RAM là gì? Chắc hẳn rất nhiều bạn vẫn chưa biết được chính xác cấu tạo, cơ chế hoạt động cũng như những thông số quan trọng của món linh kiện quan trọng không thể thiếu trong laptop này. Cùng dinhnghia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
RAM là gì?
Nói một cách đơn giản, RAM được viết tắt từ cụm Random Access Memory, là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Bộ phần này đẩy nhanh tốc độ xử lý của máy hơn nhiều lần so với bộ nhớ vì làm nơi trung gian lưu trữ thông tin.
Cấu tạo của RAM
Bo mạch
Là bộ phận kết nối các thành phần bộ nhớ và máy tính bằng một bộ mạch bán dẫn silicon. Đồng thời đây cũng là nơi chứa tất cả các thành phần của RAM.
Vi xử lí
Vi xử lí giúp đơn giản hóa giao diện điều khiển, thường được lắp đặt trong SDRAM.
Ngân hàng bộ nhớ
Là nơi có các mô-đun giúp lưu trữ dữ liệu. Thông thường, SDRAM sẽ được cấu tạo với nhiều ngăn bộ nhớ, cho phép một vài trong số đó có thể truy cập vào các ngân hàng khác.
Chip SPD
Chip SPD (serial presence detect) được lắp đặt trên bo mạch, cung cấp thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Nhờ con chip này, máy tính của bạn sẽ truy cập được vào mục thông tin khi khởi động.
Bộ đếm
Bộ phận này có chức năng giúp theo dõi các địa chỉ cột, cho phép truy cập tốc độ cao. Nó sử dụng hai loại cụm là cụm tuần tự và cụm xen kẽ.
Cơ chế hoạt động của RAM
Bộ nhớ RAM thường kết hợp với bộ nhớ máy tính, giúp điều khiển, truy cập và sử dụng dữ liệu. RAM đóng vai trò như một nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời để CPU chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào. Vì đây là bộ nhớ tạm thời nên dữ liệu sẽ mất nếu tắt ứng dụng hoặc tắt máy.
Các loại RAM phổ biến
Hiện nay, RAM được chia làm 2 loại chính:
- SRAM (RAM tĩnh) là loại RAM giúp lưu trữ dữ liệu và dữ liệu chỉ mất khi máy tính khởi động lại.
- DRAM (RAM động) giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi tắt máy tính.
RAM có ý nghĩa gì?
RAM (Random Access Memory) được sử dụng làm nơi lưu trữ tạm dữ liệu, các lệnh của hệ điều hành và các ứng dụng trước khi ghi lên ổ cứng.
Các thông số trên RAM
- DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): DDR có nghĩa là Double Data Rate – Tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.
- Capacity (Dung lượng): Là lượng thông tin mà ram có thể lưu trữ được, hiện nay trên thị trường có một số loại như 2GB, 4GB,…
- ECC (kiểm tra và sửa lỗi): Là một bộ phần quan trọng trong hệ thống máy chủ được chia làm 2 loại là ECC là unbuffered ECC và registered ECC.
- Bus: Là hệ thống dẫn truyền dữ liệu giữa các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices), được kết hợp từ nhiều dây dẫn điện nhỏ.
- CAS (hay còn gọi là Độ trễ): Là thời gian RAM cần để xử lý khi có lệnh truyền xuống và phản hồi lại CPU.
- Refresh Rate: Là quá trình mỗi tế bào của RAM được nạp lại điện hàng để lưu trữ dữ liệu.
Cần quan tâm gì khi chọn RAM?
Loại RAM laptop sử dụng
Đầu tiên, bạn cần xác định được laptop của mình đang sử dụng loại RAM nào? Bus bao nhiêu? Có được hỗ trợ bởi bo mạch chủ hay không?
Về loại RAM
Ưu tiên chọn loại RAM có cùng hiệu suất, cùng bus và cùng dung lượng để giúp máy hoạt động ổn định, tăng hiệu suất tối đa nhất.
Số lượng RAM
Việc bạn lựa chọn RAM có dung lượng bao nhiêu phụ thuộc vào hệ điều hành và chương trình mà bạn thường hay dùng.
RAM dung lượng bao nhiêu là đủ?
Vậy bạn cần chọn RAM với dung lượng bao nhiêu là đủ. Việc này phụ thuộc vào những tác vụ mà bạn cần sử dụng hằng ngày. RAM 2 GB thường chỉ phù hợp để duyệt web, email, xem video. Với RAM 4GB thì phù hợp với nhiều tác vụ hiện tại hơn.
Cuối cùng, nếu bạn có nhu cầu chơi game cấu hình mạnh, làm đồ họa, kế toán thì nên lựa chọn RAM 8 GB RAM.
Xem thêm:
- Công nghệ triệt lông IPL là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay!
- IP là gì? Cách xem địa chỉ IP trên máy tính cực đơn giản
- FPS là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến FPS mà bạn nên biết
Vậy là bạn đã biết được Ram là gì rồi đúng không nào. Có thể nói đây là một linh kiện vô cùng quan trọng trong máy tính, hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết cách lựa chọn một chiếc RAM phù hợp với máy tính cũng như nhu cầu của mình.