Phép nối là gì? Có những phương tiện nào thể hiện phép nối? Ý nghĩa của phép nối là gì? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Dinhnghia.com.vn sẽ đề cập và giải thích giúp bạn khái niệm phép nối là gì cùng những nội dung liên quan.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu phép nối là gì?
Định nghĩa phép nối là gì?
Phép nối là khi sử dụng các quan hệ từ hoặc cụm từ cho các chủ thể khi nói hoặc viết có tác dụng chuyển tiếp và liên kết hai hoặc nhiều câu với nhau. Nhờ vào phép nối giúp tạo liên kết để làm nổi bật lên hình ảnh, thông tin hay quan hệ của hai câu được nối với nhau. Phép nối cũng được xem như là cách liên kết các câu lại với nhau.
Tại bài học về phép nối ở lớp 9. Trong đó, theo Diệp Quang Ban, phép nối được định nghĩa là cách sử dụng những vị trí nằm ở đầu cầu, trước động từ của vị ngữ thông qua sử dụng các quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp và liên kết hai hay nhiều câu lại với nhau.
Một số ví dụ về phép nối
Để hình dung về phép nối là gì trong câu, hãy tham khảo qua ví dụ dưới đây:
“Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miên Đông không đơn giản.” (Trích đoạn trong Chiếc lược ngà – tác giả Nguyễn Quang Sáng).
Dấu hiệu nhận biết đây là phép nối đó là từ “Nhưng”, Nguyễn Quang Sáng sử dụng từ nhưng để nối vế trước với vế sau, nó có chất năng liên kết câu. Đồng thời nói lên tình trạng khó khăn của dân ta thời kháng chiến.
Phân loại phép nối
Phép nối tổ hợp từ
Đây là loại phép nối bao gồm một kết từ kết hợp một đại từ, hoặc có phụ từ (ví dụ: vì vậy, bởi thế, với lại, thế thì,…), hoặc những tổ hợp từ nhằm chỉ quan hệ liên kết (ví dụ như: tóm lại, ngược lại, tiếp theo, trên đây,…)
Ví dụ:
- Em đã thức khuya bởi thế em mới đi làm muộn.
- Câu chuyện này bạn đã nói nhiều lần rồi, tóm lại là bạn có ý gì?
Phép nối quan hệ từ
Khi ta sử dụng các hư từ để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu (có thể là làm nổi bật, tạo tương phản giữa hai hình ảnh trong câu) thì lúc này ta đang sử dụng phép nối quan hệ từ. Các hư từ thường được sử dụng trong trường hợp này có thể là: vì, nếu, tuy, mà, nhưng, còn, với, thì, mà,…
Ví dụ:
- Tâm trạng của tôi không được vui hôm nay nhưng tôi vẫn cố gắng mỉm cười.
- Hoa thích đến lớp sớm còn Trung thì lại thích đến muộn.
Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ
Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ là khi ta dùng các trợ từ, phụ từ, tính từ làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong câu/văn bản được nói đến. Các từ thường được sử dụng là: khác, cũng, cả là,…
Ví dụ:
- Ba mẹ tôi đều thích màu xanh lá, cả tôi cũng thế.
- Cả bọn trong trường đều là con nhà giàu, khác với tôi có ba mẹ đều làm nông bình thường.
Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp
Đây là phép nối đưa ra những câu có sự tương đương với bộ phận hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan, nhằm mục đích liên kết chúng lại. Loại phép nối này thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật.
Ví dụ:
- Tối muộn. Mọi người rủ nhau chơi trò thắp nến rồi chạy quanh căn nhà, cùng chơi trốn tìm.
Phương tiện thể hiện phép nối
Để thực hiện kết nối nhiều câu với nhau, người dùng thường sử dụng các phương tiện chính là liên từ, từ nối, kết từ.
Trong đó, tác giả Nguyễn Văn Tú đã đề cập về khái niệm này vào năm 1978 trong cuốn “Tù và vốn từ tiếng Việt hiện đại”. Cụ thể tác giả đã viết như sau:
Trong tiếng Việt, các cụm từ có mối quan hệ gần với cụm từ tự do. Nhưng thực tế, chúng tương đối về tổ chức và được sử dụng thường xuyên. Đồng thời các từ tạo ra những cụm từ này vẫn giữ được tính độc lập. Thậm chí 1 từ có thể đảm nhiệm nhiệm vụ thay thế cho những từ khác tương đối.
Qua phát biểu của tác giả, chúng ta có thể hiểu ra quan hệ giữa các quán từ tương đối thường là cố định. Bao gồm cả quan hệ về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp. Bởi vậy, chúng ta có thể xem đây là một dạng có sẵn trong ngôn ngữ.
Ý nghĩa của phép nối là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm, định nghĩa phép nối là gì, bạn cũng cần biết đến ý nghĩa của phép nối.
Đây là phương thức một trong các phép liên kết hình thức thường được sử dụng trong tiếng Việt. Nó có tác dụng nối các câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn. Bởi vậy, ngay chính bản thân phép nối này đã mang đầy đủ các ý nghĩa.
Bên cạnh chức năng chính, phép nối còn mang những ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo nên sự liên kết khứ chỉ và hồi chỉ cho các bộ phận bên trong văn bản nằm ở vị trí trước và sau của nó. Nhờ đó, phép nối có tác dụng làm tăng tính mạch mạc cho câu, giúp người đọc dễ dàng hiểu được mối quan hệ mà tác giả muốn truyền tải.
Phép nối sử dụng cú làm đơn vị liên kết cơ bản có tác dụng tránh sự nhập nhằng, trùng lặp giữa câu ghép theo quan điểm truyền thông với phép nối. Cụ thể ta có ví dụ viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết trong: nhân – quả, nhượng bộ, điều kiện – kết quả… chính là phần sử dụng phép liên kết.
Cách phân biệt các phép liên kết trong văn bản
Ta phân tích hai ví dụ:
- Câu 1: Ta tin lòng nàng. Bởi lòng nàng vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
- Câu 2: Ta tin lòng chàng, bởi lòng chàng còn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Hai ví dụ phía trên có liên kết nội dung và liên kết hình thức giống hệt nhau. Điểm khác nhau duy nhất ở đây chính là dấu ngắt câu.
Theo quan điểm truyền thống trong các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn lớp 9, câu 1 được xếp vào dạng phép nối. Còn câu tứ 2 được xếp vào hàng câu ghép. Trong tiếng Việt, quy định về việc sử dụng dấu ngắt câu trong các câu nói khá thoải mái.
Phần lớn việc sử dụng này thường mang tính chủ quan là chính. nếu dựa vào dấu ngắt câu trong phát ngôn để phân biệt đâu là câu ghép, phép nối là gì thường mang tính chủ nghĩa hình thức.
Bởi vậy, xét về mặt ngữ nghĩa hay quan hệ logic của ngữ nghĩa chính là cơ sở quan trọng để phân định câu ghép, phép nối là gì chính xác nhất.
Lưu ý khi sử dụng phép nối
- Với việc sử dụng phép nối, ta cần đặc biệt lưu ý đến ngữ pháp, ngữ nghĩa và mục đích sử dụng của phép nối.
- Cần hiểu rõ công dụng và mục đích dùng phép nối bởi nếu sử dụng sai cách có thể khiến ngữ nghĩa của câu trở nên sai lệch, không có nghĩa, khó hiểu hoặc lan man, không đúng với ý định của người nói/viết.
- Phép nối là một phép liên kết về mặt ngữ nghĩa nên cần dùng một cách tinh tế và phù hợp.
Xem thêm:
- Tình thái từ là gì? Chức năng và Phân loại tình thái từ – Ngữ Văn 8
- Phương thức biểu đạt là gì? Các phương thức biểu đạt trong văn bản
- Bạn có biết khởi ngữ là gì trong ngữ pháp tiếng Việt?
Như vậy, Dinhnghia.com.vn đã giới thiệu đến bạn phép nối là gì cũng như các thông tin xoay quanh chủ đề này. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân về chủ đề phép nối là gì. Chúc bạn luôn học tốt!