Nước Âu Lạc: Hoàn cảnh ra đời và Tổ chức nhà nước

Lịch sửNước Âu Lạc: Hoàn cảnh ra đời và Tổ chức nhà nước

Ngày đăng:

Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? An Dương Vương đã đem đến những sự thay đổi gì cho cư dân Âu Lạc? Nguyên nhân mất nước Âu Lạc? Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc như nào? Sự tích nước Âu Lac? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết này tại DINHNGHIA.COM.VN Cùng tìm hiểu nhé.

Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

Từ năm 208 đến năm 179 TCN là thời gian nước Âu Lạc tồn tại và đóng góp đặc biệt trong việc phát triển đất nước. Lấy tên nước gồm u Việt và Lạc Việt. Vua Thục Phán cai quản nước Âu lạc, mở rộng trên cơ sở dựa trên sát nhập Văn Lang và Tây Âu.

Nước Âu lạc là sự hợp nhất giữa cư dân và đất đai của hai nước Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu Lạc được xem là sự kế tục và cao hơn nước Văn Lang

Nước Âu Lạc ra đời như thế nào?
Nước Âu Lạc ra đời như thế nào?

Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc

Những khoảng thời gian đầu dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải chịu nhiều khó khăn và gian khổ khi phải chống giặc ngoại xâm. Đó là từ thời vua Hùng dựng nước, ta chống giặc Man, giặc Ân,…

Ở Trung Quốc thời cuối vua Hùng, việt Vương Câu Tiễn nhiều lần sai sứ xuống dụ nước văn Lang đã dấy lên sự đụng độ đầu tiên giữa nước ta với chủ nghĩa Bành Trướng Đại Hán. Theo truyền thuyết “Họ Hồng Bàng” trong sách Lĩnh Nam chích quái có đoạn ” Dân phương Nam khổ vì bị người phương Bắc quấy nhiễu, không được yên sống như xưa…”. đã phản ánh phần nào cuộc đụng độ của nước Việt với Đại Hán ở phương Bắc.

Phía Nam tiếp tục kế thừa và phát triển chủ trương binh Bách Việt của nước sở. Tần Thủy Hoàng sai người đánh phá đất đai Bách Việt, hơn 50 vạn quân đã vượt biên tràn vào phía Bắc và Đông Bắc nước ta lúc bấy giờ.

Hai tộc người Lạc Việt và u Việt đã liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại giặc ngoại xâm. Trong sách Hoài Nam Tử có viết “”lúc đó người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để quân Tần bắt”, và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” .

Trọng trận chiến này Thục Phán có vai trò lớn, vai trò và uy tín của ông được nâng cao. Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi là điều kiện thuận lợi hình thành cư dân Lạc Viêt – Tây Âu. Thục Phán lên ngôi vua lấy danh xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, thay thế vua Hùng Vương.

Trong cuộc chiến đấu này, vai trò và uy tín của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao, không chỉ ở trong bộ lạc Tây Âu mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong bộ lạc Lạc Việt.

Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, trong điều kiện cộng đồng cư dân Lạc Việt – Tây u đã hình thành và uy tín ngày càng cao của Thục Phán, Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc.

Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc
Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Âu Lạc

Tổ chức bộ máy của nhà nước Âu Lạc

Vì là sự kế tục nhà nước từ thời Văn Lang nên bộ máy nhà nước giống nhau. Đứng đầu nhà nước là Vua. Giúp việc cho vua là Lạc Hầu, Lạc Tướng. Dưới Lạc tướng là các làng, chạ.

Giúp việc cho Vua là các lạc hầu, trong đó lạc hầu là các tể văn, tể tướng. Tướng võ giúp Vua giải quyết chuyện trong nước chỉ huy quân đội. Bên cạnh đó còn có những bộ phận làm việc thu cống phẩm, truyền lệnh của Vua đến toàn dân,…

Vai trò của lạc tướng là cai quản các đơn vị hành chính địa phương và có trách nhiệm thu phẩm cống nạp cho nhà vua, truyền mệnh lệnh của Vua. Khi có xảy ra chiến tranh thì lạc tướng là thủ lĩnh quân sự và chịu sự điều động của nhà Vua.

Tổ chức bộ máy của nhà nước Âu Lạc
Tổ chức bộ máy của nhà nước Âu Lạc

Những thành tựu nổi bật nhất của nhà nước Âu Lạc

Thành Cổ Loa – Thành cổ lớn nhất Việt Nam

Thành Cổ Loa là thành kinh đô nhà nước Âu Lạc lơn nhất Việt Nam, rộng khoảng 500ha.
Được biết sau khi nước u Lạc ra đời thì Thục An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố làm căn cứ quân sự vững chắc cho nước Âu Lạc.

Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm, làm đầu mối giao thông đường thủy giữa sông Hoàng, sông Hồng, sông Thương,.. Thành Cổ Loa là công trình quân sự kiên cố giúp phòng vệ. Ngoài ra, thành còn góp phần giúp chiến thắng của nhân dân Âu Lạc chiến đấu với quân xâm lược Triệu.

Thành Cổ Loa - Thành cổ lớn nhất Việt Nam
Thành Cổ Loa – Thành cổ lớn nhất Việt Nam

Nông nghiệp phát triển

Nền nông nghiệp của nhà nước Âu Lạc ngày càng phát triển dựa trên nền nông nghiệp lúa nước. Người nông dân biết trồng lúa, khoai, đậu, rau, củ, quả,… Kèm theo sự phát triển của nghề rèn giúp họ tạo ra được nhiều công cụ trồng trọt hơn như lưỡi cày, rìu, cuốc,…

Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm ở mỗi nhà (trâu, bò, lợn, gà, chó…).

Nông nghiệp phát triển
Nông nghiệp phát triển

Thủ công nghiệp với tay nghề cao

Cùng với các công cụ sản xuất giúp cư dân phát triển nông nghiệp thì nền thủ công nghiệp với tay nghề cao thời u Lạc cũng phát triển. Họ tạo nên các tác phẩm đẹp mang tính biểu tượng như trống đồng, đồ trang sức bằng đồng,… Các đồ thủ công như gốm, vải dệt,… cũng ngày càng phát triển.

Thời trang, trang phục của cư dân Âu Lạc thời này thường được dệt từ các loại vải như sợi đay, bông, tơ tằm,… Nam mặc khố, nữ mặc váy. Nhiều nam giới thổi kèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng người mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh. Ngoài mặc váy thì còn có yếm, áo xẻ giữa, khăn quấn đầu.

Thủ công nghiệp với tay nghề cao
Thủ công nghiệp với tay nghề cao

Nền ẩm thực gắn với nền văn minh lúa nước

Nền nông nghiệp phát triển kéo theo lúa, gạo là thực phẩm, nguồn lương thực chính của người dân lúc bấy giờ. Họ biết dùng gạo nếp gói bánh, nấu cơm, có bánh chưng bánh giầy. Trong nền văn hóa Đông Sơn đã ghi lại các nền ẩm thực như thổi cơm bằng ống tre, chiếc chõ gốm để thổi xôi.

Thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân u Lạc, chủ yếu là gạo nếp.
Ngoài nguồn lương thực chính là gạo thì người dân còn sử dụng các loại thực phẩm như củ khoai, mì, sắn, rau quả,… để dùng trong các bữa ăn và chế biến theo từng sở thích của từng vùng miền.

Nền ẩm thực gắn với nền văn minh lúa nước
Nền ẩm thực gắn với nền văn minh lúa nước

Đời sống văn hóa phát triển

Nông nghiệp phát triển kéo theo đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng phát triển. Các lễ hội diễn ra quanh năm với các hình thức đặc sắc và phong phú như đâm trâu, bò, hát xướng, diễn tuồng,… Có các lễ hội nổi bật như tục tệ đánh trống đồng, hội giã gạo với mỗi cặp đôi cầm chày giã gạo đã tạo nên một hình tượng cầu cho sự sinh tồn, mùa màn, giống nòi được phát triển.

Nhiều phong tục tập quán ra đời như lễ hội cưới sinh với nghi thức đó là trước lấy gói muối hay nắm đất làm đầu, sau mới giết trâu, để làm lễ, cùng ăn cơm nếp sau đó mới thành thân.

Đời sống văn hóa phát triển
Đời sống văn hóa phát triển

So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc

Điểm giống

Lãnh thổ của cả nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc chủ yếu là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Tổ chức bộ máy nhà nước với đứng đầu là vua, nắm giữ mọi quyền hành, giúp việc cho vua là các quan lạc hầu và lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ, bồ chính, đứng đầu các chiềng, chạ.

Nguồn lương thực chính là thóc và gạo, có nền văn minh lúa nước phát triển. Họ biết dùng lúa, gạo để làm bánh, có bánh chưng, bánh dày,…

Nền văn hóa, bản sắc dân tộc đa dạng và phong phú với văn hóa của người Việt Cổ. Đồng thời, nghề dệt phát triển với tay nghề cao, xuất hiện nhiều loại vải như sợi đay, vải tơ tằm,… Trang phục nam là đóng khố nữ là váy.

Điểm khác

Kinh đô

  • Văn Lang: Phong Châu (Phú Thọ).
  • Âu Lạc: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Lãnh thổ: Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay. Địa bàn được mở rộng hơn kế thừa vùng đất của Lạc Việt và Tây Âu

Tổ chức bộ máy nhà nước của Văn Lang: Vẫn còn đơn giản, sơ khai.

Tổ chức nhà nước Âu Lạc được chặt chẽ hơn: Vua nắm giữ nhiều quyền điều hành, vị thế cao hơn trong việc bình quân trị nước. Bên cạnh đó, có quân đội mạnh mẽ cũng như thành Cổ Loa kiên cố và vững chắc.

So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc
So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc

Xem thêm:

Nhìn chung, sự thay đổi trong nước Âu Lạc xuất phát từ sự cần cù, chịu khó và ý thức vươn lên phát triển và bảo vệ Tổ Quốc của con dân Âu Lạc. Sự phát triển của nghề luyện kim, vũ khí quân sự là minh chứng rõ nhất cho điều này ở nước Âu Lạc. Qua bài viết này, mong là bạn đã có được câu trả lời nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào cũng như vì sao Âu Lạc sụp đổ. Hãy để lại ý kiến của bạn phía dưới bài viết nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Cách quy đổi từ cm/s² sang m/s² một cách chính xác

Việc chuyển đổi đơn vị gia tốc từ cm/s²...

1C Bằng Bao Nhiêu μC? Công thức quy đổi 1C sang μC

Trong cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực...