Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi sau khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, mở ra triều đại nhà Trần. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần có gì mới so với các thời kỳ trước đó, hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng DINHNGHIA.COM.VN đi tìm câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
Sự phát triển kinh tế
Tình hình kinh tế sau chiến tranh
Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất để mở rộng diện tích nông nghiệp.
Nông nghiệp
Nhờ thực hiện tích cực các chính sách phát triển kinh tế nên nông nghiệp dưới thời nhà Trần dần được phục hồi và phát triển. Diện tích đất nông nghiệp được mở rộng: rộng công, ruộng tư, điền trang, thái ấp, ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, ruộng công được chia cho dân cày cấy và nộp thuế để làm ngân sách duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thủ công nghiệp
Biểu hiện của sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần ở lĩnh vực thủ công nghiệp: được nhà nước quản lý, mở rộng và nâng cao tay nghề kỹ thuật. Mở xưởng thủ công nhà nước đạt được nhiều thành tựu: đóng được thuyền lớn ra biển, chế tạo được thuốc súng.
Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển đặc biệt là gốm sứ tráng men, dệt tơ lụa, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy. Hình thành các làng nghề, phường nghề để trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao chất lượng như làng gốm Bát Tràng.
Thương nghiệp
Buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh, các chợ lớn ra đời, buôn hàng chuyến bằng thuyền. Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút thương gia khắp nơi đổ về buôn bán.
Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh, Vân Đồn trở thành thương cảng buôn bán với thương nhân nước ngoài. Đây là điểm mới trong sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần.
Tình hình xã hội sau chiến tranh
Dưới thời Trần, xã hội có sự phân hóa ngày càng sâu sắc
Tầng lớp thống trị:
Vua , vương hầu , quý tộc, quan lại, địa chủ giữ vị trí chủ chốt, có nhiều ruộng đất và nhiều đặc quyền đặc lợi.
Tầng lớp bị trị:
- Nông dân: là tầng lớp bị trị đông đảo nhất, có những năm mất mùa đói kém, họ phải bán ruộng đất và trở thành nông dân tá điền và nộp tô cho địa chủ.
- Thợ thủ công, thương nhân: Tầng lớp này ngày càng đông hơn do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Nông nô, nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề. Nô tì được đưa vào sản xuất trở thành nông nô, nhà nước cũng không có chính sách cấm mua bán nô tì, và nô tì trở thành hàng hóa được đem ra buôn bán.
Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần so với nhà Lý, các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có sự phân hóa giai cấp sâu sắc, số lượng cũng chênh lệch với sự xuất hiện ngày càng đông của tầng lớp địa chủ, nông nô và nô tì. Ở nhà Trần, nhà nước mang tính đẳng cấp- nhà nước quân chủ, quý tộc.
Sự phát triển văn hóa
Đời sống văn hóa
Các tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến rộng rãi trong nhân dân dân: thờ cúng tổ tiên, anh hùng, người có công với làng xóm. Đạo Phật phát triển, tuy không còn phát triển như thời lý nhưng chùa chiền vẫn mọc lên, người đi tu tăng nhiều.
Nho giáo cũng ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, nổi bật có nhà nho Chu văn An, Trương Hán Siêu. Các hình thức sinh hoạt như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối được nhân dân ưa thích và phát triển.
Nhân dân thường cạo trọc đầu, đi chân đất, mặc quần áo đơn giản, có tinh thần yêu nước, kính già, trọng nghĩa khí.
Văn học
Văn học phát triển mạnh, mang đậm tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Văn học chữ Hán có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Văn học chữ nôm có bước phát triển mạnh mẽ với các thi gia như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly…
Giáo dục và khoa học kĩ thuật
- Giáo dục phát triển hơn thời Lý, Quốc Tử Giám được mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại, có nhiều kỳ thi chọn người giỏi. Các lộ, phủ đều có trường công. Cơ quan viết sử ra đời – Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu, là tác giả của Đại Việt sử ký (1272). Đây là một điểm mới trong sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần, nhà nước đã đặc biệt coi trọng đến yếu tố lịch sử.
- Quân sự có tác phẩm binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo
- Thiên văn học cũng đạt được nhiều thành tựu với các nhà thiên văn như Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.
- Y học với danh y Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu các vị thuốc nam và tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.
Cuối thế kỷ XIV, Hồ Nguyên Trừng cùng thợ thủ công đã chế tạo thành công súng thần cơ và thuyền chiến.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần còn thể hiện ở cả lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Cụ thể, nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, Thành Tây Đô (Thành Nhà Hồ).
Xem thêm:
- Đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
- Thất Tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau
- Hội nghị Diên Hồng: Hoàn cảnh, Diễn biến, Ý nghĩa và Tác dụng
Nhìn chung, đất nước phát triển mạnh hơn thời Lý do có sự quan tâm của nhà nước; kinh tế phát triển; xã hội ổn định, văn hóa giáo dục được chú trọng và ngày một nâng cao. Hy vọng qua bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN đã cung cấp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần!