Những khái niệm phổ thông như quần cư là gì, các loại quần cư là gì đôi khi lại khiến không ít người đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng đây là những kiến thức cơ bản, ai ai cũng biết nhưng lại ít ai có thể định nghĩa một cách rành rọt, chính xác. Nếu như bạn quan tâm và muốn củng cố vốn kiến thức của mình, đừng bỏ qua bài viết này của DINHNGHIA.COM.VN nhé!
Nội dung bài viết
Bạn có biết quần cư là gì không?
Quần cư đã được nhắc trong sách giáo khoa Địa lý lớp 10. Theo nghĩa hẹp, quần cư là một dạng phân bổ của con người tại các vùng địa lý khác nhau. Quần cư theo nghĩa rộng là từ dùng để chỉ một loại hình thức phân bổ dân cư và động thực vật trên bề mặt Trái Đất. Các điều kiện giúp sinh vật sinh tồn và phát triển thuận lợi cũng nằm trong quần cư.
Cách phân loại quần cư là gì?
Hiện nay, theo các nguồn tài liệu chính thống thì quần cư được chia làm hai loại chính: Quần cư thành thị và quần cư nông thôn. Vậy hai loại quần cư này khác nhau về gì?
Phân loại quần cư phụ thuộc vào mỗi điểm dân cư như vị trí địa lý kiến trúc hạ tầng, quy hoạch, mức độ tập trung. Về cơ bản, quần cư nông thôn và thành thị có sự khác biệt lớn cả về mức độ tập trung, phân bổ dân cư lẫn chức năng.
Quần cư nông thôn
Phần lớn ở nông thôn dân cư thường sinh sống và tập trung tại các địa điểm có quy mô khác nhau. Chúng được gọi chung là làng, xã theo cách gọi của người Kinh hay bản, ấp theo cách gọi của các dân tộc khác.
Tại nông thôn, hoạt động chính của người dân là nông nghiệp. Vì vậy dân cư tại đây thường phân bổ trải dài theo diện tích lãnh thổ và sinh sống cạnh những vùng đất phù hợp với việc trồng cây, vườn ao chuồng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, các làng quê Việt đã có nhiều thay đổi đáng kể. Thay vì chỉ sinh sống dựa vào nông nghiệp như trước đây thì quần cư này đang dần chuyển mình theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Quần cư thành thị
Bên cạnh quần cư nông thôn còn có quần cư thành thị. Đặc biệt là hiện nay, số lượng quần cư này ngày càng tăng nhanh có có mật độ dân số cao vượt bậc.
Nền kinh tế xã hội ở thành thị sẽ phát triển hơn so với nông thôn. Càng ngày, những toà cao tầng càng mọc lên nhiều hơn. Những gia đình có điều kiện kinh tế sẽ sống trong các toà nhà, biệt thự.
Nhìn chung, các khu đô thị ở nước ta có nhiều chức năng với đầy đủ các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, giáo dục… đáp ứng tối đa cuộc sống của người dân. Trong đó các thành phố chính là quần cư đô thị hàng đầu với kinh tế, văn hóa, chính trị và khoa học phát triển.
Dưới đây là bảng so sánh về cách phân loại quần cư nông thôn và thành thị:
So sánh | Quần cư nông thôn | Quần cư đô thị |
Định nghĩa | Là loại hình tổ chức sinh sống dựa trên một số hoạt động kinh tế chủ yếu gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. | Là loại hình tổ chức sinh sống dựa trên các hoạt động kinh tế, trong đó công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. |
Mật độ dân cư | Thấp | Cao |
Nhà cửa đường sá | Khoảng cách nhà cửa ở nông thôn khá xa nhau. Thông thường làng mạc, thôn xóm xen kẽ với ruộng đồng, sông nước,… | Nhà cửa liền kề, đường sá đông đúc |
Các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế | Hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt,… | Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như: Kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ, giáo dục,… |
Lối sống | Truyền thống | Hiện đại |
Đặc điểm của quần cư là gì?
Để hiểu rõ hơn về quần cư là gì thì tìm hiểu các đặc điểm của quần cư là điều cực kỳ quan trọng. Quần cư có thể được xem làsự phân tán của các cá thể trong không gian. Quần cư gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
Hiện nay, ở các khu đô thị thường có trình độ sản xuất phi nông nghiệp, tức là công nghiệp và dịch vụ phát triển. Chính vì vậy quy mô dân số tại quần cư thành thị sẽ tập trung và cao hơn so với vùng nông thôn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của sự đô thị hóa, các quần cư nông thôn đang có sự chuyển mình đáng kể. Quần cư nông thôn không chỉ thay đổi về quy mô đang dần thay đổi về cấu trúc, chức năng…
Chức năng chính của quần cư là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Quần cư nông thôn hiện nay cũng đang hướng đến mục tiêu phát triển thủ công nghiệp, lâm nghệ, thể thao, du lịch ngày một hoàn thiện hơn. Theo thống kê, quá trình đô thị hóa đang trên đà phát triển mạnh. Điều này khiến cho các quần cư nông thôn hiện nay càng ngày càng tiến gần hơn đến quần cư đô thị.
So sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn
Về nhịp sống
Ở đô thị, nhịp sống sẽ nhộn nhịp và bận rộn. Con người sống ở thành thị luôn chạy đua với thời gian nên cuộc sống sẽ trở nên căng thẳng và mệt mỏi hơn. Tuy bận rộn nhưng ở thành thị bạn sẽ được tiếp xúc với các tiện nghi hiện đại và đảm bảo tốt nhất quyền công dân.
Trái lại với đô thị, cuộc sống nông thôn thường tập trung trong một khu vực nhỏ. Người dân thường không bị ép phải bắt kịp với xu hướng nên sẽ thoải mái và đỡ mệt mỏi hơn ở thành thị. Tuy nhiên, ở nông thôn thường không có các công nghệ hiện đại, không thể đáp ứng được đầy đủ tiện nghi mà đô thị mang lại.
Về môi trường sống
Ở thành thị thường có dân cư đông đúc và hàng nghìn doanh nghiệp nên dễ bị ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn. Tuy nhiên, cơ hội việc làm ở thành thị cao hơn rất nhiều so với nông thôn.
Ở nông thôn không xuất hiện nhiều doanh nghiệp nên không khí trong lành, yên tĩnh và nguồn nước sạch. Cư dân ở nông thôn thường sẽ khoẻ mạnh hơn vì môi trường trong lành hơn. Tuy nhiên, ở nông thôn thường có ít việc làm nên mọi người thường có hướng ra thành thị tìm kiếm.
Về tính tiện nghi
Thành thị là nơi hội tụ công nghệ hiện đại nên cư dân được sử dụng nhiều dịch vụ giải trí như công viên, thư viện, trung tâm thể thao, trung tâm giáo dục, bảo tàng, rạp chiếu phim,… Kèm theo đó là chi phí cao hơn rất nhiều so với nông thông.
Ở nông thôn luôn đảm bảo được vấn đề sạch về nguồn nước, thực phẩm và môi trường sống nên cư dân sẽ có cuộc sống lành mạnh hơn. Ngoài ra, ở nông thôn không gian thoáng mát, nhà cửa rộng rãi, giá cả chi phí sinh hoạt cũng rẻ hơn thành thị.
Sự phân bố của dân cư trên thế giới hiện nay
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố về dân cư trên thế giới
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố về dân cư:
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, địa hình , đất, nước, khoáng sản,..thuận lợi thì cư dân sẽ đông hơn.
- Điều kiện kinh tế – xã hội: Phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cư trú. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư,…
Các khu vực phân bố dân cư trên thế giới
Khu vực đông dân tập trung tại:
- Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Nam Á, Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đét, Pa-kit-xtan), Đông Á (miền Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên).
- Trung Mĩ và vùng Ca-ri-bê.
- Châu Âu (các nước Đông Âu, Tây Âu, Nam Âu ngoại trừ Liên Bang Nga).
Khu vực thưa dân tập trung tại:
- Ở Châu Phi, rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn) và ở những nơi có địa hình núi cao.
- Châu Đại Dương, Hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri, Na-míp ở Châu Phi, hoang mạc Gô-bi, hoang mạc Né-phút và Rưp-en Kha-li, bán đảo A-ráp ở Châu Á.
- Vùng băng giá ven Bắc Bắc Băng Dương(vòng cực Bắc, đảo Grơn-len, các đảo và quần đảo phía bắc Ca-na-đa, phần hắc Xi-bê-ri, vùng viễn đông của LB Nga).
Xem thêm:
- Mưa đá là gì? Ảnh hưởng của mưa đá và cách phòng tránh
- Mưa axit là gì? Giải thích hiện tượng mưa axit
- Sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết là gì? Địa Lý lớp 6
Quần cư là gì? Đặc điểm của quần cư là gì? Trong bài viết này, DINHNGHIA.Vn đã giới thiệu tới quý bạn đọc những kiến thức tưởng chừng như cơ bản nhưng không phải ai cũng nắm rõ này. Hy vọng những thông tin bổ ích về chủ đề quần cư là gì sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và giúp bạn tư tin hơn cuộc sống.