SMB là gì? Cách hoạt động của giao thức SMB

0
(0)

Chắc hẳn với nhiều người dùng hiện nay, cụm từ SMB được mọi người thường nhắc tới trong vấn đề học tập, công việc. Vậy bạn đã hiểu SMB là gì chưa và cách hoạt động của giao thức SMB? Nếu chưa hãy theo dõi hết bài viết này để tham khảo thêm bạn nhé!

SMB là gì?

Khái niệm

SMB là cụm từ viết tắt của “Server Message Block”, là một giao thức chia sẻ file vô cùng phổ biến hiện nay cho người dùng sử dụng hệ điều hành DOS và Windows. Đồng thời, SMB sẽ được sử dụng ở chế độ mặc định trên các nền tảng Windows 7/8/10 khi chia sẻ file.

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi bạn lưu các file này trong máy tính của mình thì giao thức SMB sẽ cho phép các thành viên khác trong nhóm truy cập, sử dụng các file từ máy của bạn trên chính máy tính của họ.

SMB là gì?
SMB là gì?

Ưu điểm

SMB trở thành một giao thức giúp chia sẻ file được mọi người sử dụng rộng rãi, SMB tương thích với những người dùng sử dụng hệ điều hành IBM hoặc Microsoft.

Bạn có thể cung cấp cơ chế để các máy khách (client) truy cập vào hệ thống file máy chủ, cũng như các thiết bị input/output (ví dụ như máy in) nhanh chóng.

Ưu điểm của SMB
Ưu điểm của SMB

Nhược điểm

Nguy cơ bảo mật của SMB là một nhược điểm khá “chí mạng” và đang được nhà sản xuất khắc phục khi các nhóm hacker có thể lợi dụng vấn đề bảo mật này để triển khai các đoạn mã độc hại, tuy nhiên lúc này người dùng có thể vẫn không phát hiện.

Và khi một máy bị nhiễm, hacker có thể đoạt được truyền truy cập vào tất cả máy trong hệ thống.

Nhược điểm
Nhược điểm

Tính năng của giao thức SMB

  • Tìm kiếm và kết nối với các máy chủ sử dụng giao thức SMB khác nhanh chóng.
  • Hỗ trợ in qua mạng.
  • Sử dụng Active tường lửa hay kích hoạt chế độ Endpoint Protection dễ dàng để bảo vệ port SMB. Cập nhật blacklist để ngăn các kết nối từ địa chỉ IP đã từng tấn công trước đó.
  • Xác thực file và thư mục được chia sẻ.
  • Thông báo sự thay đổi file và thư mục.
  • Xử lý các thuộc tính mở rộng của file.
  • Đàm phán, dàn xếp để tương thích giữa các hình thái SMB.
  • Hỗ trợ Unicode.
  • Thiết lập VPN giúp mã hóa, bảo vệ lưu lượng mạng.
  • Sử dụng mạng VLAN riêng biệt với lưu lượng mạng nội bộ.
  • Khóa file đang truy cập tùy theo cơ hội.
  • Sử dụng bộ lọc địa chỉ MAC, phát hiển và chặn ngay những địa chỉ không xác định được nhưng muốn truy cập.

SMB hoạt động như thế nào?

SMB là giao thức được hoạt động theo kiểu hình thức chính là ‘request – response’ (còn được gọi theo cách khác là ‘máy khách – máy chủ’).

Nói một cách dễ hiểu thì tức là các máy khách gửi sẽ tìm kiếm và gửi yêu cầu đến máy chủ SMB, sau đó máy chủ sẽ gửi phản hồi đến từng yêu cầu mà máy khách thông tin trước đó.

Ví dụ khi máy in trong phòng hành chính được kết nối với máy tính của quầy giao dịch. Nếu bạn muốn in một tài liệu nào đó, máy tính của bạn (máy khách) sẽ gửi yêu cầu in đến máy quầy giao dịch (máy chủ) bằng giao thức SMB.

Sau đó, máy chủ sẽ gửi các phản hồi, nêu rõ các dữ liệu của bạn đang được in, hoặc bị từ chối.

SMB hoạt động như thế nào?
SMB hoạt động như thế nào?

Trong lần giao tiếp đầu tiên, máy khách sẽ gửi những danh sách theo từng phiên bản giao thức khả dụng đến với máy chủ, sau đó máy chủ sẽ chọn một giao thức thích hợp để sử dụng sau này.

Tuy nhiên trong quá trình này, nếu máy khách không có danh sách phiên bản nào đáp ứng được yêu cầu bảo mật mà hệ thống đặt ra thì máy chủ sẽ từ chối.

Khi phiên bản giao thức đã được xác nhận, các máy khách bắt đầu gửi yêu cầu cho máy chủ, để máy chủ phản hồi lại kèm các thông tin cần thiết.

Ví dụ như máy khách yêu cầu đăng nhập vào hệ thống với tên người dùng và mật khẩu. Khi yêu cầu được xác nhận thành công thì máy chủ gửi lại số ID. Và lúc này máy khách có thể yêu cầu kết nối với nguồn dữ liệu thông qua số ID này.

Máy khách và máy chủ sử dụng SMB đều duy trì số thứ tự đồng bộ. Số thứ tự này phục vụ việc tạo các mã xác thực tin nhắn messenger authentication code (được gọi tắc là MAC) để tránh các cuộc tấn công mạng.

Mỗi tin nhắn giữa máy chủ và máy khách có thể được xác nhận bởi một MAC nhất định. Mã này thiết lập tính xác thực của nguồn tin nhắn và tính toàn vẹn của tin nhắn.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn SMB là gì? Cách hoạt động của giao thức SMB. Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...