Plating là một “công thức kỹ thuật” đỉnh cao giúp đầu bếp bày trí món ăn để chinh phục thực khách. Vậy Plating là gì? Những kỹ thuật Plating nào mà đầu bếp chuyên nghiệp nào cũng phải biết? Hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Plating là gì?
Plating hay kỹ thuật trình bày món ăn là quá trình sắp xếp và trang trí thức ăn trên một đĩa. Các chuyên gia ẩm thực cho rằng thuật ngữ “plating” có thể xuất phát từ từ “plate – đĩa”. Plating không chỉ đơn thuần là sắp xếp thức ăn gọn gàng và sạch sẽ, mà còn đòi hỏi các kỹ năng phức tạp của đầu bếp để tạo ra một món ăn hoàn hảo từ hương vị đến bài trí.
Plating phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sự tương phản màu sắc trong món ăn, cấu trúc, chiều sâu, bố cục,… để tạo ra một “bức tranh ẩm thực” hài hòa. Và đương nhiên, nhiệm vụ của các đầu bếp là bài trí món ăn tuyệt đẹp nhưng không được để ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

5 Mẹo nhỏ giúp Plating hoàn hảo
Nền tảng bài trí của đầu bếp
Đầu bếp muốn giỏi về Plating cần phải có tư duy sáng tạo trong việc bài trí và tuân thủ các quy chuẩn nhất định. Plating sẽ giúp món ăn trở nên hài hoà, đẹp mắt. Một đầu bếp giỏi sẽ làm món ăn ngon và trang trí hài lòng người dùng.

Đĩa làm “khung tranh”
Món ăn nào cũng sẽ được trang trí trên đĩa. Vì vậy, việc lựa chọn chúng là điều rất quan trọng. Tuỳ theo ý tưởng sáng tạo của mỗi đầu bếp mà lựa chọn đĩa có hình dạng, màu sắc, chất liệu, hoạ tiết khác nhau.
Hiện nay, các nhà hàng đều ưu tiên lựa chọn loại đĩa trắng sứ, không có hoặc rất ít hoa văn vừa giúp mang lại cảm giác sang trọng và nho nhã. Với loại đĩa này, đầu bếp sẽ tự do sáng tạo và trang trí món ăn của mình thêm phần đặc sắc.

Màu sắc và kết cấu của nguyên vật liệu
Màu sắc và kết cấu của nguyên vật liệu phải hài hoà lẫn nhau. Việc sắp xếp và trang trí chúng thực sự rất quan trọng. Có nhiều đầu bếp thường chọn nghệ thuật bày trí tương phản để gây ấn tượng và nổi bật. Đơn cử như cho món ăn lên những đĩa màu tối và màu sáng, chọn hành chiên giòn đi cùng khoai tây nghiền, phô mai xanh sẽ đi với steak bò,…

Chia vị trí món ăn theo chiều kim đồng hồ
Plating không dừng lại ở việc làm món ăn trở nên hấp dẫn và đẹp mà còn phải khiến thực khách hài lòng. Các đầu bếp thường áp dụng chia vị trí các nguyên liệu thành phần trên đĩa theo hướng đi của kim đồng hồ và sắp xếp chúng theo nguyên tắc:
- Thực phẩm giàu đạm nằm giữa hướng 3 – 9 giờ.
- Tinh bột ở giữa hướng 9 – 12 giờ.
- Rau nằm giữa hướng 12 – 3 giờ.

Nước sốt
Nước sốt cũng là nguyên liệu trang trí làm món ăn trở nên bắt mắt và sang trọng hơn. Điển hình như các đầu bếp thường lấy nước sốt để tạo thành các hoa văn lên dĩa sao cho hài hoà và liên kết với thức ăn, từ đó tạo nên món ăn độc đáo.

8 Kỹ thuật plating phổ biến nhất
Landscape (phong cảnh)
Landscape được lấy cảm hứng về màu sắc và hoạ tiết trong khu vườn. Từ đó, các đầu bếp sẽ sắp xếp món ăn theo dạng (ngắn – dài), màu sắc và dày mỏng.

Free-form (tự do)
Các đầu bếp cũng có thể trang trí món ăn theo phong cách tự do và không tuân thủ theo nguyên tắc nào cả. Đây là kỹ thuật thường thể hiện phong cách và dựa yếu tố tưởng tượng của người đầu bếp.

Organic (thực phẩn hữu cơ)
Kỹ thuật Organic (thực phẩn hữu cơ) sẽ dùng các vật liệu thiên nhiên, hữu cơ sạch như gỗ, cành cây, phiến đá,… để trang trí và làm điểm nhấn cho món ăn.

Futuristic (vật liệu sáng bóng)
Futuristic là kỹ thuật dùng một số vật liệu sáng bóng như từ chất liệu thủy tinh, thép và kim loại nói chung để trang trí món ăn thêm phần sang trọng.

Nordic (Bắc Âu)
Kỹ thuật Nordic thường dùng các loại rau thơm để trang trí cho món ăn và chia hai phần như tạo ranh giới trên đĩa món ăn.

Hide and seek (xếp lớp)
Kỹ thuật Hide and seek này là xếp lớp các nguyên liệu tạo nên vẻ cuốn hút và sang trọng cho món ăn.

Bathing (chan nước sốt)
Kỹ thuật Bathing cho phép đầu bếp tạo ra họa tiết lên phần trống trên đĩa bằng nước sốt. Các đầu bếp có thể rưới lên món ăn hoặc trang trí xung quanh bằng lớp nước sốt sánh mịn và bóng bẩy chắc chắn sẽ hấp dẫn người dùng.

Super bowl (dùng tô)
Kỹ thuật dùng tô cũng là cách khiến cho món ăn thêm phần ấn tượng và đặc trưng. Kỹ thuật này thường dùng cho các món nước hoặc những món cần lượng nước sốt vừa.

Xem thêm:
- Kỹ thuật Sous Vide là gì? Được thực hiện như thế nào?
- Starch là gì? Một số loại starch phổ biến và công dụng của chúng
- Tbsp là gì? 1 thìa canh là bao nhiêu ml, lít, oz, thìa cà phê?
Vậy bạn đã biết Plating là gì rồi đúng không? Hy vọng rằng bài viết của DINHNGHIA sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về Plating. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!
Để lại một bình luận