Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài để thấy vẻ đẹp tâm hồn và khí phách của những người dân vùng cao Tây Bắc. Người đọc sẽ không thể quên hình ảnh một cô Mị chịu bao đắng cay, tủi nhục nhưng luôn tiềm tàng sức sống cùng sự phản kháng mạnh mẽ. Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn cảm nhận và phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
Mở bài: Xưa nay, người phụ nữ xuất hiện trong văn học mang những màu sắc khác nhau. Đó là nàng Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại lênh đênh vùi dập. Đó là Hồ Xuân Hương với một cá tính mạnh mẽ gan góc trong văn học Việt Nam. Cũng viết về hình tượng người phụ nữ, nhưng Tô Hoài lại lựa chọn một đối tượng phản ánh độc đáo – người phụ nữ miền núi. Đây là đối tượng vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thần quyền vừa là nạn nhân của chế độ phong kiến. Không chỉ khắc họa số phận bi kịch của họ, Tô Hoài còn khắc họa vẻ đẹp trong sức sống tiềm tàng của họ. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị nói riêng hay cảm nhận về tác phẩm Vợ chồng A Phủ nói chung đều cần nắm được những thông tin chính về tác giả cũng như tác phẩm.
Đôi nét về nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920, quê ở Hà Đông – nay là Hà Nội. Ông có một tuổi thơ và cuộc sống chịu nhiều vất vả để mưu sinh. Năm 1943, Tô Hoài tham gia hội văn hóa cứu quốc. Sau cách mạng tháng tám, ông tích cực tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó, ông còn bắt đầu tham gia viết báo, sáng tác văn chương.
Tô Hoài sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau từ truyện ngắn, truyện dài, hồi kí cho đến tiểu thuyết, kịch bản văn học. Trước cách mạng tháng tám, ông chủ yếu hướng ngòi bút của mình đến loài vật và cuộc sống của người nông dân nghèo khó như Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944).
Sau cách mạng tháng tám, Tô Hoài lại hướng ngòi bút của mình đến cuộc sống của người dân ở miền núi. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến trong giai đoạn này là tập truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), Cát bụi chân ai (1992).
Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều nơi trên đất nước. Bên cạnh kiến thức uyên bác, ông còn hấp dẫn người đọc bằng cách hành văn hóm hỉnh, sinh động trong lối trần thuật.
Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được in trong tập truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện này là kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng. Trong tập truyện này, cuộc sống của người dân miền núi được khắc họa chân thật sống động. Trong đó, nổi bật nhất là vẻ đẹp tràn đầy sức sống của nhân vật Mị.
Tìm hiểu sức sống tiềm tàng là gì?
Để phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm, ta cần hiểu sức sống tiềm tàng được định nghĩa là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi. Sức sống tiềm tàng ấy sẽ luôn thường trực và chờ cơ hội trỗi dậy.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
Sức sống vốn có của nhân vật Mị trước khi làm dâu nhà thống lý
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị đầu tiên cần làm rõ khi Mị làm dâu tại nhà thống lý. Mị là cô gái trẻ trung giàu lòng tự trọng trong những tháng ngày tự do. Nếu nhìn vào cô Mị của hiện tại“một cô gái ngồi quay sợi bên cạnh đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
Lúc nào cũng vậy,…cô gái ấy lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, ít ai có thể hình dung được trước khi làm con dâu nhà thống lí Mị từng là một cô gái trẻ trung, vui tươi. Mị hồn nhiên, yêu đời, tràn đầy sức sống, đặc biệt có tài thổi sáo.
Vì vậy, trong làng, có nhiều trai theo Mị, mỗi năm tết đến bố mẹ Mị không thể ngủ được vì tiếng chó sủa khi “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Tuy nhà nghèo nhưng Mị là người chăm làm, siêng năng và hiếu thảo với bố mẹ.
Biết tin bố mẹ thiếu nợ nhà thống lý nhưng Mị không oán than. Mị sẵn sàng làm việc gian khổ vất vả chứ nhất quyết không chịu bán cho nhà giàu để trả nợ “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.
Sự dứt khoát ấy đã thể hiện được Mị là một cô gái giàu lòng tự trọng. Dù kiên quyết nhưng Mị đã bị bắt về cúng ma, làm dâu để trả nợ – món nợ truyền kiếp trói buộc người lao động nghèo vào kiếp sống nô lệ tối tăm. Có thể thấy, khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, người đọc không khỏi xúc động trước sự hiếu thuận của nhân vật.
Lúc mới về làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, tuyệt vọng đã có lúc muốn tìm đến cái chết “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Tìm đến cái chết cũng là minh chứng cho khát vọng sống mạnh mẽ của Mị – khát vọng một cuộc sống tự do, không trói buộc không phải làm nô lệ cho kẻ khác.
Nhưng ý định ấy nhanh chóng bị bỏ qua, bởi lẽ Mị không chỉ sống cho cái tôi, cho khát vọng của mình mà Mị còn phải sống vì gia đình nên chỉ có thể “bưng mặt khóc” và “ném nắm lá ngón xuống đất”.
Lúc ném nắm lá ngón đi cũng chính là lúc Mị chấp nhận kiếp sống đọa đày, tăm tối không lối thoát này. Ấy nhưng ẩn sâu trong tâm hồn Mị chứa đựng biết bao sự trỗi dậy, và chỉ khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ta mới thấy được điều này rõ nét.
Sự thức tỉnh về tâm hồn trong đêm tình mùa xuân
Mấy năm sau, khi bố đã chết, Mị cũng không còn nghĩ đến chuyện tự tử hay nghĩ đến chuyện thoát khỏi nhà thống lí sống cuộc đời tự do bởi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Đau đớn, xót xa cho thân phận con người. Điều đáng sợ không phải là khổ cực, cam chịu làm nô lệ mà đó chính là con người đánh mất ý thức phản kháng.
Mị bị buộc chặt vào công việc, làm việc quanh năm suốt tháng không ngừng nghỉ. Đó cũng là số phận chung của “đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả đêm cả ngày”. Từ khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, cuộc đời của người con gái xuân xanh ấy giờ đây chỉ còn được tính bằng công việc của mỗi mùa, mỗi năm, mỗi tháng. Mị làm quần quật không nghỉ ngơi, nào là “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi” đến “cõng nước dưới khe suối lên”.
Tết xong thì lại “lên núi hái thuốc phiện”, giữa năm “giặt đay, xe đay” đến mùa thì “đi nương bẻ bắp” rồi “hái củi, bung ngô” và “lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời cũng thế”. Khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, những tưởng không gì có thể lay động trái tim Mị nhưng sức sống ấy vẫn tồn tại trong Mị như đống tro tàn chỉ cần một cơn gió sẽ bùng cháy dữ dội.
Mà đêm tình mùa xuân chính là một trong nhưng yếu tố tác động quan trọng. Mùa xuân trên núi cao với bao nhiêu điều tươi đẹp như được hiện ra qua từng nét phác họa của Tô Hoài. Đó là khung cảnh thiên nhiên “Gió thổi vào cỏ xanh vàng ửng”, “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ” và đám trẻ con “chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”.
Ngoài đầu núi đã có tiếng sáo rủ bạn đi chơi như chạm vào bao nỗi niềm của Mị. Tiếng sáo được miêu tả bằng những từ láy, đi từ xa đến gần: đầu tiên là “ngoài đầu núi lấp ló”, rồi “vọng lại, thiết tha bồi hồi”, sau đó là “văng vắng đầu làng” và cuối cùng là “trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”. Khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ta thấy chính tiếng sáo ấy đã đánh thức trái tim vốn ngủ yên của Mị.
Khi nghe tiếng sáo vọng lại, Mị bừng tỉnh, thoát khỏi cảm giác vô cảm bấy lâu nay, cô đã cảm nhận tiếng sáo bằng tâm trạng “thiết tha bổi hổi”. Sau đó, Mị “nhẩm thầm bài hát” của người đang thổi sáo và lấy rượu uống rất lạ “cứ uống ực từng bát”. Mị mượn rượunhư để nuốt những cay đắng tủi nhục của hiện tại vào lãng quên, tìm về quá khứ tươi đẹp.
Từ lúc ấy, dường như “lòng Mị đang sống về ngày trước”, ngày còn tự do, khi mùa xuân về Mị thổi sáo và “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”.Sức sống trong Mị bắt đầu hồi sinh: “Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”.
Mị đã nhận thức ra vấn đề mình vẫn còn là con người, vẫn còn quyền sống của một con người: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Đồng thời Mị ý thức được mình rất cần được hạnh phúc: “bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”.
Khi lòng khát khao hạnh phúc trào dâng cũng là lúc Mị nhận ra nỗi tủi nhục, bất hạnh của mình và cô đã nghĩ đến cái chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra”.
Trong tiếng sáo là tiếng là tiếng gọi của tình yêu cuộc sống kéo Mị về với nỗi khát khao hạnh phúc, tự do khiến cho Mị muốn được sống một cuộc đời khác thoát khỏi kiếp sống hiện tại. Những suy nghĩ ấy là bước khởi đầu cho sự trỗi dậy sau này. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về quá trình đi đến hành động của nhân vật.
Từ khát khao mãnh liệt “Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi” cho đến hành động “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng… quấn lại tóc, với tay lấy váy hoa vắt ở phía trong vách,..rút thêm cái áo” chuẩn bị sẵn sàng để đi chơi.Thế nhưng ước muốn ấy đã bị A Sử dập tắt một cách phũ phàng.
Khi A Sử về thấy Mị muốn đi chơi, hắn đã thẳng tay vùi dập Mị “lấy cái thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc Mị lên cây cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”.
Lúc đầu, Mị không hề phản ứng bởi Mị vẫn còn đang sống trong tâm trạng thiết tha bồi hồi, vẫn thấy “hơi rượu còn nồng nàn”, vẫn còn nghe tiếng sáo “như không biết mình đang bị trói” mà vẫn hướng theo “tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Rồi khi Mị vùng dậy định bước đi thì “chân tay đau không cựa được”, “không nghe tiếng sáo nữa” chính lúc ấy Mị trở lại thực tại đắng cay.
Mị khóc cho thân phận mình không bằng con trâu,“không bằng con ngựa”. Giọt nước mắt Mị rơi đã phá tan đi phần nào cái băng giá ngự trị trong tâm hồn Mị, le lói thắp sáng khát vọng được sống một cuộc đời tự do.
Ngọn lửa mà Mị mới thắp lên ấy tuy đã bị A Sử dập tắt nhưng A Sử chỉ có thể trói buộc Mị về mặt thể xác không thể trói buộc được tâm hồn Mị. Khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ta thấy cuộc nổi dậy ấy đã bị đứt đoạn trong đau đớn nhưng nó đã chứng minh khát vọng sống vẫn còn tiềm tàng trong trái tim tưởng chừng đã cỗi cằn của Mị.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm đông
Ý định nổi dậy bị A Sử dập tắt khi còn trong trứng nước, thì đến đêm đông khi chứng kiến A Phủ bị trói khát vọng lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không còn là suy nghĩ mà nó đã trở thành hành động cụ thể. Khi đang thức sưởi ấm để xua đi cái lạnh của “những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn”, Mị vô tình “lé mắt trông sang” và thấy “hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
Đầu tiên, Mị vẫn thản nhiên lạnh lùng ngồi “thổi lửa, hơ tay”, trong suy nghĩ của Mị “Nếu như A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế mà thôi”. Nhưng khi thấy những giọt nước mắt của A Phủ, Mị bắt đầu thay đổi. Mị bỗng nhớ về những ngày trước đây khi Mị bị A Sử hành hạ “Mị cũng bị trói đứng thế kia.
Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, người đọc cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật.
Từ suy nghĩ về bản thân mình, Mị bắt đầu cảm thông cho A Phủ “cơ chừng này chắc chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và bắt đầu căm phẫn tội ác cha con thống lý “nó bắt trói đến người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng thật độc ác”.
Mị bắt đầu suy nghĩ về mình “là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”, về A Phủ “người kia việc gì mà phải chết thế”, đồng thời Mị cũng tưởng tượng đến cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị phải chết thay.Có thể thấy, phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị khiến người đọc thấy được quá trình đấu tranh tư tưởng trong suy nghĩ của nhân vật.
Dần dần Mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi “nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ” để rồi dẫn đến một hành động táo bạo – cắt dây trói, giải thoát cho A Phủ. Và sau vài giây “đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã “vụt chạy ra” trốn thoát cùng A Phủ.Hành động ấy của Mị không chỉ cứu người mà còn giải thoát cho cả bản thân mình.
Có thể nói, khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thì đây là minh chứng rõ nét nhất cho khát vọng sống mãnh liệt cũng như lòng yêu thương của Mị.Mị đã cắt đứt sợi dậy của cường quyền cũng như của thần quyền đã trói buộc Mị và A Phủ trong vòng nô lệ suốt bao năm qua, thể hiện tinh thần phản kháng quyết liệt với cái ác, khởi đầu từ tự phát đến thành tự giác đi theo Cách mạng.
Nhận xét khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, tác giả không chú trọng tả ngoại hình mà chủ yếu khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật, thể hiện thành công bước chuyển biến từ tiềm thức đến ý thức, từ suy nghĩ đến hành động, từ thế bị động đến chủ động.
Mị là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ lao động nghèo khổ miền núi dưới ách thống trị tàn bạo của giai cấp phong kiến. Việc phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị giúp người đọc thấy rằng đó là người người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, tự do, luôn khát khao hạnh phúc và có sức sống mãnh liệt. Dù cho có bị chà đạp nhưng họ đã vùng dậy tự giải thoát đồng thời mở ra hướng giải thoát cho người khác.
Kết bài: Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động ở vùng cao Tây Bắc. Họ hiện lên không chỉ là những con người cần cù, chịu thương chịu khó mà Tô Hoài đã phát hiện ở họ một vẻ đẹp của sức sống.
Chính vì vậy vậy, ta vừa thấy ở nhân vật Mị những nét kham khổ, chịu đựng quen thuộc khi nói về người phụ nữ, nhưng ta còn bắt gặp ở Mị cả một sức sống mạnh mẽ. Và sức sống đã đã giúp Mị phá tan xiềng xích nô lệ thần quyền, phá tan xiềng xích của bọn cường hào ác bá. Có thể nói, tác phẩm là khúc ca khải hoàn về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người.
Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ trong văn học xưa và nay.
- Nét chính về tác giả Tô Hoài cùng Vợ chồng A Phủ.
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của sáng tác của nhà văn.
Thân bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Nhân vật Mị hiện lên trong tác phẩm mang sức sống vốn có.
- Quá trình thức tỉnh về tâm hồn trong đêm tình mùa xuân.
Kết bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Tổng kết về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
- Đánh giá ngòi bút tài hoa đậm chất nhân văn của Tô Hoài
Xem thêm:
- So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương
- Soạn bài và Tóm tắt Uy Lít Xơ trở về – Ngữ Văn 10
- Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8
Khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ta thấy truyện ngắn này được nhà văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của nhà văn đối với đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các thế lực thực dân, phong kiến. Bên cạnh đó, khi phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ta thấy tác phẩm Vợ chồng A Phủ còn là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người miền núi.