Từ xưa, bốn mùa luân chuyển xuân hạ thu đông luôn là ngọn nguồn sáng tác cho các thi nhân. Phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp của mùa thu có lẽ là cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN soạn bài, cảm nhận cũng như phân tích bài thơ Sang thu.
Nội dung bài viết
Đôi nét về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu
Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh – Nhà thơ sinh năm 1942 tại Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông nhập ngũ năm 1963, rồi vào binh chủng Tăng thiết giáp, sau đó trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình.
Nhà thơ là người trải nghiệm, đi nhiều và viết nhiều. Ông có nhiều sáng tác đặc sắc về cuộc sống thôn quê. Với hồn thơ dân dã, dung dị, nhẹ nhàng, đằm thắm mà đầy chất trữ tình, các bài thơ của Hữu Thỉnh luôn được bạn đọc yêu mến và đánh giá cao.
Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977 và được in lần đầu trong báo Văn nghệ. Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm này cũng rất dung dị, nhẹ nhàng, giàu ý nghĩa như chính phong cách sáng tác của nhà thơ. Sang thu đã thể hiện được tâm trạng xuyến xang, bâng khuâng của nhà thơ trước những biến chuyển tinh tế của đất trời cũng như bức tranh thiên nhiên nơi đồng bằng Bắc Bộ lúc giao mùa. Để hiểu rõ hơn về nội dung cũng như nghệ thuật, chúng ta cùng phân tích bài thơ Sang thu.
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm một phần nằm ở cách cảm nhận của người đọc. Do vậy, phân tích bài thơ Sang thu dưới đây sẽ giúp bạn phần nào có những kiến thức cơ bản trong việc cảm nhận và bình giảng về tác phẩm.
Cảm nhận ban đầu của nhà thơ khi đất trời sang thu
Thiên nhiên nơi miền quê Bắc Bộ được cảm nhận từ những điều vô hình. Bức tranh thiên nhiên đẹp ấy đã được người thi nhân cảm nhận phác họa một cách tinh tế và sinh động, giàu sức biểu cảm qua xúc giác, khứu giác và thị giác.
Mở đầu bài thơ là những tín hiệu nhẹ nhàng khi đất trời giao mình chuyển mùa trong một không gian nên thơ nhẹ nhàng:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Hương ổi là tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Động từ bỗng đặt đầu câu như một sự ngạc nhiên kỳ lạ của nhà thơ về thời khắc giao mùa đầy xao xuyến này của tác giả. Phân tích bài thơ sang thu chúng ta sẽ cảm nhận được dư vị của trái ổi thơm phả trong gió, là hình ảnh sương về qua ngõ với nhịp điều chùng chình, là cảm nhận của tác giả với những xúc cảm xốn xang…
Xuân Diệu từng viết: “Đây mùa thu tới mùa thu tới/Với áo mơ phai dệt lá vàng”. Trong thơ xưa, hình ảnh mùa thu hiện lên với áo mơ phai, với bầu trời thu, với hoa cúc vàng… Tâm hồn nhà thơ của chúng ta lại bắt nhịp được tín hiệu đầu tiên là hương ổi – hương thơm của đồng quê và thôn xóm Việt.
Những hình ảnh ấy thật quen thuộc, dung dị mà vô cùng dân dã mộc mạc. Từ “phả” diễn tả dư vị nồng nàn, đậm đà đang lan tỏa trong gió. Bên cạnh đó, khi phân tích bài thơ sang thu, chúng ta còn thấy làn gió se điển hình của tiết trời miền Bắc khi chuyển mùa. Chính làn gió này đã mang hương ổi đi xa hòa quyện với không gian cùng đất trời tạo nên vẻ đẹp của bài thơ.
Màn sương được nhân hóa trở nên có hồn, tinh tế đầy sinh động. Động từ “chùng chình” gợi tả làn sương nhẹ nhàng mỏng manh e ấp như nàng thiếu nữ đôi mươi xao xuyến trước những rung động. Sương qua ngõ chùng chình – Ngõ ở đây vừa mang ý hiện thực là ngõ nhỏ nơi thôn xóm lại như là ẩn dụ với cửa ngõ của thời gian đang từ từ bước qua ranh giới giữa hạ và thu.
Thiên nhiên thu sang với những hình ảnh quen thuộc trong sáng
Thu sang với những hình ảnh quen thuộc tiếp tục được nhà thơ phát hiện trong những dòng thơ tiếp theo. Khi phân tích bài thơ sang thu, chúng ta nhận thấy nếu như ở khổ đầu không gian bị bó hẹp, thì đến đây không gian đã rộng mở hơn, từ tầm cao cũng như tầm xa:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Từ láy “dềnh dàng” “vội vã” đã phần nào thể hiện sinh động nhịp thở của đất trời khi sang thu. Dòng sông được nhân hóa trở nên có hồn biết mấy với nhịp chậm chạp dềnh dàng và thong thả. Nếu như mùa hạ, dòng sông sẽ gấp gáp chảy trong những cơn mưa lũ, thì giờ đây, tiết trời sang thu đã khiến cho dòng sông trở nên nhẹ nhàng và lắng lại để rỗi lững lỡ trôi. Phân tích bài thơ sang thu, ta như nhận thấy dòng sông cũng dùng dằng và ngập ngừng níu kéo nhịp thở của mùa hạ.
Tuy nhiên, ngược lại với sự dềnh dàng từ từ của dòng sông lại là sự vội vã của những cánh chim khi đang mải miết bay đi tránh rét. Hẳn là đàn chim đã bắt đầu cảm nhận được chút se lạnh của tiết trời. Phân tích bài thơ sang thu ta thấy được nghệ thuật đăng đối vô cùng điêu luyện của tác giả đã giúp cho hình ảnh thơ trở nên giàu chất tạo hình, đẹp hơn và thơ mộng hơn.
Đoạn thơ thứ hai dần khép lại với hình ảnh đám mây vắt nửa mình. Hành động được nhân hóa này mang ý diễn tả sự vận động của thời gian. Không gian thơ cũng như trở nên rộng mở hơn, bao la hơn với hình ảnh đầy chất tạo hình này. Phân tích bài thơ sang thu là thấy hình ảnh đám mây mềm mại như một tấm lụa nhẹ nhàng vắt ngang bầu trời. Đây là một hình ảnh rất giàu tính tưởng tượng.
Phân tích bài thơ sang thu đến đây, ta cũng cảm nhận được cảnh vật như trở nên vừa hư vừa thực, rất nên thơ và giàu sức tưởng tượng độc đáo. Nhà thơ Hữu Thỉnh hẳn phải là người có tâm hồn tinh tế cùng với tình yêu tha thiết với thiên nhiên và đất nước mới có thể sáng tạo nên những vần thơ đặc sắc này. Ngòi bút tài năng này đã khiến chúng ta không thể không cảm phục khi phân tích bài thơ sang thu.
Thiên nhiên sang thu hiện lên với hình ảnh nắng mưa
Từ những rung động mãnh liệt và xúc cảm xuyến xang khi đất trời vào thu, nhà thơ chuyển sang giọng điệu chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu xa:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Những thay đổi của thời tiết tiếp tục được nhà thơ phát hiện một cách đầy tinh tế. Là sấm, là mưa, nắng, là những hiện tượng điển hình của mùa hạ nhưng đã có sự thay đổi mức độ trong cái khoảnh khắc giao mùa. Phân tích bài thơ sang thu, ta như thấy cái nắng chói chang của những ngày hạ đã dần nhạt màu, những cơn mưa rào vội vã cũng đã vơi dần.
“Vẫn còn” “vơi dần” “cũng bớt” đã diễn tả mức độ giảm dần của hiện tượng khi đất trời sang thu. Sự chuyển biến đó đã được cảm nhận sâu sắc qua tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ. Hai câu thơ cuối cùng chính là sự chiêm nghiệm của tác giả. Hình ảnh “sấm” không những biểu trưng cho những tác động ngoại cảnh, của đất trời từ hạ sang thu mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho những biến động thăng trầm của cuộc đời.
Phân tích bài thơ sang thu, chúng ta không thể bỏ qua hình ảnh “hàng cây sang thu”. Nó thể hiện đây là những cành cây xum xuê, lâu năm, rễ đã cắm sâu dưới lòng đất rất chắc chắn. Những mùa mưa giông qua đi đã tôi luyện sự dẻo dai bền bỉ của những hàng cây. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho những con người đã đi qua những thăng trầm biến động của cuộc đời.
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
Với nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện sự suy ngẫm sâu xa: Con người đã từng trải sẽ trở nên vững vàng hơn trước những sóng gió của cuộc đời. Phân tích bài thơ, ta thấy tác phẩm này được sáng tác với thể thơ năm chữ, cùng với nhiều hình ảnh đẹp, tinh tế và giàu sức tạo hình. Bên cạnh đó, ngôn ngữ dung dị, đầy trong sáng và giàu sức biểu đạt đã diễn tả sinh động sự biến chuyển của đất trời khi sang thu cũng như tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Xem thêm:
- So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương
- Soạn bài và Tóm tắt Uy Lít Xơ trở về – Ngữ Văn 10
- Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8
Nhà thơ Hữu Thỉnh với bài thơ Sang thu đã đem đến cho người đọc những dư âm sâu sắc, kéo dài và lan tỏa mãi trong tâm hồn. Khi phân tích bài thơ sang thu, chúng ta thấy được sự cảm nhận tinh tế của tác giả cũng như những chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu sắc. Hy vọng qua chủ đề phân tích bài thơ sang thu của dinhnghia.com.vn đã đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn học tốt!