Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân [TOP bài ĐẶC SẮC]

0
(0)

Phân tích Người lái đò sông Đà để cảm nhận được sự tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của Nguyễn Tuân – một tâm hồn cả đời luôn mải miết kiếm tìm cái đẹp trong đời sống. Bên cạnh đó, phân tích Người lái đò sông Đà cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp vừa hung bạo nhưng cũng rất trữ tình của con sông Đà, đồng thời còn là hình tượng về người lái đò giản dị nhưng đậm chất nghệ sĩ. Trong nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.Com.Vn sẽ giúp bạn tìm hiểu và phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Mở bài: Với tình yêu thiên nhiên tha thiết và sự uyên bác, tài hoa trong sáng tác, Nguyễn Tuân đã có những dòng viết rất độc đáo và ấn tượng về con người và thiên nhiên của miền Tây Bắc kì vĩ và thơ mộng trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.

Đây chính là một trong số những sáng tác tiêu biểu trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Cùng phân tích Người lái đò sông Đà qua bài viết dưới đây.

Sơ nét về nhà văn Nguyễn Tuân cùng tác phẩm

Trước khi phân tích Người lái đò sông Đà cũng như tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ta cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống Nho học nhưng lại vào thời buổi nền Hán học đã có những dấu hiệu suy yếu. Ông có khoảng thời gian học tập ở Nam Định trước khi bắt đầu sự nghiệp cầm bút ở Hà Nội.

Bắt đầu cầm bút sáng tác từ năm 1930 và đến năm 1938, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm như “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”.

Là một nhà văn nhưng Nguyễn Tuân cũng rất nhiệt tình với sự nghiệp cách mạng và ông đã dùng chính những tác phẩm của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta.

Sau khi cách mạng giành thắng lợi vào năm 1945, Nguyễn Tuân hướng ngòi bút của mình vào việc sáng tác những tác phẩm thuộc thể loại bút kí và tùy bút.

Chính sự chuyên tâm trong sáng tác cùng với việc khám phá ra sở trường viết bút kí, tùy bút mà Nguyễn Tuân đã trở thành gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam ở thể loại này.

Với những thành tựu đóng góp cho văn học nước nhà, năm 1996, Nguyễn Tuân được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong đợt trao đầu tiên.

Chân dung tác giả Nguyễn Tuân
Chân dung tác giả Nguyễn Tuân

Giới thiệu “Người lái đò sông Đà”

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân được in trong tập “Tùy bút sông Đà” – xuất bản lần đầu vào năm 1960.

Tác phẩm chính là kết quả của nhiều dịp lên Tây Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chuyến đi thực tế lên Tây Bắc vào năm 1958.

Khi đến miền đất này, Nguyễn Tuân đã có dịp trải nghiệm cùng sống với bộ đội, với đồng bào dân tộc, với thanh niên xung phong, với công nhân cầu đường… và chính thực tiễn cuộc sống mới ở vùng cao đã mang lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận.

Phân tích Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân
Phân tích Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân

Hình tượng dòng sông Đà vừa hung bạo lại giàu nét trữ tình, hình ảnh người lái đò sông Đà hiện lên qua lai lịch, công việc và tài năng cùng với những khái quát về phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân chính là những nét chính khi phân tích Người lái đò sông Đà.

Hình tượng dòng sông Đà – chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc

Trước hết khi phân tích Người lái đò sông Đà, ta thấy dòng sông hiện lên với hình ảnh của một dòng sông hung bạo. Sông Đà được tạo nên bởi những khúc sông, bờ đá dựng vách thành và cả những quãng sông bị thắt hẹp đến nỗi trông giống như yết hầu.

Đặc biệt có những quãng sông dài hàng cây số, dữ dằn với “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm, lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy”.

Có những quãng có sự xuất hiện của thác nước dữ dội với tiếng kêu “nghe như là oán trách gì, nhưng rồi lại như van xin, rồi lại như là khiêu khích với giọng gằn mà chế nhạo”.

Có khi nó lại “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”.

Tiếng thác thì dữ dội như vậy còn sóng bọt thì “trắng xóa cả một chân trời đá” rồi chúng cứ cố tình len lỏi vào sát nách thuyền mà đá trái, thúc gối vào con thuyền.

Không chỉ có sóng gây trở ngại mà vô số các loại đá nổi, đá chìm khác nhau cũng thi nhau dàn trận ra để thử thách con người.

Bằng nghệ thuật miêu tả sinh động, bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn và độc đáo giữa so sánh, ví von và những liên tưởng phong phú, nhân hóa và ẩn dụ, tác giả đã tạo được ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh của con sông ấy.

Phân tích Người lái đò sông Đà sẽ thấy dòng sông chẳng khác gì một loài thủy quái khổng lồ khôn ngoan, mưu trí và đầy nguy hiểm mà lúc nào cũng có thể liều mạng tấn công con người.

Phân tích Người lái đò sông Đà, ta thấy bên cạnh sự hung bạo, đã có lúc con sông Đà hiện lên với những nét vẽ trữ tình và thơ mộng.

Hình dáng của con sông được hình dung như một thiếu nữ kiều diễm bởi sự “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, rồi chân tóc cứ ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân”.

Sự liên tưởng đầy thú vị của nhà văn đã góp phần khắc tạc nên dáng vẻ mềm mại, trữ tình và đầy huyền ảo của con sông bên cạnh sự hung bạo, dữ dội trước đó của nó.

Dòng sông diễm lệ ấy lại có khả năng biến hóa màu nước theo mùa. Mùa xuân thì “dòng xanh ngọc bích” và lúc thu về thì “nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”.

Có lẽ cái sắc xanh của dòng sông xuân mà nhà văn cảm nhận chính là sự phản quang vẻ đẹp của làn mây trên cao còn sắc đỏ hiện lên khi vào thu là bởi vì dòng sông đang gánh phù sa để vun bồi cho khắp mọi miền xứ sở.

Cái đẹp nên thơ của sông Đà còn được góp vào bằng vẻ đẹp của đôi bờ con sông. Bờ sông đẹp bởi sự hoang dại như một bờ tiền sử mà mỗi lần trông thấy nó ta như có cơ hội được tìm về với nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Không chỉ vậy, nhờ có sắc màu của những cánh bươm bướm, chuồn chuồn và cả sự tốt tươi của cây cối, cái ngơ ngác của hươu nai, cảnh vật như trở nên sinh động hơn, có hồn hơn.

Khi nằm trong mối liên hệ với văn hóa thi ca, dòng sông Đà khiến tác giả liên tưởng đến một người cố nhân năm nào và cả chất Đường thi cổ kính của câu thơ “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.

Tất cả những hình ảnh thơ mộng mà tác giả sử dụng để khắc họa vẻ đẹp của dòng sông đã làm nổi bật sự êm ả, mềm mại của một dòng sông đang vào độ xuân thì. Chính sức sống ấy, vẻ đẹp ấy chính là chất vàng mười của thiên nhiên mang lại nguồn sống cho con người.

Hình tượng người lái đò sông Đà – thứ vàng mười đã qua thử lửa

Không chỉ gây ấn tượng cho người đọc bởi những nét vẽ về thiên nhiên sông Đà mà Nguyễn Tuân còn tái hiện trước mắt người đọc vẻ đẹp của người lái đò trên con sông ấy.

Ông chính là hiện thân của thứ vàng mười đã qua thử lửa, là đại diện cho những phẩm chất quý giá của con người miền Tây Bắc.

Phân tích Người lái đò sông Đà, ta thấy trước hết, chất vàng ấy thể hiện ở ngoại hình đặc trưng của con người vùng sông nước.

Ông xuất hiện với cánh tay lêu nghêu, đôi chân khuỳnh khuỳnh, giọng nói ào ào còn nhãn giới lại vòi vọi.

Dường như những dấu vết khắc nghiệt của công việc đều in hằn lên dáng vóc của người lái đò để ta thấy trong ông toát lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi của một con người đã gắn bó rất lâu với thiên nhiên, đất trời nơi đây.

Thứ vàng mười còn thể hiện rõ nét hơn trong tính cách của người lái đò. Ở người lái đò ấy, ta thấy hiện lên chất tài trí hơn người và đặc biệt là sự ung dung dung của người nghệ sĩ.

Với ông lái đò, con sông Đà gắn bó thân thiết đến nỗi nó “như một bản trường ca mà ông đã thuộc lòng, thuộc đến cả dấu chấm xuống dòng”, địa thế trắc trở, phức tạp của sông Đà

Đâu phải dễ hình dung ấy vây mà ông lái đò lại có khả năng “nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả những nguồn nước, con thác”.

Không chỉ vậy, ông cũng hiểu tường tận luôn cả tính nết của con sông và thuộc lòng quy luật phục kích, binh pháp của thần sông và thần đá.

Khi chỉ huy vượt thác, người ta thấy hiện lên sự dũng cảm, khôn ngoan của một người lãnh đạo tài ba qua các trùng vi, thạch trận.

Ở trùng vi thứ nhất có đến năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử mà chỉ có một cửa sinh nằm sát bờ trái, những hòn đá hung dữ lại cứ như đang chực chờ suốt bao đời chỉ để “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”.

Chúng còn ngang nhiên bày ra “ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền” với quyết tâm “phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác”.

Sóng thác lại chẳng khác gì quân liều mạng đằng đằng sát khí cứ lao vào con thuyền với tiếng reo hò để “bẻ gãy cán chèo” rồi tiến đến mà “thúc gối vào bụng và hông thuyền”.

Chúng tung đòn hiểm với cách đánh bất ngờ, liên tiếp với “hồi lùng”, “đòn tỉa”, “đòn âm”.

Thế nhưng dù có ngang ngược, có tung đòn hóc búa như thế nào thì ông lái đò vẫn giữ được sự bình tĩnh để cầm chắc mái chèo trong tay.

Ông lèo lái con thuyền vượt qua lần lượt các cửa tử với “tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo” để có thể lướt vào đúng luồng sinh khiến cho thác, đá cũng méo bệch đi vì sau khi hao tâm tổn trí bày binh bố trận, chúng chỉ có thể nhận về thất bại thảm hại.

Ở trùng vi thứ hai, con sông lại tỏ rõ lòng quyết tâm muốn như muốn lấy lại danh dự nên đã bày ra thêm rất nhiều những cửa tử khác hòng đánh lừa con thuyền.

Nó không để cửa sinh “lập lờ phía tả ngạn sông” mà làm khó ông lão bằng chiến thuật bố trí cửa sinh “lệch qua phía bờ hữu ngạn”.

Không chỉ có thế, nó còn tự tin chuẩn bị sẵn “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” với “bốn năm bôk thủy quân cửa ải nước bên bờ trái lại liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”.

Tuy nhiên bằng sự dày dạn kinh nghiệm của một người lái đò lâu năm đã giúp cho ông lão không hề tỏ vẻ sợ hãi mà trái lại còn xem đó là cơ hội để cho “đối thủ” thấy khối óc tài trí và đôi bàn tay linh hoạt của mình.

Ông vẫn giữ cho con thuyền “bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”.

Chính cái bản lĩnh đó của ông đã giúp cho con thuyền “tả xung hữu đột” đưa con thuyền lướt qua tập đoàn cửa tử an toàn khiến cho lũ đá phải “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì thất vọng.

Trùng vi cuối cùng hiện ra và sóng tác vì dồn hết tất cả sức lực để hạ gục người tướng lĩnh tài ba kia.

Chúng chỉ đặt luồng sống “ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác” với sự canh phòng cẩn mật của lũ đá hậu vệ còn “bên phải bên trái đều là luồng chết cả”. Và một lần nữa, ông lão phải đối mặt với khó khăn.

Thế nhưng ông lão quả thật có chất vàng đã kinh qua nhiều lần thử lửa nên vẫn hiện lên trong tư thế của một vị chỉ huy bình tĩnh và luôn chuẩn xác.

Ông đã đưa thuyền “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép” để rồi thuyền của ông “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước” một cách ngạo nghễ, đầy hiên ngang.

Chính vì cuộc sống “ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác” mà ông lái đò lúc nào cũng giữ được phong thái ung dung, bình dị.

Vượt qua trận thủy chiến, nét ung dung, bình dị lại hiện hữu trong đời sống thường nhật qua cách ông bình thản nướng ống cơm lam bàn về đá quý…

Phân tích Người lái đò sông Đà, ta thấy lúc này ông không đoái hoài gì đến chuyện vượt thác nữa bởi với ông nó đã trở thành lẽ thường.

Như vậy, không chỉ trong lúc vượt thác đầy hiểm nguy mà trong chính cuộc đời thường nhật, chất vàng mười trong phẩm cách của ông lão cũng lấp lánh đầy cuốn hút.

Tìm hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Tìm hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Đánh giá tác phẩm khi phân tích bài Người lái đò sông Đà

Thông qua “Người lái đò sông Đà”,  Nguyễn Tuân đã giúp cho người đọc có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy cuốn hút của bức tranh miền Tây Bắc.

Bức tranh ấy là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp hào hoa, rắn rỏi của con người khi xuất hiện giữa đại ngàn, sông nước.

Để có thể giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy là nhờ vào những thành công của tác giả trong việc sử dụng những so sánh, liên tưởng độc đáo cùng với hệ thống từ ngữ phong phú và đặc biệt là những câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì từ tốn, trữ tình.

Kết bài: Như vậy, qua cách thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc bằng hình ảnh con sông Đà và người lái đò, ta có thể thấy được sự tài hoa, sự giàu có về chữ nghĩa của tác giả và hơn hết đó là tấm lòng, tình cảm tha thiết mà nhà văn dành cho xứ sở, con người.

Thế nên, đối với người đọc, Nguyễn Tuân mãi luôn là người nghệ sĩ sự tài ba, uyên bác có tấm lòng đáng quý còn “Người lái đò sông Đà” chính là một tuyệt tác sẽ trường tồn và vẹn nguyên giá trị cùng thời gian.

Dàn ý phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nhằm giúp bạn nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như nội dung của bài viết trên đây, DINHNGHIA.Com.Vn sẽ giúp bạn tóm tắt và lập dàn ý phân tích Người lái đò sông Đà.

Mở bài phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

  • Giới thiệu những nét tiêu biểu cùng phong cách độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
  • Giới thiệu về tác phẩm cùng giá trị nội dung nghệ thuật của Người lái đò sông Đà (hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa tác phẩm).

Thân bài phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

  • Phân tích Người lái đò sông Đà qua lời đề từ.
  • Phân tích Người lái đò sông Đà qua hình tượng dòng sông.
  • Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm.
  • Tổng quát về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Kết bài phân tích Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

  • Đánh giá nội dung của tác phẩm khi phân tích Người lái đò sông Đà.
  • Tổng kết về nghệ thuật của bài tùy bút khi tìm hiểu, phân tích bài Người lái đò sông Đà.
  • Bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi tìm hiểu cũng như phân tích Người lái đò sông Đà.

Những trang văn của Nguyễn Tuân cứ hiện lên đẹp cả về nội dung và tư tưởng qua ngòi bút vừa tinh tế vừa tài hoa, uyên bác.

Phân tích Người lái đò sông Đà để thấy nhà văn không chỉ ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của non sông đất nước mà còn khẳng định sức mạnh lớn lao đầy phi thường của những con người bình thường trong cuộc hành trình chinh phục thiên nhiên.

Xem thêm:

Với những ý văn trên, DINHNGHIA.Com.Vn hy vọng đã cung cấp cho bạn nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình tìm hiểu và phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp gì về chủ đề Phân tích Người lái đò sông Đà, đừng quên để lại ở nhận xét bên dưới nhé. Chúc bạn luôn học tập tốt!.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...