Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? 8 cách làm trắng răng tại nhà

0
(0)

Đánh răng là một thói quen vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

Do di truyền

Có thể lý do làm bạn bị vàng răng dù thường xuyên đánh răng là vì di truyền. Nghĩa là từ khi bạn sinh ra, răng của bạn so với những người khác sẽ vàng hơn. Và với lý do này, bạn sẽ rất khó để cải thiện được màu sắc của men răng.

Đôi khi bạn bị vàng răng là vì di truyền
Đôi khi bạn bị vàng răng là vì di truyền

Do hút thuốc lá nhiều

Trong thuốc lá có chứa nicotine và nhựa thuốc, hai thành phần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng của bạn. Khi bạn hút quá nhiều thuốc lá, răng sẽ bị bám các mảng vàng hoặc nâu.

Hút thuốc nhiều cũng làm bạn bị vàng răng
Hút thuốc nhiều cũng làm bạn bị vàng răng

Thực phẩm có màu

Một số loại thực phẩm có màu tối, màu sẫm như cà phê, trà hay nước coca cũng có thể làm răng bạn bị ố vàng. Vậy nên, các bạn nên hạn chế sử dụng chúng thường xuyên.

Hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu tối
Hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu tối

Dùng thuốc kháng sinh

Khi uống thuốc kháng sinh, các bạn có thể sẽ bị vàng răng vì một số tác dụng phụ của thuốc gây nên. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước súc miệng có chứa Minocycline cũng sẽ làm bạn bị vàng răng.

Trong thuốc có một số tác dụng phụ làm ố vàng răng
Trong thuốc có một số tác dụng phụ làm ố vàng răng

Do tuổi tác

Thêm một nguyên nhân khác làm bạn bị vàng răng là do vấn đề tuổi tác. Khi tuổi bạn càng cao thì răng sẽ càng dễ bị vàng vì lúc này men răng đã bị bào mòn và làm lộ phần ngà răng.

Khi bạn lớn tuổi, răng bạn sẽ dễ bị vàng hơn
Khi bạn lớn tuổi, răng bạn sẽ dễ bị vàng hơn

Đánh răng quá mạnh hoặc đánh răng quá lâu

Nếu bạn đánh răng quá nhanh thì đồ ăn vẫn còn bám lại trên răng. Phần thức ăn thừa đó sẽ không được làm sạch. Dần dần chúng sẽ bị vôi hóa, tạo thành vôi và làm vàng răng.

Ngược lại, nếu các bạn đánh răng quá lâu phần men răng sẽ bị mài mòn, dần yếu đi và sẽ dễ làm răng bị ngả vàng. Do đó, chỉ nên đánh răng khoảng 2 – 3 phút là được rồi nhé!

Đừng nên đánh răng quá mạnh
Đừng nên đánh răng quá mạnh

Sử dụng bàn chải cứng

Bàn chải đánh răng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi bàn chải đánh răng quá cứng sẽ làm nướu của bạn bị tổn thương và làm răng dễ bị mòn. Bên cạnh đó, lông bàn chải cứng cũng khiến việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn.

Bàn chải cứng sẽ làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn
Bàn chải cứng sẽ làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn

Không vệ sinh lưỡi

Sau khi đánh răng nếu bạn thường xuyên vệ sinh lưỡi sẽ giúp bản thân tránh được tình trạng răng bị ố vàng. Vì dưới lưỡi có khá nhiều vi khuẩn nếu không thường xuyên vệ sinh chúng thì các bạn rất dễ bị vàng răng.

Đừng quên vệ sinh lưỡi
Đừng quên vệ sinh lưỡi

Đánh răng sai cách

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác làm răng bạn bị vàng là do đánh răng sai cách. Khi bạn đánh răng theo chiều ngang, bàn chải sẽ không thể loại bỏ được hết các mảng bám trên răng. Dẫn đến việc trong răng còn mảng bám và lâu ngày sẽ làm răng bị vàng.

Đánh răng sai cách là lí do thường gặp nhất
Đánh răng sai cách là lí do thường gặp nhất

Nhiễm Fluor

Flour là một hợp chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của răng. Công dụng của nó là giúp hình thành men răng và tạo ngà răng. Flour có nhiều trong cá biển, trà xanh, ngũ cốc, rau xanh, cà chua,… và có cả trong nước uống.

Tuy Fluor rất tốt cho răng miệng nhưng việc sử dụng quá nhiều, nhất là khi sử dụng nước có fluor, sẽ làm răng xuất hiện các đốm và đường trắng. Đặc biệt, trẻ em rất thường xuyên bị tình trạng này.

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị vàng răng khi nhiễm fluor
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị vàng răng khi nhiễm fluor

8 cách làm trắng răng bị vàng hiệu quả tại nhà

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng

Bước đầu tiên để khắc phục tình trạng răng bị ố vàng, các bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng từ 1 lần/ngày lên 2 lần/ngày. Việc đánh răng trước và sau khi ngủ dậy sẽ giúp loại bỏ được những vi khuẩn tấn công răng.

Bạn cũng không nên đánh răng quá nhiều trong một ngày. Vì làm như thế sẽ gây tổn thương đến nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, tấn công nướu của bạn.

Ngoài ra, cách chải răng đúng là để bàn chải theo góc nghiêng 90 độ. Và bạn không nên chỉ chải theo một đường thẳng mà nên đánh răng theo chiều kim đồng hồ hoặc chiều dọc.

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng
Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng

Làm trắng răng bằng muối

Muối là một trong những cách làm trắng răng vô cùng hiệu quả và đơn giản. Một số phương pháp làm trắng răng bằng muối như:

  • Dùng muối để đánh răng, súc miệng: Muối có khả năng chống sâu răng và hôi miệng rất hiệu quả. Sau khi sử dụng 1 – 2 tuần các bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt. Nếu bạn muốn tăng hiệu quả sử dụng thì có thể kết hợp với kem đánh răng.
  • Kết hợp chanh với muối: Sự kết hợp giữa acid của chanh và muối sẽ giúp trắng răng một cách hiệu quả. Các bạn có thể trộn 1/2 muỗng muỗi với 1/2 muỗng nước cốt chanh và ngậm trong 2 – 3 phút.
Muối giúp làm trắng răng hiệu quả
Muối giúp làm trắng răng hiệu quả

Dùng dầu dừa để làm trắng răng

Một cách làm trắng răng tại nhà mà ít ai biết là các bạn có thể sử dụng dầu dừa. Vì nó có khả năng giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các mảng bám trên răng khá hiệu quả.

Tuy rất có ích, nhưng dầu dừa hoàn toàn không thể thay thế được kem đánh răng hay chỉ nha khoa. Các bạn có thể ngậm 1 – 2 muỗng dầu dừa loãng từ 10 – 30 phút sau đó súc miệng bằng nước. Và nên nhổ phần dầu dừa đã dùng vào một vật đựng khác thay vì bồn nước để tránh gây tắc nghẽn cống nhé.

Dùng dầu dừa để làm trắng răng
Dùng dầu dừa để làm trắng răng

Dùng baking soda và hydrogen peroxide

Baking soda và hydrogen peroxide là cách làm trắng răng vô cùng phổ biến và được khá nhiều người áp dụng. Vì chúng có khả năng loại bỏ các mảng bám, giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong miệng.

Các bước thực hiện như sau: Các bạn có thể trộn baking soda và hydrogen peroxide theo tỷ lệ 1:2. Khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp sệt rồi dùng để đánh răng. Sau đó súc miệng thật sạch bằng nước.

Dùng baking soda và hydrogen peroxide
Dùng baking soda và hydrogen peroxide

Dùng than hoạt tính

Than hoạt tính sẽ là phương pháp tốt nhất dành cho các bạn. Vì trong than hoạt tính có tính hấp thụ cao, giúp loại bỏ các sắc tố và vết ố vàng trên răng. Bên cạnh đó, nó còn giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố trong miệng.

Hiện nay, than hoạt tính được đưa vào thành phần của kem đánh răng hoặc bạn có thể kết hợp than hoạt tính với kem đánh răng để sử dụng hàng ngày. Khi đánh răng nên đánh thật nhẹ, đặc biệt là ở vùng nướu nhé.

Than hoạt tính sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho bạn
Than hoạt tính sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho bạn

Dùng các sản phẩm từ thiên nhiên

  • Vỏ chanh: Bạn có thể sử dụng vỏ chanh chà nhẹ lên răng rồi đánh răng lại cho sạch. Trong vỏ chanh có flavonoid và pectin với tác dụng giúp làm sạch vết ố vàng trên răng.
  • Vỏ chuối: Cũng giống như cách sử dụng vỏ chanh, bạn chà nhẹ vỏ chuối lên răng rồi sau đó đánh lại cho sạch. Chuối chứa rất nhiều vitamin D giúp đánh bay những mảng vàng bám trên răng.
  • Cau: Cắt nhỏ cau thành 4 miếng rồi chà lên răng. Vì trong cau có chứa một số hoạt chất rất tốt dành cho răng, khi chúng không chỉ giúp làm trắng răng mà còn giúp ngăn vi khuẩn trong miệng.
  • Chanh và muối: Khi độ mặn của muối và axit tự nhiên trong chanh khi kết hợp với nhau sẽ giúp các bạn khắc phục được tình trạng răng bị ố vàng một cách hiệu quả và giúp răng miệng được thơm tho.
Các sản phẩm từ tự nhiên sẽ giúp răng bạn thêm trắng sáng hơn
Các sản phẩm từ tự nhiên sẽ giúp răng bạn thêm trắng sáng hơn

Dùng giấm táo

Bạn có thể thoải mái sử dụng giấm táo mà không cần kết hợp với bất kỳ nguyên liệu nào. Các bạn có thể nhỏ một vài giọt giấm táo lên bàn chải và đánh răng đều khắp miệng. Những nơi bị ố vàng các bạn có thể đánh kỹ hơn. Sau đó bạn chỉ việc súc miệng và đi ngủ.

Nước giấm táo giúp bạn khắc phục tình trạng răng bị ố vàng
Nước giấm táo giúp bạn khắc phục tình trạng răng bị ố vàng

Sử dụng các loại kem đánh răng giúp trắng răng

Bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại kem đánh răng giúp làm trắng răng. Khi mua bạn chú ý đến thành phần bên trong như sodium polyphosphate giúp giảm các mảng bám có màu. Hay hydroxyapatite giúp ngăn ngừa tác hại đến men răng.

Một cách đơn giản hơn là sử dụng kem đánh răng giúp làm trắng răng
Một cách đơn giản hơn là sử dụng kem đánh răng giúp làm trắng răng

Ngăn ngừa vàng răng, ố răng

Để giúp ngăn chặn tình trạng vàng răng và ố răng, các bạn cần có những biện pháp như:

  • Ăn các loại trái cây với hàm lượng nước cao (ví dụ như đu đủ) để giúp răng thêm khỏe mạnh và giúp làm sạch răng, sạch nướu.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có màu như cà phê, nước ngọt,… Vì nó sẽ dễ làm răng ố vàng.
  • Hạn chế việc ăn quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều axit, ví dụ như cam hay chanh. Vì axit sẽ làm bào mòn men răng của bạn.
  • Chú ý thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đây cũng là cách làm trắng răng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để ngừa sâu răng và loại bỏ đi những vết ố.
Nên bổ sung một vài món ăn để tránh tình trạng răng bị ố vàng
Nên bổ sung một vài món ăn để tránh tình trạng răng bị ố vàng

DINHNGHIA mong rằng với những thông tin bổ ích vừa rồi, các bạn sẽ biết được lý do tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Từ đó biết được cách ngăn ngừa răng ố vàng và tìm ra cách giúp làm trắng răng hiệu quả. Đừng quên đón xem các chủ đề thú vị khác trên DINHNGHIA nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...