OCD là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

0
(0)

Bạn thường nghe người khác nhắc về việc họ bị hội chứng OCD nhưng bạn không biết đó là gì? Bài viết dưới đây mình sẽ giải thích OCD là gì và nguyên nhân, dấu hiệu của hội chứng này. Hãy cùng theo dõi nhé!

OCD là gì?

OCD là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Obsessive Compulsive Disorder – có nghĩa là hội chứng Rối loạn Ám ảnh Cưỡng chế. Đây là một hội chứng rối loạn lo âu, người bị OCD sẽ bị “ám ảnh” một việc gì đó dẫn đến “cưỡng chế” bản thân phải lặp đi lặp lại một hành động trong vô thức để chống lại nỗi ám ảnh đó.

OCD là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Obsessive Compulsive Disorder
OCD là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Obsessive Compulsive Disorder

Những hành động cưỡng chế đó chỉ giảm được sự lo lắng cho bệnh nhân tạm thời. Nhiều người bệnh OCD cũng ý thức được hành động của mình không bình thường nhưng họ không thể dừng hay kiểm soát hành động lặp đi lặp lại này. Ở vài trường hợp, hội chứng OCD có thể trầm trọng đến mức làm cho người bệnh không thể sinh hoạt bình thường bình thường, làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.

Nguyên nhân gây nên hội chứng OCD

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc người bệnh bị phát chứng OCD. Các nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bệnh này có thể đến từ tiền sử gia đình, gen, tính cách, sự căng thẳng, ảnh hưởng xã hội,…

Nguyên nhân gây nên hội chứng OCD
Nguyên nhân gây nên hội chứng OCD

Triệu chứng bệnh

Những suy nghĩ ám ảnh phổ biến

  • Sợ những hành động của người khác có thể làm tổn hại bản thân.
  • Sợ làm hại người khác vì hành động không cẩn thận của bản thân.
  • Sợ hãi về những hình ảnh bạo lực, khủng khiếp.
  • Giữ đồ đạc thật gọn ghẽ hay theo một thứ tự đặc biệt.
  • Sợ mất hoặc quên thông tin quan trọng khi vứt bỏ, xóa bỏ thứ gì đó.
  • Sợ bị dính bẩn.
  • Có những ý nghĩ lo lắng về tính dục.
  • Có những ý nghĩ lo lắng về tôn giáo.
  • Ám ảnh về những con số, màu sắc nhất định.

Những hành động cưỡng chế phổ biến

  • Rửa tay, vệ sinh cơ thể quá mức.
  • Sắp xếp, làm sạch đồ đạc quá mức.
  • Lặp lại hành động thường ngày
  • Kiểm tra mọi thứ nhiều lần.
  • Cầu nguyện để ngăn ngừa tổn hại.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc bệnh OCD

Thói quen rửa tay quá kỹ

Bạn luôn có cảm giác tay mình dính vi khuẩn khi chạm vào mọi thứ xung quanh, chính nỗi ám ảnh này đã thôi thúc bạn luôn phải rửa tay thật kỹ và thường xuyên để giữ tay và cơ thể luôn sạch sẽ.

Thói quen rửa tay quá kỹ
Thói quen rửa tay quá kỹ

Luôn lặp lại hành động kiểm tra

Bạn sợ mình đã bỏ lỡ những điều quan trọng như khóa cửa nhà, đặt lịch hẹn, kiểm tra kỹ số liệu, các thiết bị điện, nước khi ra khỏi nhà,… Chính vì vậy mà bạn luôn không ngừng lập lại hành động kiểm tra. Việc kiểm tra thường xuyên có thể xuất hiện ở những người kỹ tính, có tính cầu toàn, nhưng nếu hành động này cứ lặp lại nhiều lần mà bạn không thể kiểm soát được thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng OCD.

Luôn lặp lại hành động kiểm tra
Luôn lặp lại hành động kiểm tra

Ám ảnh sự sạch sẽ

Có tính giữ sạch sẽ là tốt, nhưng nếu quá khắc khe và ám ảnh với việc sạch sẽ như lau chùi nhà cửa nhiều lần trong ngày, khó khăn với người khác khi đến nhà mình chơi vì sợ bẩn hoặc nặng hơn là bạn luôn cảm thấy vi trùng ở khắp nơi trong nhà mình. Vậy thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng OCD ám ảnh quá mức với sự sạch sẽ.

Ám ảnh sự sạch sẽ
Ám ảnh sự sạch sẽ

Ám ảnh về những con số, màu sắc

Mỗi người đều có những con số, màu sắc mà mình cho rằng đó là may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng đối với những người OCD, họ ám ảnh những con số, màu sắc này đến mức nếu những dịp quan trọng, không mang chúng thì không được, cảm thấy vô cùng bứt rứt và khó chịu. Còn với những con số và màu sắc không may mắn, họ sẽ cảm thấy sợ hãi và luôn né tránh để chúng không bao giờ xuất hiện trong cuộc sống của mình.

Ám ảnh về những con số, màu sắc
Ám ảnh về những con số, màu sắc

Nỗi sợ hãi phóng đại về việc bị làm thương tổn

Ở dạng ám ảnh này, người mắc bệnh sẽ luôn cảm giác mọi hành động của những người xung quanh dù vô tình hay cố ý cũng có thể làm tổn thương mình, chính vì vậy họ sẽ dần trở nên xa lánh, cách biệt với xã hội, hạn chế gặp gỡ với mọi người để tránh bản thân bị thương.

Nỗi sợ hãi phóng đại về việc bị làm thương tổn
Nỗi sợ hãi phóng đại về việc bị làm thương tổn

Ám ảnh sự cầu toàn

Cầu toàn là một tính tốt giúp con người ta trở nên hoàn hảo, thành công hơn. Thế nhưng nếu một người quá cầu toàn, yêu cầu vô cùng cao với sự hoàn hảo như bắt mọi người phải tuân theo yêu cầu hoàn mỹ mà mình đặt ra, cảm thấy bứt rứt khó chịu khi một thứ không đạt tới sự hoàn hảo mình mong muốn,.. thì rất có thể người đó bị OCD.

Ám ảnh sự cầu toàn
Ám ảnh sự cầu toàn

Những ý nghĩ ám ảnh về tình dục

Mỗi người có một nhu cầu, sở thích về tình dục khác nhau. Nhưng đối với những người bị OCD, họ bị ám ảnh quá mức về tình dục mà chính bản thân họ cũng thấy đó là vô lý và kinh hãi, thế nhưng họ không thể ngăn chặn những suy nghĩ này cứ luôn diễn ra ở trong đầu.

Những ý nghĩ ám ảnh về tình dục
Những ý nghĩ ám ảnh về tình dục

Các cách trị liệu

Hiện nay, hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể thuyên giảm nếu bệnh nhân được trị liệu tâm lý hay dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ tâm lý.

  • Tuân theo lộ trình trị liệu tâm lý của bác sĩ gọi là Trị liệu Hành vi Nhận thức (Cognitive Behavioural Therapy hay còn viết tắt là CBT) sẽ hướng dẫn người bệnh cách đương đầu với nỗi ám ảnh và cách để chấm dứt các hành động cưỡng chế lặp đi lặp lại.
  • Dùng thuốc đúng liều, đúng liệu trình do bác sĩ chỉ định theo mức độ bệnh sẽ giúp giảm được áp lực, các suy nghĩ ám ảnh không muốn có và những hành động cưỡng chế lặp đi lặp lại.

Các cách trị liệu
Các cách trị liệu

Xem thêm:

Trên đây là bài viết định nghĩa OCD là gì và nguyên nhân, dấu hiệu hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích đến bạn về thuật ngữ này. Nếu bài viết bổ ích hãy chia sẻ đến bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...