Protein màng là gì? Cơ chế hoạt động và chức năng của protein màng

0
(0)

Chiếm từ 25 – 75% của màng sinh chất, protein có vai trò vô cùng quan trọng trong tế bào. Vậy protein màng là gì? Cơ chế hoạt động và chức năng của protein màng ra sao? Có những loại protein màng nào? Tất cả những thắc mắc về màng tế bào sẽ được DINHNGHIA.COM.VN giải đáp dưới đây.

Protein màng là gì? Chức năng của protein màng

Protein màng là gì?

Protein màng được hiểu là những protein tương tác với một phần hoặc toàn bộ của màng sinh học. Phụ thuộc vào từng dạng tế bào sẽ có protein màng khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng chiếm từ 25 – 75% của màng sinh chất.

Tùy vào hoạt động và chức năng của protein màng, người ta có thể chia thành 2 loại chủ yếu sau:

  • Protein xuyên màng
  • Protein rìa màng

Chức năng của protein màng

Protein màng có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng. Cụ thể, protein màng và cụ thể là protein xuyên màng là chất vận chuyển các phân tử và ion qua màng. Đồng thời, tạo kênh dẫn truyền các chất qua màng. Trong đó có 2 hình thức chủ yếu là vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Bên cạnh chức năng vận chuyển, protein rìa màng có thể ghép nối các tế bào với nhau và trở thành tín hiệu để nhận biết tế bào. Người ta gọi đây là chức năng trao đổi thông tin của protein màng. Đặc biệt, các protein này còn giúp xác định hình dạng của tế bào và giữ các protein khác ở nguyên vị trí của nó.

Chức năng của protein màng
Chức năng của protein màng

Cơ chế hoạt động của protein màng

Bên cạnh chức năng của protein màng, cơ chế hoạt động của chúng cũng là điều không thể bỏ qua. Vậy tại sao protein màng lại có thể thực hiện nhiều chức năng đến vậy?

Để thực hiện chức năng vận chuyển, protein màng sẽ vận chuyển thông qua 2 con đường, đó là theo hình thức khuếch tán và theo lối sơ cấp. Ở hình thức khuếch tán, các chất được vận chuyển chủ yếu bao gồm các chất hữu cơ như đường glucose hay các axit amin.

Trong khi đó, ở lối sơ cấp, các chất được vận chuyển thường là các nguyên tố vi lượng như (K^{+}, Ca^{2+}, H^{+}, Cl^{-}) …

Đối  với chức năng trao đổi thông tin, các protein màng sẽ tiếp nhận các thông tin dưới dạng tín hiệu hóa học để điều chỉnh các hoạt động sống. Từ quá trình trao đổi đó đó tạo nên các mô và cơ quan.

Cơ chế hoạt động của protein màng
Cơ chế hoạt động của protein màng

Cấu trúc của protein xuyên màng và protein rìa màng

Cấu trúc của protein xuyên màng

Protein xuyên màng có cấu trúc gồm các glycoprotein với thành phần chủ yếu là đường và các nhóm cacboxyl (COO-). Trong đó, các glycoprotein thường nằm quay đầu ra ngoài màng tế bào và các nhóm Cacboxyl lại quay đầu vào phía trong. Hai thành phần này có điện tích ngược nhau, qua đó giúp các protein có thể dễ dàng di chuyển và tịnh tiến trong màng Lipit tùy thuộc vào độ pH.

Protein xuyên màng thường thấy như: Glycophorin thường thấy ở màng hồng cầu với cấu tạo gồm 131 loại axit amin. Đây cũng là loại protein xuyên màng có số lượng lớn nhất ở người và động vật.

Cấu trúc của protein rìa màng

Các protein xuyên màng Thường liên kết với lớp lipit kép thông qua liên kết hóa trị với 1 phân tử photpholipit. Đồng thời, chúng cũng liên kết với gluxit để tạo ra glycoprotein. Những liên kết này ảnh hưởng trực tiếp đến độ dày và mỏng của màng.

Các loại protein màng thường thấy như Actin, Spectrin, Ankyrin ở phía rìa ngoài và Fibronectin ở phía rìa trong. Đây là những loại protein quan trọng và ảnh hưởng tới cấu trúc cũng như độ bền vững của hồng cầu.

Cấu trúc của protein rìa màng
Cấu trúc của protein rìa màng

Có thể thấy, chức năng của protein màng là vô cùng quan trọng với tế bào và sự sống của người và sinh vật. Với các chức năng vận chuyển và trao đổi thông tin, protein màng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của tế bào chất.

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về khái niệm, phân loại cũng như cấu tạo và chức năng của protein màng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về phần kiến thức này, đừng ngần ngại để lại nhận xét dưới đây nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...