Sao kê là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết khi sao kê tài khoản ngân hàng

0
(0)

Hiện nay, sao kê tài khoản ngân hàng đang được nhiều người quan tâm. Vậy sao kê là gì? Có những hình thức sao kê nào? Hay những loại giấy tờ và biểu phí như thế nào? Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Sao kê là gì? Mục đích của việc sao kê tài khoản ngân hàng

Sao kê là hình thức liệt kê lại lịch sử thanh toán của cá nhân hay tổ chức một cách chi tiết nhất trong các hoạt động như: chi tiêu, thanh toán nợ, ứng tiền mặt,… bao gồm luôn cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản.

Việc sao kê giúp bạn có thể xem lại và quản lý hoạt động chi tiêu của tài khoản mình, mà còn dễ dàng chứng minh tính minh bạch về mặt pháp lý của tài khoản mình.

Mẫu giấy sao kê tài khoản của ngân hàng Techcombank
Mẫu giấy sao kê tài khoản của ngân hàng Techcombank

Có những loại sao kê tài khoản ngân hàng nào?

Hiện nay, tại hầu hết các ngân hàng có hai hình thức sao kê tài khoản là trực tiếp và trực tuyến.

Sao kê trực tuyến

Sao kê trực tuyến hay còn gọi là sao kê online, là hình thức sao kê được thực hiện trên ứng dụng Internet Banking của ngân hàng. Việc sao kê online có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất kiểm kê tài khoản, chứ không thể bổ sung hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính liên quan như: hồ sơ vay, hồ sơ chứng thực tài sản,…

Sao kê trực tuyến tại ứng dụng VCB - Mobile Banking của ngân hàng Vietcombank
Sao kê trực tuyến tại ứng dụng VCB – Mobile Banking của ngân hàng Vietcombank

Sao kê trực tiếp

Là hình thức chủ tài khoản đến trực tiếp ngân hàng và yêu cầu sao kê. Sao kê trực tiếp là văn bản có xác nhận mộc đỏ của ngân hàng, vì thế văn bản này có giá trị về mặt pháp lý và thường được sử dụng để bổ sung vào hồ sơ hành chính hoặc chứng minh tính minh bạch của tài khoản

Sao kê trực tiếp bằng giấy của ngân hàng HDBank
Sao kê trực tiếp bằng giấy của ngân hàng HDBank
Sao kê trực tiếp Sao kê gián tiếp
Thực hiện Chỉ được thực hiện khi đến ngân hàng Được thực hiện trên Internet Banking
Tính pháp lý Có thể dùng để đăng ký thẻ VISA và các thủ tục hành chính Chỉ dùng để kiểm kê tài khoản.
Biểu phí Có tính phí tùy thuộc vào quy định của ngân hàng Miễn phí
Giấy tờ liên quan Cần có giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD,… khi đến ngân hàng Không cần giấy tờ tùy thân

Những thuật ngữ liên quan đến việc sao kê

Sao kê lương là gì?

Nếu bạn cần xét duyệt hồ sơ để thực hiện các văn bản yêu cầu để vay vốn, mở thẻ tín dụng, thì bạn cần thực hiện sao kê lương. Bảng này sẽ cập nhật thông tin về tiền lương mỗi tháng, các khoản chi tiêu, các khoản thanh toán dịch vụ,…

Thường thì trên bảng sao kê lương sẽ thường bao gồm các thông tin sau:

  • Tên chủ tài khoản.
  • Số tài khoản.
  • Ngày in sao kê tiền lương.
  • Số dư đầu kỳ.
  • Số dư cuối kỳ.
  • Ngày giao dịch.
  • Ngày hạch toán.
  • Số giao dịch.
  • Số tiền nhận và rút.
  • Số dư trong tài khoản.
  • Các chú thích về địa điểm rút tiền, tài khoản chuyển khoản (nếu có) và phí giao dịch.
Sao kê lương là gì?
Sao kê lương là gì?

Dư nợ sao kê là gì?

Đối với khách hàng chỉ sử dụng thẻ tín dụng, dư nợ sao kê là văn bản để thông báo chi tiết về số tiền nợ từ các khoản vay như: vay tín chấp, vay thế chấp, thẻ tín dụng,… dư nợ sao kê giúp khách hàng minh chứng cho việc chi tiêu trước đó, để có thể chi trả thẻ tín dụng đúng hạn và đúng hạn mức.

Dư nợ sao kê là gì?
Dư nợ sao kê là gì?

Ngày sao kê là gì?

Ngày sao kê là ngày mà ngân hàng sẽ chốt lại mọi giao dịch trong một chu kỳ thanh toán. Mọi giao dịch mà bạn thực hiện trong tài khoản đều sẽ được thông kê lại một cách chi tiết. Sau khi có bảng này, chủ tài khoản có 15 ngày để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của mình mà sẽ không bị tính lãi.

Ngày sao kê là gì?
Ngày sao kê là gì?

Sao kê tín dụng là gì?

Sao kê tín dụng là một dạng thông báo của bằng văn bản hoặc tin nhắn, email của ngân hàng đến chủ tài khoản thẻ tín dụng. Nó sẽ liệt kê mọi chi tiết và giao dịch của tài khoản trong tháng bao gồm, số tiền cần phải thanh toán và thời hạn thanh toán cuối cùng để có thể trả tiền thẻ tín dụng đúng hạn.

Sao kê tín dụng là gì?
Sao kê tín dụng là gì?

Các cách thức sao kê tài khoản ngân hàng phổ biến hiện nay

Sao kê trực tiếp tại ngân hàng

Để thực hiện sao kê trực tiếp tài khoản tại ngân hàng, bạn cần phải đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh thuận tiện nhất. Tùy quy định của ngân hàng, bạn sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân đến ngân hàng của mình đăng ký tài khoản và yêu cầu nhân viên ngân hàng sao kê những thông tin yêu cầu về tài khoản ngân hàng của bạn.

Khi nhân viên ngân hàng xác thực các thông tin, bạn sẽ nhận được bản in sao kê các giao dịch theo yêu cầu. Sau đó, nên chú ý kiểm tra xem bản in có bị mờ hay thiếu khoản mục cần thiết nào không, đã có dấu của ngân hàng hay chưa.

Thông thường, hằng tháng các ngân hàng sẽ cung cấp cho chủ thẻ một bản sao kê miễn phí, nếu chủ thẻ có yêu cầu. Tuy nhiên, nếu cần số lượng nhiều hơn 1 bản thì bạn cần phải trả phí cho các lần in tiếp theo. Mức phí này sẽ do từng ngân hàng quy định và thông báo đến khách hàng.

Sao kê trực tiếp tại ngân hàng Vietcombank
Sao kê trực tiếp tại ngân hàng Vietcombank
Ưu điểm Nhược điểm
Mỗi tháng ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng 1 bản sao kê đầy đủ không mất phí. Mất thời gian, công sức đi lại để đến ngân hàng trực tiếp thực hiện yêu cầu in sao kê.
In được tất cả các giao dịch phát sinh trong tháng. Mất thời gian chờ đợi để nhận được sao kê
Có dấu chứng thực của ngân hàng do đó sẽ có giá trị về mặt pháp lý và sử dụng trong các hồ sơ hành chính, hồ sơ vay,… Mất phí cho tất cả những lần xin lại sao kê
Không bị giới hạn về số lần xin sao kê tài khoản. Ngân hàng sẽ không tự động gửi sao kê tài khoản cho khách hàng nếu khách hàng không có yêu cầu.

Sao kê trên Internet banking và Mobile banking

Bên cạnh việc đến sao kê trực tiếp tại ngân hàng, bạn có thể sao kê trực tuyến trên Internet banking hoặc Mobile banking theo hướng dẫn của ngân hàng nếu chủ có đăng ký loại dịch vụ này.

Khi đăng ký dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể xem lại lịch sử giao dịch của mình hoàn toàn miễn phí vào bất kỳ lúc nào. Với phương pháp này, để thực hiện in sao kê điện tử

Điện máy XANH sẽ thực hiện sao kê trực tuyến trên ngân hàng số Timo để các bạn hiểu rõ các bước hơn nhé!

Bước 1: Sau khi đăng nhập tài khoản ngân hàng Timo, trên thanh công cụ phía trái của màn hình bạn chọn Yêu cầu tài liệu.

Yêu cầu tài liệu
Yêu cầu tài liệu

Bước 2: Bạn chọn loại hình sao kê mà bạn đang cần sao kê, bằng cách tích vào các chấm tròn bên phải.

Chọn loại hình sao kê mà bạn đang cần sao kê
Chọn loại hình sao kê mà bạn đang cần sao kê

Bước 3: Nhập thông tin theo yêu cầu của ngân hàng và lựa chọn thời gian muốn sao kê tài khoản > Nhấn Tiếp theo. Như vậy là việc sao kê trực tuyến của bạn đã hoàn thành rồi đấy!

Nhập thông tin theo yêu cầu của ngân hàng
Nhập thông tin theo yêu cầu của ngân hàng
Ưu điểm Nhược điểm
Có thể chủ động in sao kê mọi lúc mọi nơi. Phải có kết nối máy in để tự in.
Tiết kiệm được chi phí đi lại. Chỉ sử dụng để đối chiếu, xem xét các giao dịch phát sinh mà không có giá trị về mặt pháp lý, không thể bổ sung vào hồ sơ khi có nhu cầu vay vốn,…
Không mất bất kỳ chi phí nào khi in sao kê.
Có thể in được nhiều giao dịch phát sinh, có thể in cả 1 tháng.

Sao kê tại cây ATM

Các bước sao kê tại ATM được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mang thẻ đến cây ATM, đưa thẻ vào ATM
  • Bước 2: Chọn ngôn ngữ
  • Bước 3: Nhập mã PIN của thẻ, nhấn Enter
  • Bước 4: Chọn chức năng “In sao kê/Truy vấn tài khoản”.

Tuy nhiên, khi sao kê ở cây ATM, bạn cần phải đến đúng ATM của ngân hàng hoặc cây ATM của ngân hàng có liên kết. Loại sao kê này chỉ có thể xem lại các giao dịch gần nhất hoặc in sao kê 10 giao dịch gần nhất.

Sao kê tại cây ATM
Sao kê tại cây ATM
Ưu điểm Nhược điểm
Khi thực hiện in sao kê tại cây ATM chỉ phải chịu mức chi phí thấp Là cách thức in sao kê được ít người biết đến và sử dụng
Tiện lợi khi khách hàng có nhu cầu giao dịch tại ATM và kết hợp cả 2 việc cùng nhau. Chỉ xem được một số giao dịch gần nhất và in được sao kê 10 giao dịch gần nhất mà không thể in được tất cả các giao dịch phát sinh trong tháng.
Không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức cho khách hàng mà còn tiện lợi cho những khách hàng không sử dụng máy in thông thường.

Những loại giấy tờ cần có khi sao kê tài khoản ngân hàng

Nếu sao kê gián tiếp (online), bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản và tiến hành sao kê trực tuyến. Tuy nhiên, nếu chưa có tài khoản thì bạn cần ra ngân hàng gần nhất để đăng ký dịch vụ Internet Banking để sử dụng nhé!

Nếu sao kê trực tiếp tại ngân hàng, bạn cần chuẩn bị các thủ tục như sau:

  • CMND/ thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực bản gốc.
  • Đơn đề nghị sao kê tài khoản ngân hàng theo mẫu quy định của ngân hàng.
  • Phí sao kê tài khoản ngân hàng
Những loại giấy tờ cần có khi sao kê tài khoản ngân hàng
Những loại giấy tờ cần có khi sao kê tài khoản ngân hàng

Những loại phí khi sao kê tài khoản ngân hàng cần lưu ý

Tùy vào quy định của ngân hàng, mà mỗi ngân hàng sẽ có mức phí sao kê khác nhau. Bạn có thể sao kê online để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nếu đang cần sao kê trực tiếp, bạn có thể tham khảo mức phí trên website của ngân hàng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mức phí thường sẽ được thu theo số trang. Dưới đây là mức phí sao kê của một số ngân hàng như:

  • In sao kê tại ngân hàng Agribank: Tiếng Việt: 20.000 – 50.000 VNĐ/bản đầu tiên, thêm 10.000 VNĐ/bản tiếp theo. Tiếng Anh: 50.000 – 100.000 VNĐ/bản đầu tiên, thêm 20.000 VNĐ/bản tiếp theo.
  • In sao kê tại ngân hàng Vietinbank: 2.000 VNĐ/trang, tối thiểu 10.000 VNĐ/lần
  • In sao kê tại ngân hàng BIDV: 3.000 VNĐ/trang, tối thiểu 10.000 VNĐ
  • In sao kê tại ngân hàng Vietcombank: 5.000 VNĐ/trang hoặc theo thỏa thuận tối thiểu 30.000 VNĐ/lần.
Biểu phí sao kê cụ thể của ngân hàng Vietcombank
Biểu phí sao kê cụ thể của ngân hàng Vietcombank

Xem thêm:

  • ACCA là gì? Ý nghĩa và Giá trị của chứng chỉ ACCA
  • ROE là gì? Công thức tính ROE? Mối liên hệ ROE và chỉ số tài chính khác
  • Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA

Bài viết trên đã trình bày rõ về sao kê tài khoản ngân hàng và tất tần tất những điều bạn cần biết khi sao kê tài khoản. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...