“Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là một trong những vở kịch thành công rực rỡ của Nguyễn Huy Tưởng. Việc phân tích nhân vật Đan Thiềm sẽ phản ánh quan điểm về cái đẹp trong giai đoạn lúc bấy giờ cũng như tấm lòng của tác giả đối với nhân vật. Cùng DINHNGHIA.COM.VN phân tích nhân vật Đan Thiềm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Khái quát chung về nhân vật Đan Thiềm
Tạo nên thành công cho tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” không chỉ qua nhân vật chính Vũ Như Tô mà còn phải nhắc đến nhân vật Đan Thiềm– một cung nữ có cái nhìn tỉnh táo, thức thời và đặc biệt nhưng quan trọng hơn là có một tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp. Qua việc phân tích nhân vật Đan Thiềm, chúng ta sẽ thấy rõ nét tâm tư của nhân vật mà tác giả đã gửi gắm.
Trong tác phẩm Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài, Đan Thiềm không phải là nhân vật trung tâm của tác phẩm nhưng thông qua Đan Thiềm đã làm nổi bật nhân vật chính Vũ Như Tô và giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Đan Thiềm là một cung nữ say mê cái đẹp, trân trọng người tài, có con mắt nhìn đời nhưng cuộc đời của bà lại gặp phải những bi kịch.
Đan Thiềm chính là người đã khuyên Vũ Như Tô tạo nên cái đẹp- xây dựng Cửu Trùng Đài và cũng chính bà là người khuyên Vũ Như Tô đi trốn. Có thể thấy, cả hai lời khuyên của bà đều xuất phát từ tình yêu dành cho cái đẹp, cái tài. Nếu phân tích nhân vật Đan Thiềm, ta sẽ lại càng tìm thấy ở bà những nét đẹp ở tính cách đáng quý, đáng trân trọng mà ở thời đó, rất ít người có được như bà.
Phân tích nhân vật Đan Thiềm để thấy được những phẩm chất đẹp đẽ
Đan Thiềm là người cung nữ say mê cái đẹp và trân trọng người tài
Nhân vật Đan Thiềm là một người cung nữ yêu cái đẹp, do mến mộ cái đẹp nên bà đã khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc. Cửu Trùng Đài lúc bấy giờ chính là một kiệt tác to lớn, và chính cô cũng không hiểu được rằng để xây dụng kiệt tác ấy phải đánh đổi bằng biết bao nhiêu mồ hôi, tiền của, công sức và cả nước mắt người người dân nghèo khổ. Vậy phải chăng chính cô là khởi nguồn gây nên bi kịch cho cuộc đời Vũ Như Tô?
Có thể thấy, khi phân tích nhân vật Đan Thiềm ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, ta lại càng thấy cảm thông và càng day dứt cho nhân vật này. Yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp đó là lí do cô khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài. Cái đẹp mà Đan Thiềm tôn thờ là cái đẹp bề thế, muôn đời. Tình yêu cái đẹp của nàng xuất phát từ lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Nhưng cũng chính cô là người trực tiếp tạo nên bi kịch của Cửu Trùng Đài, bởi lẽ nỗi khổ của nhân dân cô chưa thấu được. Nghệ thuật phải gắn với nhân dân, hiểu và cảm thông được nổi khổ đau của người nông dân, nỗi khổ đó phải được thấu hiểu, cảm nhận sâu sắc trước hình ảnh của người nông dân mỗi ngày đều bị áp bức, bóc lột sức lao động, đau khổ trước nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật xa xôi xa rời thực tế sẽ bị phê phán và cần tránh . Nghệ thuật mà Đan Thiềm đang hướng đến là nghệ thuật vị nghệ thuật. Và nghệ thuật ấy không thể tồn tại dài lâu được.
Không chỉ say mê cái đẹp mà Đan Thiềm cũng rất trân trọng người tài. Và chỉ khi phân tích nhân vật Đan Thiềm qua hành động, lời nói của bà, ta mới thấy được hết nét đẹp đáng trân trọng ấy. Khi đám thợ thuyền phản loạn, chính Đan Thiềm đã khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn. Không chỉ thế, bà còn tìm cách bảo vệ Vũ Như Tô như bảo vệ chính tính mạng cho mình. Khi không thể trốn được nữa Đan Thiềm đã xin tha sau đó xin chết thay cho Vũ Như Tô.
Mấy ai được như bà? Khi vừa trân trọng cái ảđẹp lại vừa sẵn sàng hy sinh bảo vệ người tài. Hành động xin chết thay cho Vũ Như Tô chính là sự dũng cm, sẵn sàng hy sinh vì cái đẹp, cái tài. Cuối cùng, khi mọi nỗ lực không thành, Đan Thiềm đã từ biệt Vũ Như Tô bằng tiếng kêu xé lòng.
Đan Thiềm là người rất tỉnh táo, yêu lẽ phải
Điều này được thể hiện rõ khi bà khuyên Vũ Như Tô lợi dụng Lê Tương Dực để xây dựng Cửu Trùng Đài: Vì bà thấy ở Vũ Như Tô là một người yêu nghệ thuật, sẵn sàng sống chết vì nghệ thuật, tôn thờ nghệ thuật. Nếu một người tha thiết cống hiến cho đời một kiệt tác của cái đẹp như Vũ Như Tô nhưng lại không có điều kiện thực hiện thì chính bản thân người đó cũng đã chết. Thấu hiểu lẽ đó hơn ai hết, Đan Thiềm đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô và Đan Thiềm dường như đang đồng điệu về tâm hồn và quan điểm về nghệ thuật.
Bên cạnh đó, nàng cũng có cách ứng xử rất linh hoạt và uyển chuyển: Bà chỉ ra nguyên nhân và một mực khuyên ngăn Vũ Như Tô bỏ trốn, chờ cơ hội khác vì đại sự vỡ rồi “Khi trước trốn đi thì ông nguy, giờ trốn đi thì ông sống”.
Qua phân tích nhân vật Đan Thiềm và phát hiện những nét đẹp đáng trân trọng của bà đã gợi lại cho người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc: nhân vật này đang đan xen với tâm hồn yêu cái đẹp với thời cuộc, nàng tôn thờ cái đẹp một cách tỉnh táo chứ không hề mù quáng như Vũ Như Tô.
Đan Thiềm cũng có một bi kịch cuộc đời
Nếu như Vũ Như Tô gặp bi kịch từ niềm đam mê nghệ thuật của mình thì Đan Thiềm lại có một bi kịch đau đớn không kém. Đan Thiềm vốn là một cung nữ bị ruồng bỏ, gần 20 năm bị giam lỏng, làm thị nữ hầu hạ cho vua. Một cô gái tài sắc vẹn toàn vậy mà phải đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân của mình. Thậm chí, nàng còn bị khinh miệt, xem thường. Bi kịch của nàng không chỉ là hồng nhan bạc mệnh, còn là khổ lụy vì tài.
Và nàng còn một bi kịch khác cũng đau đớn và tuyệt vọng không kém. Đan Thiềm phải chứng kiến cái tài, cái đẹp mà mình trân trọng bị hủy diệt. Yêu cái tài, cái đẹp nhưng không bảo vệ được, khích lệ cái tài, cái đẹp nhưng lại chứng kiến người tài bị giết. Có lẽ đây chính là bi kịch đau đớn nhất của Đan Thiềm.
Nhận xét về nhân vật Đan Thiềm và tình cảm của tác giả dành cho nhân vật
Đan Thiềm thuộc kiểu nhân vật loại hình( một thể loại nhân vật đặc trưng của thể loại bi kịch). Đây là kiểu nhân vật mà tính cách, tâm lí của nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ và hành động. Vậy nên khi phân tích nhân vật Đan Thiềm, ta phải phân tích ở nhiều góc độ, khía cạnh: từ hành động, diễn biến tâm lý cho đến lời nói của Đan Thiềm. Có như vậy, ta mới hiểu và phát hiện được tất cả những phẩm chất đẹp đẽ ở nàng.
Với tài năng trong cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật một cách chân thực, xúc động, ngôn ngữ nhân vật giàu tính cá thể, ngôn ngữ tính tổng hợp cao, đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ: với Vũ Như Tô thì tri kỉ, với cung nữ thì bị ghen ghét, tác giả đã thể hiện được sâu sắc tính cách của nhân vật Đan Thiềm trong tác phẩm. Nhân vật mang một tính cách riêng, điển hình đã làm nên thành công của một tác phẩm nghệ thuật.
Xem thêm:
- So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương
- Soạn bài và Tóm tắt Uy Lít Xơ trở về – Ngữ Văn 10
- Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8
Thông qua phân tích nhân vật Đan Thiềm trong tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài, ta còn thấy tình cảm trân trọng, đồng cảm, xót thương của tác giả dành cho nàng cũng như nhân vật Vũ Như Tô. Nếu có đóng góp gì cho bài viết phân tích nhân vật Đan Thiềm, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!