí của trẻ, gây ảnh hưởng lớn đến tổng thể phát triển. Nắm được các thông tin về não bộ bạn có thể giúp con biến những điều không hay thành những trải nghiệm tốt đẹp trong con.
Các giai đoạn tâm lý ở trẻ
Ở từng giai đoạn độ tuổi khác nhau, có những suy nghĩ, tính cách không giống nhau. Vì vậy ba mẹ nên tham khảo tâm lý trẻ theo độ tuổi như sau:
Giai đoạn phát triển tâm lý từ 0 – 1 tuổi
Từ lúc bé chào đời, con đã bắt đầu học cách làm quen với môi trường mới, một nơi khác hoàn toàn trong bụng mẹ. Khi đấy những thói quen sống mới dần xuất hiện, hình thành.
Giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ ấu nhi, người lớn chỉ cần thỏa mãn đủ nhu cầu về bản năng của bé như ăn, ngủ, chơi,…Vì vậy khi ba mẹ đáp ứng nhu cầu càng tốt và trong mức giới hạn sẽ có tác động tích cực đến tâm lý, hình thành nhân cách trẻ mai sau.
Từ 8 tháng tuổi trở lên, bé biết nói những âm đơn giản, phân biệt ai lạ ai quen. Khi này ba mẹ cần phải gần gũi với con nhiều hơn nữa bởi đây là giai đoạn trẻ cần được yêu thương quan tâm, chăm sóc.
Cần đáp ứng nhu cầu trẻ nhưng phải suy xét điều nào là hợp lý. Tránh hình thành thói quen ỷ lại vào ba mẹ ở trẻ. Xây dựng tính kỷ luật, quy tắc, trách nhiệm cho tâm lý của con theo hướng tích cực nhất.
Giai đoạn phát triển tâm lý từ 1 – 3 tuổi
Ở giai đoạn phát triển vàng này, trẻ đã đủ hiểu biết để tò mò về thế giới xung quanh. Trẻ có thể tự làm nhiều việc không cần đến người lớn giúp, tự tiếp xúc, vận động và có ý thức cảm nhận. Song song với phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động giao tiếp với người lớn, vừa nói vừa làm.
Phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 – 3 tuổi có được theo hướng tích cực hay không, phụ thuộc phần lớn vào cách giao tiếp, hành xử của người lớn. Bé cũng đã hiểu mọi người nói gì, nên những lời yêu thương rất cần vào lúc này.
Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 3 – 6 tuổi
Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Lúc này bé đã linh hoạt sử dụng đồ vật xung quanh, hiểu được người lớn, diễn đạt được ý nghĩ thành câu. Bởi tính tò mò, thích khám phá tăng nên sẽ có nhiều câu hỏi vì sao, tại sao được đặt ra và có thể nêu lên quan điểm cá nhân.
Đây cũng là lúc cái tôi dần hình thành trong tính cách bé. Nhận ra được vị trí của mình ở đâu trong tùy môi trường khác nhau. Cha mẹ chú ý hướng con đến những điều tốt đẹp.
Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 6 – 11 tuổi
Đây là độ tuổi đi học, bước vào con đường làm quen với chữ, gặp gỡ nhiều bạn bè, sử dụng đa dạng kỹ năng như tư duy, xã hội,… Ba mẹ hết sức lưu ý, phải chọn cho con một môi trường học tập tốt, để nhận được sự quan tâm, dạy dỗ đầy đủ đến từ nhà trường, không ảnh hưởng xấu tâm lý con.
Bé càng lớn, nhân cách đang ngày một hoàn thiện và giai đoạn này là nền tảng cho những thói quen, nếp sống lành mạnh mai sau. Nhận được sự hướng dẫn tốt từ thầy cô, gia đình để có thể thu về các ý thức, chuẩn mực đạo đức xã hội tốt, tạo giá trị bản thân cho riêng mình.
Khi đã được đi học, tâm lý trẻ em được nâng lên một tầm cao mới, vì vậy những thành viên trong gia đình sẽ là tấm gương mẫu mực trước tiên nếu muốn con phát triển tốt.
Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em từ 11 – 16 tuổi
Giai đoạn cuối cùng cũng là khúc quan trọng nhất trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Không còn quá nhỏ cũng chưa đủ lớn nên đây là thời kỳ chuyển biến phức tạp, dễ bị nhiều lời nói, hành động dụ dỗ dần đến tư tưởng sa lầy.
Trẻ bắt đầu có thay đổi về cơ thể và quan tâm đến nó, hiểu rõ về tình cảm, xã hội. Trẻ dễ dựa vào những tiêu chuẩn từ lời nói khen chê của mọi người xung quanh để xem xét lại mình.
Ở độ tuổi vị thành niên, gia đình cần phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc, thoải mái nhất cho con. Ngoài ra vì cơ thể đang thay đổi, ba mẹ lưu ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Nếu không được ăn đúng cách sẽ dễ dẫn đến thiếu các vi khoáng, gây biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu phát hiện một vài dấu hiệu trên ở con, ba mẹ có thể bổ sung cho trẻ sản phẩm hỗ trợ chứa lysine, vitamin, các vi khoáng thiết yếu cho bé.
Xem thêm:
- Tâm lý trẻ em là gì? Làm thế nào để hiểu tâm lý trẻ? Các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
- Đa nhân cách là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra và triệu chứng bệnh
- OCD là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu được tâm lý trẻ em là gì? Từ đó định hướng được cách nuôi dạy con và trở thành người bạn thân tuyệt vời nhất của trẻ. Hãy ghé thăm dinhnghia.vn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!