Shipper là gì? Những điều cần biết về nghề shipper giao hàng

0
(0)

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến và shipper trở thành một nghề được khá nhiều người quan tâm. Vậy shipper là gì và làm sao để chọn được shipper giao hàng uy tín? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu chi tiết về nghề shipper trong bài viết này nhé!

Nghề shipper là gì?

Shipper hay còn được biết đến với tên gọi là nhân viên giao hàng, người ship hàng. Trách nhiệm chính của shipper là vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận. Ngoài ra, các shipper phải đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận nguyên vẹn, đồng thời xử lý các thủ tục cần thiết như vận đơn để đảm bảo quá trình gửi hàng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.

Trong bối cảnh thị trường mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển, dịch vụ vận chuyển ngày càng trở nên phổ biến, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân viên giao hàng. Đặc biệt đối với ngành vận tải, vai trò của shipper không thể xem nhẹ, vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa đến đích mà không có rủi ro nào.

Nghề shipper còn được gọi là nhân viên giao hàng
Nghề shipper còn được gọi là nhân viên giao hàng

Các hình thức shipper phổ biến hiện nay

Shipper tự do

Shipper tự do là những người giao hàng không có giờ làm việc cố định và không thuộc sự kiểm soát của bất kỳ đơn vị vận chuyển nào. Họ sẽ thu phí giao hàng ngay khi hoàn thành xong đơn hàng của mình, thay vì nhận tiền từ trung gian hay công ty vận chuyển.

Vì hoạt động tự do nên các shipper này thường không được hưởng các chính sách, quyền lợi cho người lao động, chẳng hạn như bảo hiểm xã hội. Hình thức shipper này thường là những bạn trẻ, sinh viên hoặc các bác xe ôm muốn kiếm thêm thu nhập từ việc giao hàng đơn lẻ và không đều đặn.

Shipper tự do không thuộc quản lý của bất kỳ đơn vị vận chuyển nào
Shipper tự do không thuộc quản lý của bất kỳ đơn vị vận chuyển nào

Shipper bán chuyên

Đối với shipper bán chuyên việc giao hàng như là nguồn thu nhập thứ hai của họ. Đồng thời, các shipper này cũng hoạt động tự do và không thuộc công ty vận chuyển nào khác. Vì thường phải cạnh tranh với shipper chuyên nghiệp về thời gian và đơn hàng, nên dẫn đến lịch làm việc khá dày đặc.

Shipper công nghệ

Nhóm shipper công nghệ làm việc bằng cách đăng ký trực tiếp với các ứng dụng giao hàng thông minh như Grab, Be, Gojek,… Các shipper sẽ được kết nối với người dùng và đơn hàng từ các nền tảng này. Làm việc qua trung gian là các ứng dụng giúp bảo đảm an toàn cho giao dịch, nhưng cũng làm giảm phần trăm hoa hồng mà shipper nhận được.

Shipper công nghệ đăng ký trực tiếp với các ứng dụng giao hàng thông minh
Shipper công nghệ đăng ký trực tiếp với các ứng dụng giao hàng thông minh

Shipper chuyên nghiệp

Shipper chuyên nghiệp sẽ thuộc sự quản lý của một công ty hay đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp. Đơn hàng vận chuyển của shipper chuyên nghiệp thường lớn và có quãng đường dài hơn so với các hình thức shipper khác.

Mặc dù công việc khá vất vả, nhưng các nhân viên giao hàng này đều là lao động chính thức của công ty. Vì thế shipper chuyên nghiệp sẽ được hưởng những quyền lợi dành cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và mức lương ổn định được chi trả theo từng tháng, quý và năm.

Shipper chuyên nghiệp là lao động chính thức của đơn vị vận chuyển
Shipper chuyên nghiệp là lao động chính thức của đơn vị vận chuyển

Các công việc chính của shipper

Một shipper thường đảm nhiệm các công việc chính sau đây:

  • Lấy hàng và thông tin người nhận: Shipper cần đến trực tiếp địa điểm gửi hàng để nhận hàng và thu thập thông tin về người nhận.
  • Kiểm tra hàng hóa: Shipper cần kiểm tra và rà soát tình trạng của các món hàng trước khi nhận đơn.
  • Sắp xếp lộ trình giao hàng: Để tiết kiệm thời gian và công sức khi di chuyển, việc sắp xếp thứ tự giao các đơn hàng theo lộ trình phù hợp là điều cần thiết.
  • Giao hàng và thu tiền: Liên lạc với khách hàng để giao gói hàng và thu tiền tương ứng với thông tin trên đơn hàng (đối với đơn ship COD – thu tiền khi giao).
  • Xử lý các vấn đề liên quan: Nếu trong tình huống không liên lạc được với người nhận hoặc đơn hàng bị huỷ, shipper sẽ liên lạc lại với người gửi để trao đổi và thống nhất cách xử lý.
Các công việc chính của shipper
Các công việc chính của shipper

Những khó khăn của nghề shipper

Nghề shipper mang đến nguồn thu nhập cho rất nhiều người, nhưng công việc này cũng đầy thách thức. Việc tìm kiếm địa chỉ giao – nhận hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là các khu vực phức tạp, nhiều ngõ hẻm có thể làm chậm trễ việc giao hàng.

Một thách thức khác là vấn đề kẹt xe và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đáng kể đến thời gian, chi phí và việc bảo quản hàng. Trong khi shipper luôn phải đảm bảo đơn hàng được giao nhanh chóng và không bị hỏng. Điều này có thể tăng thêm áp lực trong công việc.

Những khó khăn của nghề shipper
Những khó khăn của nghề shipper

Bên cạnh đó, shipper thường phải đối mặt với các tình huống không lường trước từ phía khách hàng, như tình trạng “bùng hàng”. Các khiếu nại từ khách hàng cũng ảnh hưởng đến thu nhập của shipper, trong khi các ứng dụng thường không bảo vệ quyền lợi của họ trong các trường hợp bị bom hàng.

Tiêu chí lựa chọn shipper giao hàng chuyên nghiệp

Giao hàng đúng hẹn

Để đánh giá shipper, việc giao hàng đúng hẹn và hạn chế chậm trễ là các tiêu chí quan trọng. Các cửa hàng thường ưu tiên hợp tác với shipper chuyên nghiệp, am hiểu địa bàn giao nhận để lựa chọn lộ trình di chuyển tối ưu.

Trong trường hợp gặp sự cố trong quá trình vận chuyển, không thể giao hành đúng giờ thì shipper cần thông báo ngay cho khách hàng. Điều này nhằm giúp người nhận có thể điều chỉnh thời gian hoặc sắp xếp lại lịch trình.

Đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận nguyên vẹn, việc hợp tác với các shipper có kinh nghiệm dày dặn và lái xe an toàn là ưu tiên hàng đầu của các cửa hàng. Shipper cũng cần thực hiện thao tác cẩn thận khi sắp xếp hàng để tránh va chạm hoặc đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.

Shipper có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Shipper có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Tác phong chuyên nghiệp, linh hoạt

Trung thực là một trong những yếu tố quan trọng của một người shipper uy tín. Tố chất này càng được nhấn mạnh hơn đối với những đơn hàng thu tiền hộ (ship COD).

Đồng thời, kỹ nắng giao tiếp cũng rất cần thiết đối với shipper, đặc biệt là khi liên hệ với người nhận hàng. Hơn nữa, sự linh hoạt của shipper trong việc xử lý các tình huống phát sinh như khách hàng bận hoặc không thể liên lạc được cũng là điểm cần chú ý.

Tác phong chuyên nghiệp, linh hoạt
Tác phong chuyên nghiệp, linh hoạt

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Điều kiện để trở thành một shipper là gì?

Để trở thành một shipper, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Sử dụng điện thoại thông minh để có thể kết nối với các ứng dụng giao hàng và tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng.
  • Có phương tiện đi lại như xe máy, mô tô,… để có thể vận chuyển hàng hóa.
  • Thông thạo đường xá ở nhiều khu vực giúp bạn di chuyển một cách hiệu quả và nhanh chóng.
  • Cần đảm bảo có sức khỏe tốt vì công việc của shipper đòi hỏi sức lực bền bỉ trong thời gian dài.
  • Hiểu biết rõ về quy trình giao, nhận hàng để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng cách và đúng hẹn.
  • Có tinh thần nhiệt tình, chịu khó và luôn lịch sự trong giao tiếp với khách hàng và đối tác.
  • Shipper cần phải trung thực và có thái độ cầu tiến trong công việc, vừa giúp bạn xây dựng được uy tín vừa tạo được lòng tin từ phía khách hàng.
  • Shipper cũng cần biết rõ luật lao động để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp xảy ra tranh chấp với khách hàng hoặc công ty.
Điều kiện để trở thành một shipper
Điều kiện để trở thành một shipper

Cơ hội việc làm và mức lương của shipper tại Việt Nam?

Nghề shipper đang trở thành một trong những ngành nghề có sự cạnh tranh cao. Shipper tự do có thể kiếm từ 20.000 – 30.000 VNĐ cho mỗi đơn hàng, nhưng tỉ lệ nhận đơn thường không cao.

Shipper công nghệ có thu nhập ổn định, có thể kiếm từ 400.000 VNĐ đến hơn 1.000.000 VNĐ mỗi ngày nếu làm việc chăm chỉ. Còn shipper chuyên nghiệp thường có mức lương cố định, thường dao động từ 8 đến 15 triệu VNĐ/tháng tùy theo tần suất, tính chất công việc (cập nhật tháng 03/2024).

Nghề shipper đang có sự cạnh tranh cao
Nghề shipper đang có sự cạnh tranh cao

Làm shipper cần những giấy tờ gì?

Để ứng tuyển cho vị trí shipper, bạn có thể tham khảo những loại giấy tờ cần chuẩn bị sau:

  • Sơ yếu lý lịch (CV).
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (sao y bản chính).
  • Sổ hộ khẩu.
  • Giấy khai sinh (sao y bản chính).
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Giấy xác nhận không tiền án tiền sự của công an và giấy bảo lãnh dân sự.
Làm shipper cần những giấy tờ gì?
Làm shipper cần những giấy tờ gì?

Nên thuê shipper tự do hay chọn dịch vụ giao hàng?

Khi cần giao những đơn hàng gấp mà các đơn vị vận chuyển không thể đáp ứng kịp thời, việc thuê shipper giao hàng tự do là lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, việc này mang theo nhiều rủi ro, đặc biệt đối với những loại hàng hóa có giá trị cao.

Đối với những shop có lượng đơn hàng lớn, sử dụng dịch vụ giao hàng của các đơn vị vận chuyển là giải pháp tốt hơn. Cách này giúp tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, thống nhất, an toàn trong quá trình vận chuyển.

Shop có lượng đơn hàng lớn nên ưu tiên dịch vụ giao hàng
Shop có lượng đơn hàng lớn nên ưu tiên dịch vụ giao hàng

Xem thêm:

  • EMS là gì? Những điều cần biết về dịch vụ chuyển phát nhanh EMS
  • BL là gì? Bill of Lading là gì? Chức năng của vận đơn đường biển
  • ETA, ETD là gì? Cách phân biệt ETA và ETD trong xuất nhập khẩu

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm thông tin về nghề shipper giao hàng cũng như những cơ hội việc làm của ngành này. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên chia sẽ cho người thân, bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...