Hiện nay, hình thức đào tạo theo niên chế đang trở thành một trong những hình thức đào tạo phổ biến nhất trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Vậy bạn đã hiểu rõ niên chế là gì chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN để hiểu rõ hơn về những quy định trong đào tạo theo niên chế nhé!
Nội dung bài viết
Niên chế là gì?
Có thể hiểu đơn giản niên chế là một cách tổ chức quá trình đào tạo và có đơn vị tiến độ dạy và học tính bằng năm. Cụ thể là các học sinh, sinh viên có trình độ tương đương nhau sẽ học cùng một lớp học với cùng chương trình giảng dạy tương đương nhau theo một thời khóa biểu thống nhất.
Học sinh, sinh viên sẽ được đánh giá kết quả học tập theo môn học và theo khóa. Trong trường hợp học sinh, sinh viên không đạt một số môn học thì sẽ phải ở lại lớp và đào tạo lại tất cả các môn học trong khóa đó cho đến khi tất cả các môn đều đạt yêu cầu về kết quả.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức đào tạo theo niên chế đó giúp quản lý quá trình học tập của học sinh, sinh viên có hệ thống và liên tục hơn. Tuy nhiên, hình thức này vẫn tồn tại nhược điểm lớn đó là có thể không phù hợp với năng lực và điều kiện của từng học sinh, sinh viên. Để khắc phục được nhược điểm này, có thể kết hợp 2 hình thức đào tạo theo niên chế và tín chỉ lại với nhau.
Đặc điểm của chương trình đào tạo theo niên chế
Để hiểu rõ hơn đào tạo theo niên chế là gì, hãy theo dõi những đặc điểm cụ thể của chương trình đào tạo theo niên chế:
- Trong một năm học, các chương trình đào tạo thường ít biến động và học sinh, sinh viên sẽ phải hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo của năm học đó.
- Mỗi năm học sẽ có từ 2 đến 3 kỳ học và sinh viên sẽ phải tích lũy đủ số tín chỉ cho học kỳ đó. Vì vậy sẽ khá khó khăn cho sinh viên nếu muốn học vượt.
- Khối lượng học tập của sinh viên được đo lường bằng đơn vị học trình, cụ thể là sinh viên sẽ phải học 15 tiết lý thuyết với 45 phút/tiết cùng với 30 giờ thực hành. Tổng kết lại, sinh viên của các trường cao đẳng hay đại học sẽ cần tích lũy đủ 50 đơn vị học tập để hoàn thành.
- 4 năm học của sinh viên sẽ tương đương với 20 đơn vị học trình còn sinh viên cao đẳng sẽ là 150 đơn vị học trình.
- Chương trình đào tạo theo niên chế đi theo phương hướng khuyến khích tự học và không bắt buộc.
Quy định về đào tạo theo niên chế
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3. Phương thức tổ chức đào tạo thông tư Số: 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học quy định cụ thể như sau:
Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.”
Qua đây ta có thể thấy theo quy trên thì học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo theo các lớp học cố định và không được tự do lựa chọn các môn học, giáo viên dạy học. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức này là học sinh, sinh viên sẽ được tích lũy khối lượng kiến thức vừa đủ mà không bị đuối sức và đảm bảo hoàn thành chương trình học theo đúng hạn.
Xử lý kết quả học tập theo niên chế như thế nào?
Cách xử lý kết quả học tập theo niên chế như sau:
Đánh giá kết quả học tập vào mỗi cuối năm
- Năm học thứ nhất: Điểm trung bình > 1,0
- Năm học thứ hai: Điểm trung bình > 1,2
- Năm thứ ba trở đi: > 1,4
- Số tín chỉ mà sinh viên nợ từ đầu khóa sẽ không được vượt quá 16 tín chỉ.
Số điểm trung bình được tổng hợp từ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và học kỳ nên sẽ phản ảnh khá chính xác kết quả cũng như năng lực của học sinh, sinh viên.
Có thể bị buộc thôi học theo một số trường hợp
Sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu rơi vào các trường hợp dưới đây:
- Đạt điểm trung bình của năm học dưới 0,8.
- Sau 2 năm học, điểm trung bình tích lũy được chỉ đạt dưới 1,2.
- Sau 3 năm học, điểm trung bình tích lũy được chỉ đạt dưới 1,4.
- Sau 4 năm học, điểm trung bình tích lũy được chỉ đạt dưới 1,6.
- Thời gian học của sinh viên vượt quá hạn quy định (quy định tại khoản 5 Điều 2).
- Trường hợp sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này sẽ được xếp vào lớp của khóa học sau nhằm cải thiện chất lượng kết quả học tập.
Quy định của quy chế của cơ sở đào tạo
- Điều 11, Khoản 1 của Quy chế này quy định về việc áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự như đào tạo theo tín chỉ.
- Quy chế này cũng quy định các quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), quyết định buộc thôi học và thông báo về hình thức áp dụng cho sinh viên.
- Trường hợp sinh viên bị buộc thôi học, kết quả học tập đã tích luỹ sẽ được bảo lưu.
Sự khác nhau giữa học theo tín chỉ và học theo niên chế
Tiêu chí | Đào tạo theo niên chế | Đào tạo theo tín chỉ |
---|---|---|
Tính tự chủ của người học | Tất cả sinh viên phải tuân theo tiến độ học chung do trường học đã sắp xếp. Chương trình học đồng nhất cho tất cả sinh viên và sinh viên không có sự lựa chọn. |
Sinh viên được tự do tổ chức chương trình học, lịch học và lựa chọn khối lượng kiến thức phù hợp với cá nhân. Đối với các môn học tự chọn, sinh viên có thể chọn những môn học phù hợp với khả năng và sở thích của mình. |
Chương trình học | Chương trình học được cấu trúc theo từng năm học. Trong chương trình học có các học phần bắt buộc và cũng khuyến khích sinh viên tự học, nhưng không bắt buộc. |
Chương trình học được chia thành các kỳ học, bao gồm học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Mỗi học phần đều có các buổi tự học dành cho sinh viên. |
Liên thông | Liên thông chỉ được áp dụng trong cùng ngành học và rất khó để chuyển sang ngành học khác hoặc trường học khác. | Việc liên thông sang ngành học khác hoặc trường học khác có thể được xem xét nếu sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện được quy định bởi trường |
Phương pháp giảng dạy | Lấy người dạy làm trung tâm, ít quan tâm đến vai trò của người học | Người học là trung tâm, yêu cầu người học phải dành thời gian nghiên cứu và tự học |
Phương pháp đánh giá học tập | Đánh giá học tập dựa trên kết quả của một năm học.
Nếu sinh viên không đạt yêu cầu trong năm đó thì sẽ phải học lại. |
Kết quả học tập được tính dựa trên tổng số tín chỉ tích lũy.
Sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu không đạt được số điểm trung bình tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định. |
Điều kiện ra trường | Để đạt tốt nghiệp, sinh viên phải thi đạt tất cả các môn học. | Để tích lũy đủ số tín chỉ và đạt điểm trung bình tích lũy theo quy định, sinh viên cần hoàn thành các yêu cầu tương ứng. |
Cách tính điểm | Điểm học tập được tính theo thang điểm 10. | Điểm học tập được tính theo thang điểm 4 và thang điểm chữ. |
Quản lý sinh viên | Sinh viên được tổ chức và sinh hoạt theo lớp học phần.
Sinh viên nhận sự tư vấn chủ yếu từ giáo viên chủ nhiệm của lớp. |
Sinh viên được quản lý theo lớp học phần.
Sinh viên được tư vấn bởi cố vấn học tập |
Xem thêm:
- Bách khoa là gì? Các ngành triển vọng tại Đại Học Bách Khoa TP. HCM
- Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì? Những thông tin nên biết về ngành học này
- Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Niên chế là gì?” và những quy định về niên chế. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo nhé