ROE là gì? Công thức tính ROE? Mối liên hệ ROE và chỉ số tài chính khác

0
(0)

ROE là gì? Công thức tính ROE như nào? Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì? Quan hệ giữa ROE và các chỉ số tài chính khác ra sao? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé.

ROE là gì?

ROE là gì? ROE chính là viết tắt của từ Return On Equity – có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn. ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn để sinh lời như thế nào.

Ví dụ: bạn bỏ ra số tiền là 100.000.000đ để kinh doanh, trong 1 năm bạn có  một số tiền lời là 300.000.000đ. Thì chỉ số ROE của bạn là số tiền lời/ số vốn mà bạn đã đầu tư: ROE = 300.000.000/100.000.000đ = 3 hay 300%.

Khái niệm ROE là gì?
Khái niệm ROE là gì?

Công thức tính chỉ số ROE

Bên cạnh khái niệm ROE là gì, có rất nhiều bạn quan tâm đến công thức tính. Vậy, công thức tính chỉ số ROE như sau:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là thu nhập ròng dành cho cổ phiếu thường.
  • Vốn chủ sở hữu: tổng số vốn của chủ sở hữu

Ví dụ:

Doanh nghiệp A dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này:

Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 20.000.000đ.

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 100.000.000đ

Như vậy, ROE = 20.000.000/100.000.000 = 0,2 hay 20%

Điều này có nghĩa là từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ sinh ra được 0.2 đồng lợi nhuận.

Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

Như đã tìm hiểu về ROE là gì trên đây, ta thấy chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE càng cao cho thấy khả năng sử dụng càng hiệu quả của doanh nghiệp. Chỉ số ROE được các nhà đầu tư phân tích so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Thông thường, cổ phiếu có chỉ số ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn và những cổ phiếu có ROE cao thì giá của cổ phiếu đó cũng cao hơn

Khi đánh giá ROE, nhà đầu tư thường đánh giá ở các góc độ:

  • ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng: nếu doanh nghiệp có lãi vay ngân hàng lớn hơn hoặc bằng ROE thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
  • ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng: thì cần đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa, từ đó xem xét doanh nghiệp này có khả năng tăng ROE trong tương lai không
  • Ngoài ra, chỉ số ROE cao và duy trì trong nhiều năm cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp có năng lực, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Công thức tính chỉ số ROE là gì?
Công thức tính chỉ số ROE là gì?

Đánh giá doanh nghiệp dựa trên chỉ số ROE

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển ổn định, đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, một trong những tiêu chỉ đánh giá doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính thì chỉ số ROE phải lớn hơn hoặc bằng 15%. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế đang phát triển và tình hình lạm phát cao thì chỉ số ROE bằng 15% rất khó để làm hài lòng nhà đầu tư.

Chúng ta không nên xét chỉ số ROE trong 1 năm mà nên xét trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Như vậy, nếu chỉ số ROE luôn ở mức 15% trở lên trong vòng 3 năm và có xu hướng tăng thì doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn có hiệu quả.

Ngoài ra, khi đánh giá ROE thì cần xem xét đến các yếu tố tác động khác có thể tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như: ngành nghề kinh doanh, thị trường, lạm phát,…

Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?

Chúng ta thường thấy chỉ số ROE và ROA thường đi kèm với nhau. Vậy mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?

Chỉ số ROA là gì?

ROA (Return on Assets) là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, nó thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

Công thức tính ROA:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế  / Tài sản) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là thu nhập ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: là tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tổng tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ

Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?

Dựa vào cách tính ROA và ROE sẽ thấy chúng chỉ khác nhau ở mẫu số. ROA là lợi nhuận sau thuế trên tổng số tài sản, ROE là lợi nhuận sau thuế trên cho vốn chủ sở hữu.

Từ đó, ta có thể suy ra:

Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tổng tài sản / Vốn của chủ sở hữu

Để đánh giá một doanh nghiệp tốt hay không, người ta thường dựa trên đòn bẩy tài chính. Một doanh nghiệp phát triển tốt thường có đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý hoặc rất thấp. Do vậy, khi đầu tư, các nhà đầu tư không chỉ xét đến chỉ số ROE mà còn xét tới chỉ số ROA:

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có: ROE = 20%, ROA = 15%

Doanh nghiệp B có: ROE = 25%, ROA = 5%

Như vậy, nếu các điều kiện tài chính, kinh doanh đều như nhau thì doanh nghiệp A sẽ được đánh giá cao hơn doanh nghiệp B, mặc dù doanh nghiệp B có ROE cao hơn.

Mặt khác, đòn bẩy tài chính phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh. Các ngân hàng thường có chỉ số ROE rất cao và chỉ số ROA rất thấp; bởi vì bản chất của ngân hàng là lấy tiền người gửi và cho người khác vay lại hoặc đầu tư, thu lợi từ sự chênh lệch lợi suất này. Như vậy, đối với ngành này, ROE cao hơn ROA gấp 10 lần là chuyện bình thường

Trong kinh doanh:

Chỉ số ROE sẽ bằng: Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Vì vậy, để tăng chỉ số ROE doanh nghiệp phải tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số nêu trên:

  • Lợi nhuận biên = thu nhập sau thuế / doanh thu. Để tăng lợi nhuận biên, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu đồng thời cắt giảm chi phí đầu tư
  • Vòng quay tài sản = doanh thu của doanh nghiệp / tổng tài sản. Để tăng chỉ số này, doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn trên tổng số tài sản hiện có. Ví dụ: với không gian là một quán cà phê, buổi sáng bạn có thể bán cà phê kèm với đồ ăn sáng, buổi trưa bạn có thể bán kèm cơm trưa, buổi tối bạn có thể tổ chức các lớp học kèm tiếng anh hoặc các kỹ năng khác. Như vậy, cùng một tài sản là quán cà phê bạn có thể tăng doanh thu nhờ việc kết hợp bán các thứ cần thiết vào thời gian thích hợp
  • Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn của chủ sở hữu. Doanh nghiệp có thể tăng chỉ số này bằng cách vay thêm vốn đầu tư. Nếu mức lãi suất vay nợ thấp hơn thu nhập trên tổng số tài sản của doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp vay tiền để đầu tư đã đem lại hiệu quả.

Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?
Mối liên hệ giữa ROA và ROE là gì?

Một số lưu ý về chỉ số ROE là gì?

Để đầu tư có hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không nên quá coi trọng quá mức chỉ số ROE, cần có sự phân tích, đánh giá, so sánh đồng thời với các chỉ số tài chính khác cũng như các doanh nghiệp cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn
  • Chỉ số ROE có thể bị bóp méo trong trường hợp doanh nghiệp giảm vốn chủ sở hữu bằng cách mua lại cổ phiếu quỹ; khi đó, lợi nhuận không đổi và vốn chủ sở hữu giảm đi => chỉ số ROE tăng.

Xem thêm:

  • ACCA là gì? Ý nghĩa và Giá trị của chứng chỉ ACCA
  • ROE là gì? Công thức tính ROE? Mối liên hệ ROE và chỉ số tài chính khác
  • Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, việc phân tích và đánh giá chỉ số ROE một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao. Trên đây là bài viết tổng hợp về chỉ số ROE, hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc ban đầu của bạn. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào chưa rõ về chỉ số ROE là gì cũng như công thức tính ROE hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...