Lá cây thường có màu xanh, vậy bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lá cây có màu xanh lục chưa? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN khám phá bí mật tại sao lá cây có màu xanh lục cũng như màu xanh đó do sắc tố nào mang lại qua bài viết dưới đây nhé!.
Lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục trong lục lạp. Thực chất, trong lá cây có rất màu khác nhau như vàng, cam, đỏ. Tuy nhiên, màu xanh lục của chất diệp lục vẫn chiếm thứ yếu vì vậy lá cây có màu xanh.
Trong một mi-li-mét lá cây chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là chất diệp lục, tức là chất xanh của lá.
Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lục, lam, vàng, cam đỏ. Nguyên nhân chất diệp lục có màu xanh lục là vì nó hút các tia sáng màu khác nhất là màu đỏ và màu lam nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục.
Một số lí do giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục sẽ được đề cập cụ thể dưới đây:
Nội dung bài viết
Diệp lục và Carotenoit
Diệp lục là sắc tố chủ yếu trong quang hợp. Diệp lục bao gồm có diệp lục a và diệp lục b. Trong đó, chất diệp lục a ( P700 và P 680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
Các phân tử diệp lục a và diệp lục b
Diệp lục a và diệp lục b hấp thụ các năng lượng ánh sáng mặt trời, sau đó truyền năng lượng đó cho diệp lục a (P700 và P 680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.
Carôtenôit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin).Chức năng của Carôtenôit là hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời sau đó truyền đến cho chất diệp lục b, sau đó từ chất diệp lục b sẽ truyền năng lượng đến chất diệp lục a.
Ngoài ra, Carôtenôit còn có chức năng chính trong việc bảo vệ bộ máy quang hợp khỏi cường độ ánh sáng cao của ánh nắng mặt trời.
Nói một cách dễ hiểu màu xanh lục của lá là do chất diệp lục trong lục lạp. Sở dĩ chất này có màu xanh là do ánh sáng trắng có thể phân tách thành 7 màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; mà chất diệp lục lại không thể hấp thụ ánh sáng lục nên khi ánh sáng này chiếu vào lá, lá sẽ phản màu lục lại mắt ta làm mắt ta thấy lá có màu xanh.
Tuy nhiên, không phải loài thực vật nào lá cây cũng có màu xanh. Một số cây có lá màu đỏ như cây phong, cây rau rền,…Vậy tại sao lá cây đó lại mang màu đỏ. Sở dĩ lá cây có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏ.
Có thể thấy, tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át chất diệp lục trong lá. Antocyan là một hợp chất cực kỳ dễ tan trong nước nóng. Một thí nghiệm đơn giản sau sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Khi cho lá cây màu đỏ vào nước nóng, antocyan sẽ tan dần, lá cây sẽ chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh. Điều đó có đã chứng minh rằng, tuy lá cây mang màu đỏ nhưng vẫn chứa chất diệp lục.
Dù lá cây có màu đỏ hay xanh, thì tất cả các loại cây đều dùng dễ để hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, dùng lá để quang hợp và trao đổi chất. Vì vậy, dù đỏ hay xanh thì lá cây vẫn chứa chất diệp lục như thường.
Xem thêm:
- Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? So sánh đặc điểm sinh sản của cây dương xỉ và cây thông
- Enzim là gì? Enzim trong nước bọt có tên là gì?
- Nuôi cấy mô là gì? Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô
Như vậy chúng ta đã hiểu được tại sao lá cây có màu xanh lục? Những sắc tố nào làm nên màu xanh lục của lá. Hy vọng bài chia sẻ này đem đến cho bạn thông tin.