PHA là gì? Công dụng trong mỹ phẩm và cách sử dụng PHA hiệu quả

0
(0)

PHA là một thành phần có công dụng làm sạch sâu, tẩy tế bào da chết và tái tạo tế bào. Vậy nên, PHA thường được nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da, toner, sữa rửa mặt,… Cùng DINHNGHIA tìm hiểu thêm PHA là gì cũng như các thông tin hữu ích bạn cần biết trước khi sử dụng PHA nhé!

PHA là gì?

PHA hay còn gọi là axit polyhydroxy thuộc thành phần tẩy tế bào chết thế hệ thứ 3 và có chung nhóm hydroxy ở vị trí alpha. Do đó, bạn có thể coi PHA chính là AHA.

Tuy nhiên, do cấu trúc phân tử của AHA lớn hơn PHA nên các sản phẩm có PHA thường lành tính và ít gây kích ứng hơn. Hiện nay, có hai đại diện PHA thường được sử dụng trong các sản phẩm skincare là Gluconolactone và Lactobionic acid.

PHA là gì?
PHA là gì?

Công dụng của PHA

PHA là thành phần tẩy tế bào chết thế hệ mới mang lại hiệu quả cao cho da và phù hợp với làn da nhạy cảm. Do đó, PHA thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để các phân tử của chúng xâm nhập vào da. Không giống như AHA sẽ tác động trực tiếp lên da.

Sau đây là một vài công dụng tuyệt vời mà PHA có thể đem lại, nếu bạn kiên trì sử dụng thường xuyên:

  • Duy trì độ ẩm cho da: PHA là chất giữ ẩm, vì vậy chúng có khả năng khóa và giữ độ ẩm cho da, giúp da mềm mại hơn.
  • Chống viêm: PHA là một loại axit có khả năng tẩy tế bào chết và chống lão hóa tuyệt vời, đồng thời cũng là một chất điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
  • Chống lại Glycation: Các hoạt chất trong PHA có thể ngăn chặn collagen và elastin suy yếu trong da. Từ đó, làm chậm quá trình da bị lão hóa.
Công dụng của PHA
Công dụng của PHA

Đối tượng sử dụng

Nhờ vào cấu trúc phân tử lớn hơn nên PHA thường mất nhiều thời gian hơn để thâm nhập sâu vào da hơn AHA. Từ đó, giảm thiểu được hầu hết các tình trạng kích ứng da.

Do đó, ta có thể nói, PHA là thành phần phù hợp với mọi loại da, từ những người có làn da khô hoặc da hỗn hợp cho đến những người có làn da nhạy cảm và lão hóa.

Đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng

Cách sử dụng PHA hiệu quả

Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng 3 ngày/lần và tăng dần mức sử dụng. Nếu trong quá trình sử dụng bạn nhận thấy các sản phẩm chứa PHA như: sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm và mặt nạ,… không gây kích ứng bạn có thể sử dụng hàng ngày.

Ngoài ra, để điều trị mụn trứng cá và cải thiện tình trạng lão hóa sớm, nhiều bạn thường sử dụng PHA kết hợp retinoid. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ da liễu, vì các thành phần dưỡng da đều có quy luật nhất định.

Bên cạnh đó, hãy nhớ nên cẩn thận sử dụng PHA sau khi rửa mặt trước thoa kem dưỡng ẩm.  Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chăm sóc da cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tẩy trang thật kỹ sau một ngày dài để loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm,… trên da.
  • Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt để làm sạch sâu da và tẩy tế bào chết tuần 2 – 3 lần để loại bỏ hết dầu nhờn gây mụn.
  • Bước 3: Dùng toner hoặc lotion để dưỡng da rồi tiếp tục sử dụng serum, một loại tinh chất đặc trị có chứa PHA.
  • Bước 5: Bước cuối cùng là dưỡng ẩm giúp da luôn mịn màng, tránh khô ráp.
Cách sử dụng PHA hiệu quả
Cách sử dụng PHA hiệu quả

Một số lưu ý khi sử dụng PHA

Để cải thiện mụn cũng như tái tạo da và ngăn cản tình trạng lão hóa da hiệu quả. Bạn cần biết một vài lưu ý đặc biệt sau khi sử dụng PHA:

  • Cần kiên trì sử dụng: Nếu bạn sử dụng các sản phẩm hoặc tinh chất khác ngoài PHA, bạn cần sử dụng chúng thường xuyên để nhận được hiệu quả như mong đợi.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Hoạt chất PHA sẽ làm cho làn da của bạn rất nhạy cảm với tia UV. Do đó, đừng quên sử dụng kem chống nắng hằng ngày kể cả khi ở nhà nhé!
  • Sử dụng trước vài phút các sản phẩm khác: Vì thành phần PHA có tính axit nên bạn cần đợi khoảng 15 – 20 phút để độ pH trên da trở về độ pH chuẩn rồi mới bôi những sản phẩm chăm sóc da khác.
Một số lưu ý khi sử dụng PHA
Một số lưu ý khi sử dụng PHA

Xem thêm:

Vậy là bạn đã biết rõ thêm PHA là gì cũng như các lưu ý, cách sử dụng và đối tượng thích hợp để sử dụng các sản phẩm có thành phần này rồi. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Dinhnghia để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc làm đẹp hằng ngày nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...