Khi nhắc đến sao băng chúng ta thường nghĩ đến sự may mắn, giúp điều ước thành hiện thực. Những sao băng xuất hiện trên bầu trời rất nhanh và không dễ bắt gặp, vậy sao băng là gì? tại sao lại có hiện tượng mưa sao băng? bài viết hôm nay Dinhnghia.com.vn sẽ mang đến bạn những câu trả lời, đừng bỏ lỡ nhé!
Nội dung bài viết
Sao băng là gì
Sao băng hay còn gọi là sao sa, là sự di chuyển nhanh với vận tốc khoảng 100 000 km/h của các thiên thạch, vẫn thạch khi chúng di chuyển qua khí quyển của trái đất tạo ra các tia lửa xuất hiện với vận tốc rất nhanh trên bầu trời để lại tia sáng trên bầu trời.
Tại sao có sao băng
Chúng ta thấy được cái tia sáng vô cùng đẹp là vì lượng nhiệt phát sinh trong quá trình di chuyển cực nhanh bởi áp suất các thiên thạch đi vào khí quyển. Với vận tốc di chuyển nhanh thì nhiệt độ tại nơi chúng đi qua cũng sẽ tăng và các vật chất trong thiên thạch sẽ bốc cháy nên sẽ tạo ra vệt sáng khi chúng đi qua.
Sao chổi chính là nguyên nhân gây ra mưa sao băng. Những thiên thạch này thường là các mảnh vụn có thể là bụi đó hoặc kim loại của các tiểu hành tinh bị nổ khi xảy ra va chạm, chúng di chuyển quanh mặt trời theo quỹ đạo Hypebol hoặc Elip dẹp, do sức nóng của mặt trời nó sẽ bị tan ra tạo thành những dãy bụi trên quỹ đạo.
Khi sao chổi di chuyển qua khí quyển trái đất làm xuất hiện nhiều vẹt nhỏ gọi là sao băng. Khi những thiên thạch có kích thước quá lớn sẽ ảnh hưởng đến trái đất và tính mạng con người.
Những cơn mưa sao băng nổi tiếng
Mưa sao băng Geminids: Là mưa sao băng được tạo nên bởi tiểu hành tinh 3200 Phaethon được phát hiện lần đầu vào năm 1862 bay quanh khí quyển trái đất với độ cao khoảng 100km so với mặt đất, di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 22 dặm mỗi giây (35km/s). Thường xuất hiện vào giữa tháng 12.
Geminids được cho là trận mưa sao băng xuất hiện hằng năm, số vệt quan sát được có thể lên đến 50 – 100 vệt mỗi giờ.
Mưa sao băng Perseids: Là một trong những trận mưa sao băng nổi tiếng và đáng mong chờ trên thế giới với tên gọi là Perseids bắt nguồn từ Hy Lạp cổ tên gọi của Á thần Perseus. Nước ta gọi mưa sao băng này với tên gọi là Anh Tiên.
Mưa sao băng Perseids có thể quan sát được tại nước ta vào khoảng giữa tháng 7 đỉnh điểm của mưa sao băng từ ngày 9 đến 14 tháng 8, vị trí của sao chổi Swift – Tuttle. Đỉnh điểm có thể quan sát được khoảng 60 vệt mỗi giờ.
Mưa sao băng Leonid: Đây là trận mưa sao băng lớn và ấn tượng nhất tạo ra trận mưa sao băng với hàng nghìn vệt mỗi phút khi đạt đỉnh điểm. Thường xuất hiện vào giữa tháng 11. Mưa sao băng này xuất hiện từ chòm sao Leo. Khi đạt đỉnh điểm các tia sáng như bờm sư tử. Mỗi đợt mưa sao băng Leonid sách nhau 33 năm, trận mưa sao băng gần nhất là 2002.
Mưa sao băng Orionids: được tạo nên từ sao chổi Halley. Tên Orionids được đặt theo nơi chúng xuất phát chính là Orion. Mưa sao băng được diễn ra vào tháng 10 hằng năm với tần suất các vệt khoảng 50 -70 vệt mỗi giờ.
Sao băng Orionids được phát hiện lần đầu vào năm 1939, 1940 bởi E. C. Herrick. Người quan sát chính xác là ông Herschel quan sát được 14 sao băng xuất phát từ chòm sao Orion đến năm 1965 đưa ra kết luận chính xác
Mưa sao băng Quadrantids: Là trận mưa sao băng đầu tiên trong năm, là những mảnh vụn của tiểu hành tinh có tên là 2003 EH1. Mưa sao băng đã xảy ra vào đầu tháng 1 năm 2012 trận mưa kéo dài vài giờ đồng hồ. Đỉnh điểm có thể đạt khoảng 100 vệt mỗi giờ.
Nguồn gốc bí ẩn của trận mưa sao băng này chính là điểm thu hút. Quadrantids xuất phát từ một chòm sao có tên Quadrans Muralis từ thế kỷ XIX, trong bản đồ thiên văn học hiện đại chòm sao này đã biến mất.
Khi nào thì xuất hiện sao băng
Thực chất, những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện được vài lần, thậm chí còn hiếm hơn nữa. Nhưng sao băng không thật sự hiếm tới vậy, như năm 2008 được ghi nhận là có tới 30 trận mưa sao băng.
Làm thế nào để ngắm được sao băng?
Mưa sao băng thường xuất hiện tại những khoảng thời gian nhất định trong năm tuy nhiên để qua sát được cần phải có những điều kiện thuận lợi như: về tự nhiên thì trời không có quá nhiều mây. Chọn nơi có ít ánh sáng nhân tạo chiếu. Có thể chọn địa điểm như cánh đồng, vùng ngoại thành, hay vùng quê vừa thoáng để dễ quan sát.
Chọn đúng hướng mà các trận mưa sao băng xuất hiện, do mưa sao băng được tạo ra từ những chòm sao nên có thể dựa vào đó để xác định hướng.
Thời gian mà các vệt sao xuất hiện nhiều là lúc nửa đêm cho đến rạng sáng, còn lúc buổi tối có thể chỉ xuất hiện 1 vài vệt với tần suất rất ít.
Sao băng và sao chổi khác nhau như thế nào?
Về bản chất
Kích thước của sao chổi to gấp hàng trăm lần sao băng và chúng có quỹ đạo di chuyển cố định xung quanh mặt trời theo hình elip dẹp hoặc hyperbol.
Trong quá trình di chuyển, sao chổi có thể đâm vào một hành tinh nào đó và tan biến hoặc bị đốt cháy khi đến gần mặt trời. Mỗi loại sao chổi đều có hình dạng, màu sắc không giống nhau vì có cấu tạo về thành phần khác nhau và chúng thường chỉ xuất hiện đơn lẻ.
Sao băng ngược lại có kích thước cực kỳ nhỏ nên chúng không có một quỹ đạo di chuyển cụ thể và sẽ nhanh chóng bị vụt tắt. Dưới áp suất của khí quyển tác động, sao băng sẽ phát ra ánh sáng khi di chuyển. Khác với sao chổi, sao băng vừa có thể xuất hiện đơn lẻ, vừa có thể xuất hiện chung với số lượng lớn hay còn gọi là hiện tượng mưa sao băng.
Về cấu tạo
Cấu tạo của sao chổi gồm lõi, sợi và đuôi sao chổi. Lõi được tạo thành từ 80% là nước, có kích thước khổng lồ lên đến vài trăm kilomet. Bên ngoài lõi sao chổi có lớp ánh sáng phát ra gọi là sợi sao chổi.
Còn đuôi sao chổi được tạo ra từ bạc được thổi vào từ những cơn gió khi sao chổi đi ngang qua mặt trời, khiến sao chổi luôn có những chiếc đuôi lấp lánh kéo dài tới hàng triệu kilomet.
Cấu tạo của sao băng tuy khá giống với sao chổi nhưng phần đuôi lại không sáng rõ và kéo dài được như sao chổi mà chỉ là một vệt sáng nhỏ thoáng qua là do kích thước quá của sao băng quá nhỏ bé.
Câu hỏi về sao băng
Sao băng có ước được không?
Rất nhiều người tin rằng khi gặp được sao băng, nhắm mắt và chắp tay cầu nguyện thì lời ước đó sẽ thành hiện thực.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa được khoa học chứng minh tính chính xác của nó nên câu trả lời cho câu hỏi sao băng có ước được không sẽ tùy thuộc vào quan niệm và niềm tin của bạn.
Tại sao sao băng lại có chu kì?
Trong hành trình chuyển động quanh Mặt trời hằng năm của mình Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại thời điểm xác định, do đó các trận mưa sao băng là có chu kỳ, và chu kỳ của tất cả các trận mưa sao băng đều là 1 năm.
Nên xem sao băng ở đâu?
Để xem được một trận sao băng hoàn hảo thì phải xác định được hướng các chòm sao. Những nơi nằm ở càng gần vùng xích đạo thì càng dễ quan sát được những trận mưa sao băng.
Thật may mắn khi Việt Nam nằm gần vùng xích đạo nên và có thể quan sát được các trận mưa sao băng một cách khá thuận lợi.
Xem thêm:
- Mặt trăng máu là gì? Ý nghĩa của hiện tượng trăng máu
- Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ý nghĩa của hiệu ứng trong tâm lý học
- AHBP là gì? Tìm hiểu kiến thức về AHBP
Trên đây là bài viết giới thiệu về sao băng, sự xuất hiện và cách quan sát mưa sao băng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về sao băng và hiện hiện mưa sao băng. Cùng chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân cùng đọc nhé!