Penalty là gì? Các tình huống bị thổi phạt đền và luật đá penalty

0
(0)

Penalty là tình huống đá phạt đem lại rất nhiều cảm xúc cho những người hâm mộ bóng đá khi vừa hồi hộp, vừa lo lắng lại vừa tràn đầy hy vọng, chờ mong sẽ cầu thủ tiến hành quả đá penalty thành công. Vậy Penalty là gì? Các tình huống bị thổi phạt đền và luật đá penalty như thế nào? Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quả đá phạt thú vị này nhé!

Penalty là gì? Các tình huống bị thổi phạt đền và luật đá penalty
Penalty là gì? Các tình huống bị thổi phạt đền và luật đá penalty

Penalty là gì?

Penalty hay còn được gọi là phạt đền, đây là tình huống đá phạt trong bóng đá với cự ly thực hiện chỉ cách 11 mét so với khung thành và thủ môn của đội bị phạt. Cú sút này chỉ có sự tham gia đối đầu trực tiếp giữa 1 cầu thủ đội được hưởng quả Penalty (người sút phạt đền) và thủ môn đội bị phạt.

Chính vì lẽ đó nên tỉ lệ thành công của các quả đá phạt đền thường rất cao, phần thắng thường nghiên về cầu thủ thực hiện phạt đền. Tuy thủ môn có ít cơ hội chiến thắng hơn, nhưng với bóng đá hiện đại ngày nay, các thủ môn thường tập luyện kỹ năng bắt phạt đền rất nhiều cũng như có những nghiên cứu cách đá phạt của các cầu thủ nên ngày càng có nhiều pha cản phá phạt đền tuyệt vời xuất hiện.

Penalty là gì?
Penalty là gì?

Kỷ năng, đẳng cấp của cầu thủ thực hiện phạt đền là yếu tố quan trọng, nhưng nói về yếu tố quyết định đển sự thành bại của cuộc đối đầu gay cấn này chính là tâm lý vững vàng của người thực hiện quả đá phạt và thủ môn cản phá.

Penalty có thể đến bất cứ lúc nào, đó có thể là thời khắc cực kỳ quan trọng, mang yếu tố bước ngoặc, quyết định đến số phận của cả trận đấu. Tuy nói Penalty là tình huống ngon ăn nhưng không phải cầu thủ nào cũng có khả năng, đủ sự tự tin, lạnh lùng để thực hiện hoàn hảo quả đá này.

Penalty có thể đến bất cứ lúc nào, đó có thể là thời khắc cực kỳ quan trọng của trận đấu
Penalty có thể đến bất cứ lúc nào, đó có thể là thời khắc cực kỳ quan trọng của trận đấu

Các tình huống bị thổi phạt đền

Phạt đền là tình huống rất nhạy cảm và nó mang yếu tố quyết định đến kết quả trận đấu rất nhiều nên trọng tài thường cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định có thổi phạt đền hay không. Ngày nay với công nghệ VAR tiên tiến, những tình huống thổi phạt đền trở nên chính xác và hạn chế được tối đa những sai sót.

Các tình huống bị thổi phạt đền
Các tình huống bị thổi phạt đền

Khi một cầu thủ phòng ngự phạm lỗi với cầu thủ của đội tấn công hoặc cầu thủ của đội phòng ngự để bóng chạm tay trong vòng cấm thì trọng tài sẽ đưa ra quyết định chỉ tay vào chấm phạt đền.

Tuy nhiên có rất nhiều tình huống đặc biệt khi pha phạm lỗi xảy ra ngoài vòng cấm nhưng trọng tài nhận định sai lầm hoặc pha tranh chấp không có lỗi nhưng cầu thủ tấn công khôn khéo, tinh ranh đánh lừa được trọng tài là có lỗi xảy ra. Nhưng với những giải đấu lớn được VAR hỗ trợ thì những tình huống gần như đã khắc phục triệt để.

Để bóng chạm tay
Để bóng chạm tay

Luật đá penalty đúng cách

Cách đá bình thường

Các quả đá penalty phải được thực hiện từ dấu chấm phạt có khoảng cách với khung thành là 11m. Tất cả cầu thủ của đội được hưởng phạt đền đều có quyền được đá phạt chứ không phải chỉ riêng cầu thủ bị phạt lỗi mới được đá. Chính vì vậy, những quả đá phạt thường được trao cho những cầu thủ chuyên gia đá phạt của đội hoặc những cầu thủ xuất sắc được huấn luận viên và cả đội đặt niềm tin.

Cách đá bình thường
Cách đá bình thường

Khi thực hiện quả đá phạt thì tất cả các cầu thủ (trừ thủ môn của đội phòng ngự và cầu thủ thực hiện đá phạt), phải đứng ngoài vòng cấm địa, sau dấu chấm phạt đền và cách dấu chấm phạt đền tối thiểu 9m15 cho tới khi cú sút được thực hiện.

Thủ môn bắt phạt đền phải giữ vị trí trong khung thành, đứng trên vạch vôi và phải quay mặt về trái bóng, họ chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang theo vạch chứ không được nhào lên hoặc lùi về phía sau khi thực hiện pha bắt bóng.

Trong nhiều tình huống bóng sẽ được thủ môn cản phá đẩy ra hoặc trúng xà ngang, cột dọc văng ra thì các cầu thủ đứng ngoài có thể tham gia vào pha bóng, nhanh nhẹn đá bồi để đem lại bàn thắng cho đội nhà.

Lúc đó bàn thắng sẽ được tính là bàn thắng bình thường chứ không phải là từ quả đá phạt đền. Cầu thủ đá phạt được phép đá bồi tiếp khi bóng đã chạm 1 cầu thủ khác hoặc thủ môn đẩy ra chứ không được sút bóng lần 2 ngay cả khi bóng nảy ra từ cột dọc hoặc xà ngang.

Cách đá bình thường
Cách đá bình thường

Cách đá phối hợp

Không nhất thiết khi đá phạt đền là cầu thủ thực hiện phải sút ngay mà có thể phối hợp với đồng đội của mình. Thông thường cách đá phối hợp là cầu thủ thực hiện sẽ không sút trực tiếp mà chỉ đẩy nhẹ bóng về phía trước. Khi đó với sự bàn bạc và thống nhất từ trước cầu thủ đằng sau sẽ nhanh chóng chạy lên và thực hiện cú sút để ghi bàn.

Nhưng một điều cần lưu ý là khi thực hiện đá phối hợp thì cầu thủ thứ 2 cũng phải đứng cách điểm đá phạt 9,15m. Với cách đá phối hợp như vậy sẽ gây được bất ngờ cho thủ môn và tỉ lệ có bàn thắng sẽ càng cao hơn.

Cách đá này được sử dụng lần đầu tiên được thực hiện bởi Jimmy McIlroyDanny Blanchflower của đội Northern Ireland đấu với Bồ Đào Nha vào ngày 1 tháng Năm năm 1957. Tuy nhiên cách này trong bóng đá hiện đại ngày này rất ít được sử dụng vì sự căng thẳng, tâm lý đôi khi dẫn đến sai sót khi thực hiện nên hầu hết các cầu thủ đều lựa chọ sút trực tiếp.

Đá lại penalty

Quả đá penalty sẽ phải thực hiện lại trong trường hợp thủ môn di chuyển lên trên trước khi cầu thủ đá quả bóng.

Hoặc trong nhiều trường hợp cầu thủ nôn nóng thực hiện quả đá phạt trước khi có tiếng còi hiệu lệnh của trọng tài cất lên hay các cầu thủ đứng ngoài di chuyển, xâm nhập vòng cấm trước khi cú đá được thực hiện thì cũng sẽ phải thực hiện đá lại penalty. Nhưng thông thường việc đá lại phần lớn là do thủ môn di chuyển lên trước nhằm đạt được chút lợi thế khi bắt bóng.

Tình huống thủ môn di chuyển lên trên trước khi cầu thủ thực hiện cú đá
Tình huống thủ môn di chuyển lên trên trước khi cầu thủ thực hiện cú đá

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giải thích Penalty là gì, các tình huống bị thổi phạt đền và luật đá penalty. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn về thuật ngữ này. Nếu bài viết hữu ích hãy chia sẻ với bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...