TOP 18 nhà toán học Việt Nam nổi tiếng nhất từ trước đến nay

3.3
(3)

Từ thời xưa cho đến nay, nước ta đã xuất hiện nhiều nhân tài trong lĩnh vực toán học. Họ vừa làm rạng danh đất nước vừa là tấm gương để thế hệ sau noi theo. Cùng DINHNGHIA tìm hiểu về 18 nhà toán học Việt Nam lỗi lạc, kiệt xuất từ trước đến nay trong bài viết sau đây nhé!

Vũ Hữu (1437 – 1530)

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Vũ Hữu được xem là danh thần – nhà toán học đầu triều. Có thể nói ông là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam. Dù có xuất thân rất bình thường tại làng Mộ Trạch trấn Hải Dương (Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay), ông đã rất xuất sắc khi đỗ Hoàng Giáp vào Quý Mùi 1463.

Từ lúc đỗ đậu đến tận lúc về hưu năm 70 tuổi, ông đã kinh qua các chức vụ như Khâm hình viện lang trung, Thượng thư bộ Hộ, sau còn được tặng phong Thái bảo. Tận năm 90 tuổi (1527) vẫn được vua trọng dụng hết mực. Lúc này tước của ông là Tùng Dương Hầu.

Vũ Hữu được xem là danh thần - nhà toán học đầu triều, có thể nói ông là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam
Vũ Hữu được xem là danh thần – nhà toán học đầu triều, có thể nói ông là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam

Sở dĩ được trọng dụng như vậy là bởi có nhiều lần Vũ Hữu đã khiến vua quan trong triều phải thán phục. Tiêu biểu là lần ông giúp vua Lê Thánh Tông tính toán đúng số gạch cần xây cho công thành Thăng Long.

Vũ Hữu đã tính không thừa cũng không thiếu viên nào. Sau này, ông còn viết nên công trình “Lập thành toán pháp”. Đây được xem như quyển sách toán học đầu tiên của nước ta.

Vũ Hữu còn viết nên công trình “Lập thành toán pháp” - được xem như quyển sách toán học đầu tiên của nước ta
Vũ Hữu còn viết nên công trình “Lập thành toán pháp” – được xem như quyển sách toán học đầu tiên của nước ta

Lương Thế Vinh (1441 – 1496)

Lương Thế Vinh (17/08/1441 – 02/10/1496) có tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên. Ông là một vị học giả, nhà thơ, một trạng nguyên dưới thời Lê Thánh Tông. Ngoài ra, ông còn là vị trạng nguyên giỏi toán nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông giỏi tính toán đến độ ở thời đại của mình, Lương Thế Vinh đã được mệnh danh là Trạng Lường.

Sinh ra tại vùng nông thôn huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định, Lương Thế Vinh có năng khiếu tính toán từ nhỏ, còn rất giỏi về thơ ca, nhờ vậy ông đỗ trạng nguyên vào năm ông 23 tuổi. Kể từ lúc đỗ đạt ông đã có tổng cộng 32 năm làm quan. Chức quan cao nhất Lương Thế Vinh từng làm là chức Hàn lâm Thị thư chưởng Hàn lâm viện sự (đứng đầu Viện hàn lâm) và đóng góp rất nhiều cho nền toán học thời bấy giờ.

Lương Thế Vinh là vị trạng nguyên giỏi toán nhất trong lịch sử Việt Nam
Lương Thế Vinh là vị trạng nguyên giỏi toán nhất trong lịch sử Việt Nam

Câu chuyện nổi tiếng nhất về Lương Thế Vinh phải kể đến là câu chuyện “Cân voi”. Khi sứ nhà Minh là Chu Hy thách đố Lương Thế Vinh tính cân nặng của một con voi, ông đã giải bài toán đó một cách cực kỳ dễ dàng trước sự thán phục của quân thần và cả sứ giả. Cũng từ đó ông được nhà vui trọng dụng rất nhiều.

Lương Thế Vinh còn có thời gian đi dạy tại Quốc Tử Giám. Có rất nhiều học sĩ thành công gọi ông là thầy, như Lương Đắc Bằng, Nguyễn Tất Đại,… Cuốn sách “Đại thành toán pháp” là do Lương Thế Vinh biên soạn để phổ biến toán học vào đời sống. “Đại thành toán pháp” cũng được xem là công trình toán học nổi bật nhất vào thời phong kiến ở Việt Nam, nằm trong chương trình thi cử suốt 400 năm của nền giáo dục Đại Việt.

Lương Thế Vinh còn có thời gian đi dạy tại Quốc Tử Giám
Lương Thế Vinh còn có thời gian đi dạy tại Quốc Tử Giám

Nguyễn Hữu Thận (1757 – 1831)

Nguyễn Hữu Thận (01/03/1757 – 12/08/1831) là một trong số ít các đại thần trong lịch sử nước ta được trọng dụng trải dài qua hai triều đại là nhà Tây Sơnnhà Nguyễn. Ông có biệt tài trong toán pháp, bên cạnh đó còn là một nhà thiên văn học. Mặc cho xuất thân từ vùng quê nghèo huyện Hải Lăng (ngày nay là huyện Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị, ông đã không ngừng học hỏi, cống hiến cho nước nhà và được hai triều đại vua trọng dụng.

Thiên văn và triều chính gần như chiếm hầu hết thời gian của Nguyễn Hữu Thận, nhưng ông vẫn luôn tìm cách chuyên tâm tìm hiểu về toán học, nhờ vận dụng toán học vào thiên văn và ngược lại. Trong chuyến đi sứ nhà Thanh, ông đã nghiên cứu để cải tiến phép lịch. Sau đó ông nhanh chóng trình với vua Gia Long và bắt tay vào biên soạn lịch “Hiệp Kỷ” có độ chính xác cao. Nhờ Hiệp Kỷ mà nông dân nắm rõ thời vụ để cày, cấy kịp thời.

Nguyễn Hữu Thận là một trong số ít các đại thần trong lịch sử nước ta được trọng dụng
Nguyễn Hữu Thận là một trong số ít các đại thần trong lịch sử nước ta được trọng dụng

Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Thận đã hoàn thành “Ý Trai toán pháp” – sách toán nổi tiếng của nước ta vào đầu thế kỷ XIX bao gồm 8 chương. Cuốn sách này được đánh giá là một nghiên cứu cải tiến trong toán học Việt Nam. Bởi lúc bấy giờ “Lý thuyết ma phương” hoàn toàn là một điều lạ lẫm trong nước.

Thậm chí, ông còn đi xa hơn khi lập những ma phương số ô chẵn, vốn phức tạp hơn điều mà nhiều nhà toán học trên thế giới đang nghiên cứu vào lúc ấy. Ngày nay, tên ông được dùng để đặt tên một con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh và một vài trường học tại tỉnh Quảng Trị.

Nguyễn Hữu Thận đã hoàn thành “Ý Trai toán pháp” - sách toán nổi tiếng của nước ta vào đầu thế kỷ XIX bao gồm 8 chương
Nguyễn Hữu Thận đã hoàn thành “Ý Trai toán pháp” – sách toán nổi tiếng của nước ta vào đầu thế kỷ XIX bao gồm 8 chương

Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996)

Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996) xuất thân là cháu nội Hoàng Xuân Phong – một vị quan cuối đời Tự Đức. Ông sinh ra tại làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Hoàng Xuân Hãn được biết đến là một nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam và còn là nhà ngôn ngữ học, sử học, nghiên cứu văn hóa và giáo dục, có công soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.

Đậu bằng Thành Chung vào năm 1926, ông từng có thời gian ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi rồi mới chuyển hướng sang Lycée Albert Sarraut để học hệ chuyên toán. Bước rẽ lớn trong sự nghiệp của ông là sau khi được học bổng chính phủ Đông Dương để sang Pháp du học năm 1928.

Hoàng Xuân Hãn được biết đến là một nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam và còn là nhà ngôn ngữ học, sử học
Hoàng Xuân Hãn được biết đến là một nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam và còn là nhà ngôn ngữ học, sử học

Sau đó vào năm 1930, Hoàng Xuân Hãn bắt đầu soạn cuốn “Danh từ khoa học” – cuốn sách nổi tiếng của ông sau khi đỗ vào trường École normale supérieureTrường Bách khoa Paris và xuất bản nó vào năm 1942.

“Danh từ khoa học” có hơn 6000 từ về các lĩnh vực toán, lý, hóa, cơ và thiên văn. Nó nổi tiếng bởi nó là cuốn sách đặt nền móng cho các tác giả Việt Nam viết tài liệu khoa học bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, Hoàng Xuân Hãn còn có thời gian dạy môn Cơ học tại trường đại học Khoa Học. Đến tháng 4 năm 1945, ông còn được vua Bảo Đại mời vào Huế để tham khảo ý kiến về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.

Ông còn được vua Bảo Đại mời vào Huế để tham khảo ý kiến về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam
Ông còn được vua Bảo Đại mời vào Huế để tham khảo ý kiến về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam

Đặng Đình Áng (1926 – 2020)

Đặng Đình Áng (21/08/1926 – 29/08/2020) là người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào Nam Bộ, là một nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam. Xuất thân trong gia đình tri thức – nghệ thuật, có nhiều người thành danh trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như: Nhà thơ Đặng Đình Hưng là anh ruột, nghệ sĩ piano Đặng Thái SơnĐặng Hồng Quang là cháu ruột của ông,…

Khoảng thời gian từ năm 1953 đến 1955, Đặng Đình Áng nhận được bằng cử nhân tại Đại học Kansas (Hoa Kỳ). Đến năm 1958, ông nhận bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ California (CalTech). Trong đợt phong học hàm đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất, ông được phong hàm giáo sư vào năm 1980. Sau đó 8 năm thì được bổ nhiệm làm chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông có rất nhiều cống hiến lớn cho nền toán học Việt Nam. Ông là tác giả của 6 quyển sách liên quan đến chuyên đề giải tích và cơ học, hơn 130 bài báo trong lĩnh vực phi tuyến và cơ học trên các tạp chí toán học trong và ngoài nước, còn là người đầu tiên có công trong việc đưa toán học hiện đại vào miền nam, hướng dẫn bảo vệ thành công cho tiến sĩ toán học đầu tiên ở Nam Bộ, đào tạo nhiều tiến sĩ toán học cho nước nhà.

Đặng Đình Áng là người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào Nam Bộ, là một nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam
Đặng Đình Áng là người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào Nam Bộ, là một nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam

Hoàng Tụy (1927 – 2019)

Hoàng Tụy (07/12/1927 – 14/07/2019) là một nhà toán học tiêu biểu của nước ta. Ông sinh ra tại tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Xuất thân trong gia đình tri thức nề nếp, Hoàng Tụy nhanh chóng kế thừa tinh hoa gia đình và trở thành giảng viên dạy toán của trường Đại học Khoa học tại Hà Nội vào năm 1954. Ông cũng là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng Viện.

Ban đầu giỏi về văn học Pháp nhưng sau đó ông đã bộc lộ thiên hướng toán học. Ông thông minh đến độ học “nhảy cóc” 2 lớp và đỗ kỳ thi tú tài phần một rồi 4 tháng sau đó đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Xuyên suốt cuộc đời, ông theo học tài nhiều ngôi trường khác nhau chuyên về toán học và cũng có thời gian đi dạy.

Hoàng Tụy là một nhà toán học tiêu biểu của nước ta
Hoàng Tụy là một nhà toán học tiêu biểu của nước ta

Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng, là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam (cùng với giáo sư Lê Văn Thiêm). Ông đã có nhiều lần nhận được các giải thưởng và danh dự như trở thành Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996),…

Ngoài ra, Giáo sư Hoàng Tụy còn có nhiều bài viết phê phán thẳng thắn về những yếu kém và tiêu cực của nền giáo dục Việt Nam, tham gia các hội nghị liên quan đến vấn đề cải cách giáo dục. Ông có trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như Quy hoạch tuyến tính, Tối ưu toàn cục,…

Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization)
Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization)

Hoàng Xuân Sính (1933)

Hoàng Xuân Sính sinh vào ngày 05/09/1933 tại làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Bà là một nữ toán học, nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, giáo sư và nhà giáo Nhân dân của Việt Nam. Ngoài ra, bà còn là một trong những người sáng lập ra trường Đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam là Đại học Thăng Long.

Thuở đầu, Hoàng Xuân Sính theo học và tốt nghiệp chuyên ngành toán học tại đại học Toulouse ở Pháp, đã từng chi chứng chỉ cho công chức tại Pháp. Nhưng sau đó bà trở về nước và trở thành giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau quá trình làm luận án tiến sĩ và bảo vệ luận án thành công tại Đại học Paris VII vào năm 1975, Hoàng Xuân Sính bắt đầu công việc giảng dạy toán học và biên soạn sách giáo khoa đại học cũng như phổ thông tại Việt Nam.

Bà là một nữ toán học, nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, giáo sư và nhà giáo Nhân dân của Việt Nam
Bà là một nữ toán học, nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, giáo sư và nhà giáo Nhân dân của Việt Nam

Nữ toán học Hoàng Xuân Sính được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1996 với các đóng góp quan trọng của bà cho nền học thuật đặc biệt là toán học. Bên cạnh đó, bà còn nhận “Huân chương Cành cọ Hàn lâm” vào năm 2003 bởi có công trong cuộc phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai quốc gia Pháp-Việt.

Các nghiên cứu toán học của bà xoay quanh một lớp các Groupoid: các Gr-phạm trù ngặt như “Catégories de Picard restreintes” (Phạm trù Picard thu hẹp – 1982), hay “Gr-catégories strictes” (Gr-phạm trù ngặt – 1978).

Nữ toán học Hoàng Xuân Sính được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1996
Nữ toán học Hoàng Xuân Sính được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1996

Bùi Trọng Liễu (1934 – 2010)

Bùi Trọng Liễu (28/09/1934 – 05/03/2010) sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Nhuận Ốc, tỉnh Ninh Bình. Mặc dù theo gia đình sang Pháp từ năm 1950 khi mới 15 tuổi, học song song 2 ngôn ngữ tiếng Pháp và Hán nhưng Bùi Trọng Liễu vẫn rành tiếng Việt. Ông nghiên cứu về toán và trở thành một tiến sĩ nhà nước về toán học.

Luận án tiến sĩ với nhan đề “Sur quelques problèmes d’estimation concernant une chaîne de Markov” được xem là luận án tiến sĩ đầu tiên về ngành xác suất thống kê của người Việt. Với việc làm trong các vị trí như giáo sư đại học Lille (1963–1969), Đại học Paris (1969–2003) hay nghiên cứu sinh tại Direction des Etudes et Recherches de l’EDF (1959–1963), Bùi Trọng Liễu trở thành “gạch nối” giữa Việt Nam và giới đại học Pháp, Mỹ và quốc tế.

Bùi Trọng Liễu nghiên cứu về toán và trở thành một tiến sĩ nhà nước về toán học
Bùi Trọng Liễu nghiên cứu về toán và trở thành một tiến sĩ nhà nước về toán học

Ông là tác giả của hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về nền giáo dục Việt Nam và hướng cải cách. Tất cả bài viết đều xuất phát từ mong muốn giáo dục nước nhà được phát triển hơn.

Ngoài ra, ông còn là tác giả của khoảng 30 công trình Toán học từ năm 1960 đến 1996. Sự đóng góp của ông đã góp phần cho lĩnh vực toán học tại Việt Nam ngày một tốt hơn.

Ông là tác giả của hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về nền giáo dục Việt Nam và hướng cải cách
Ông là tác giả của hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về nền giáo dục Việt Nam và hướng cải cách

Văn Như Cương (1937 – 2017)

Văn Như Cương (01/07/1937 – 09/10/2017) là một nhà toán học – nhà giáo đã biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học. Ông sinh ra tại xã Quỳnh Đôi, tỉnh Nghệ An. Văn Như Cương tốt nghiệp Đại học xã hội và trở thành giảng viên tại trường. Sự nghiệp toán học của ông cũng bắt đầu tại đây.

Sớm trở thành nghiên cứu sinh ngành toán học và bảo vệ luận án phó tiến sĩ thành công vào năm 1971 tại Liên Xô, ông trở về nước, trở thành giảng viên công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội và chuyên tâm trong việc giảng dạy.

Ông là một nhà toán học - nhà giáo đã biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học
Ông là một nhà toán học – nhà giáo đã biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học

Từ việc gắn bó môi trường giáo dục, năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh – trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam kể từ khi đổi mới. Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư của Văn Như Cương bởi các đóng góp mạnh mẽ của ông cho giáo dục toán học nước nhà, đặc biệt trong bộ môn hình học.

Ngoài làm chủ biên và biên soạn hơn 60 đầu sách giáo khoa, ông còn viết hoặc dịch một số sách dành cho sinh viên đại học, cao đẳng như Hình học xạ ảnh, Đại số tuyến tính và hình học, Đối thoại về toán học,… Văn Như Cương còn là thành viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam.

Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư của Văn Như Cương
Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư của Văn Như Cương

Alain Phạm Ngọc Định (1939)

Alain Phạm Ngọc Định sinh ngày 11/08/1939 tại Sài Gòn khi còn là Liên bang Đông Dương thuộc Pháp mang hai dòng máu Việt – Pháp, là con trai của cố giáo sư, bác sĩ, bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch và nữ y tá Marie Louise. Alain có đóng góp không hề nhỏ trong xây dựng đội ngũ nghiên cứu toán học ở miền nam, sự thành công của nhiều nhà toán học trẻ Việt Nam tại nước ngoài cũng có sự giúp đỡ của ông.

Phải di chuyển nhiều giữa Sài Gòn – Hà Nội và Pháp do sự phức tạp trong chính trị thời bấy giờ, tuy gặp khó khăn, ông vẫn dành thời gian nghiên cứu học thuật và toán học. Phạm Ngọc Định tốt nghiệp khoa Toán cũng như lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Paris-Orsay năm 1962-1963.

Alain có đóng góp không hề nhỏ trong xây dựng đội ngũ nghiên cứu toán học ở miền nam
Alain có đóng góp không hề nhỏ trong xây dựng đội ngũ nghiên cứu toán học ở miền nam

Ông có hơn 70 bài báo khoa học đã công bố đóng góp cho lãnh vực phương trình đạo hàm riêng, hàm đặc biệt trên các tạp chí uy tín trên thế giới. Ông cũng là người tiên phong tham gia hợp tác giảng dạy và nghiên cứu giữa Pháp và Việt Nam tại ĐHTH TP Hồ Chí Minh.

Đến khi nghỉ hưu, ông vẫn hợp tác giảng dạy và nghiên cứu Toán học tại Trường đại học Orléans  tại Pháp, đào tạo và nâng đỡ các nhà toán học trẻ.

Ông có hợp 70 bài báo khoa học đã công bố đóng góp cho lãnh vực phương trình đạo hàm riêng
Ông có hợp 70 bài báo khoa học đã công bố đóng góp cho lãnh vực phương trình đạo hàm riêng

Hà Huy Khoái (1946)

Hà Huy Khoái sinh ngày 24/11/1946 và lớn lên tại Hương Sơn, Hà Tĩnh trong một gia đình có nhiều người theo nghiệp toán như GS. TSKH Hà Huy Bảng và GS. TSKH Hà Huy Vui. Ông là một nhà toán học – một giáo sư ngành toán học đã đào tạo ra nhiều lứa học trò giỏi tiêu biểu như PGS.TS. Tạ Thị Hoài An.

Năm 1967, ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành toán học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1984, Hà Huy Khoái trở thành tiến sĩ khoa học tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Các nghiên cứu của Hà Huy Khoái chủ yếu là Lý thuyết Nevanlinna (p-adic và phức), không gian Hyperbolic, xấp xỉ Diophantine và các L-hàm.

Ông là một nhà toán học - một giáo sư ngành toán học
Ông là một nhà toán học – một giáo sư ngành toán học

Ông có đóng góp nhiều và quan trọng cho nền giáo dục toán học nước ta, là một cựu Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam còn là Tổng biên tập Tạp chí Pi của Hội Toán học Việt Nam. Các công trình nghiên cứu nổi bật của Hà Huy Khoái là On p-adic Interpolation, Holomorphic mappings on Banach analytic manifolds (Tại Nga) hay On p-adic L-functions associated to elliptic curves,…

Bên cạnh nghiên cứu và làm giáo dục, ông còn có nhiều bài báo khoa học – văn hóa chủ yếu đăng trên báo Tia Sáng. thường xuyên tham gia ôn luyện cho đội tuyển thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông của Việt Nam.

Ông có đóng góp nhiều và quan trọng cho nền giáo dục toán học nước ta
Ông có đóng góp nhiều và quan trọng cho nền giáo dục toán học nước ta

Đào Trọng Thi (1951)

Đào Trọng Thi sinh ngày 23/03/1951, lớn lên tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong dòng tộc Đào Trọng nổi tiếng hiếu học và làm quan lớn trong các triều đại Việt Nam tại Hải Phòng. Ông là một nhà toán học kiêm chính trị gia, là Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII TP. Hà Nội và Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Nga.

Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc ở bậc trung học phổ thông thì ông được cử đi học đại học tại trường Đại học Tổng Hợp Lomonosov, Liên Xô. Đây cũng là nơi Đào Trọng Thi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học.

Đào Trọng Thi là một nhà toán học kiêm chính trị gia, là Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII
Đào Trọng Thi là một nhà toán học kiêm chính trị gia, là Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII

Ngay sau đó, ông về nước làm giảng viên khoa Toán – Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng trong năm 1979 này, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ môn Hình học – Tô pô – Đại số của khoa Toán- Cơ.

Đào Trọng Thi với công cuộc nghiên cứu học thuật về toán đã dành nhiều thời gian góp sức cho nền giáo dục trong lĩnh vực toán. Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu MathSciNet của Hội Toán học Hoa Kỳ, Đào Trọng Thi đã công bố khoảng 26 công trình khoa học trong lĩnh vực toán học, tác giả của các cuốn sách chuyên khảo. Ngoài ra ông cũng góp mặt trong nhiều vị trí quan trọng trong chính trị Việt Nam.

Ông cũng góp mặt trong nhiều vị trí quan trọng trong chính trị Việt Nam
Ông cũng góp mặt trong nhiều vị trí quan trọng trong chính trị Việt Nam

Đinh Thế Lục (1952)

Đinh Thế Lục sinh vào năm 1952, hiện đang là giáo sư toán học Việt Nam giảng dạy tại Đại học Avignon, Pháp. Ông là chuyên gia hàng đầu về Lý thuyết Tối ưu vector, giải tích không trơn và giải tích lồi cũng là nhà toán học Việt Nam làm việc trong nước đầu tiên có sách được in ở nhà xuất bản Springer danh tiếng thế giới.

Sau khi tốt nghiệp Đại học tổng hợp Lomonosov, Đinh Thế Lục về nước và bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình tại Viện Toán học Việt Nam. Bảo vệ thành công luận án vào năm 1983, ông nhanh chóng Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam nhiệm kỳ năm 1995 đến năm 1998. Sau khoảng thời gian dài đóng góp và nghiên cứu tại Việt Nam, năm 2012 ông rời Viện Toán sang Pháp và trở thành giáo sư đặc biệt tại Đại học Avignon đến hiện nay.

Đinh Thế Lục là chuyên gia hàng đầu về Lý thuyết Tối ưu vector, giải tích không trơn và giải tích lồi
Đinh Thế Lục là chuyên gia hàng đầu về Lý thuyết Tối ưu vector, giải tích không trơn và giải tích lồi

Đinh Thế Lục đã công bố hơn 110 công trình khoa học tầm cỡ quốc tế, tham gia trong Hội đồng biên tập của rất nhiều tạp chí khoa học ngoài nước, tổng chủ biên môn Toán bậc tiểu học của bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông còn xuất bản các sách chuyên khảo như Dinh The Luc, Theory of Vector Optimization, . Jeyakumar and D.T. Luc, Nonsmooth Vector Functions and Continuous Optimization,…

Đinh Thế Lục đã công bố hơn 110 công trình khoa học tầm cỡ quốc tế
Đinh Thế Lục đã công bố hơn 110 công trình khoa học tầm cỡ quốc tế

Dương Hồng Phong (1953)

Dương Hồng Phong sinh vào ngày 30/08/1953 tại tỉnh Nam Định. Ông là một nhà toán học Việt Nam và đang là giáo sư giảng dạy tại Đại học Columbia. Ông từng theo học trung học tại Lycée Jean-Jacques Rousseau, Sài Gòn. Sau đó chuyển sang năm nhất đại học ở École Polytechnique Fédérale tại Thụy Sĩ và sang Mỹ học Đại học Princeton.

Ông là người Việt Nam thứ hai sau Frédéric Phạm vinh dự được nhận lời mời báo cáo tại Đại hội Toán học Thế giới được tổ chức ở Zurich. Đến năm 2021, ông trở thành thành viên danh dự (Fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ vì có những đóng góp lớn cho ngành giải tích, hình học, và vật lý toán. Lĩnh vực nghiên cứu nổi bật của Dương Hồng Phong là Phương Trình Đạo Hàm Riêng, Hình học phức và Lý thuyết dây.

Ông là người Việt Nam thứ hai được nhận lời mời báo cáo tại Đại hội Toán học Thế giới được tổ chức ở Zurich
Ông là người Việt Nam thứ hai được nhận lời mời báo cáo tại Đại hội Toán học Thế giới được tổ chức ở Zurich

Ngô Việt Trung (1953)

Ngô Việt Trung sinh ra tại Điện Bàn, Quảng Nam vào ngày 08/05/1953, là một nhà toán học có các nghiên cứu ảnh hưởng trong lĩnh vực đại số giao hoán và ứng dụng trong hình học đại số.

Ông liên tục có những thành tựu đáng ngưỡng mộ mặc dù bị liệt từ năm 3 tuổi. Đến nay chân trái của ông vẫn không thể hồi phục và liệt vĩnh viễn. Từng học lớp chuyên Toán của Trường trung học phổ thông Việt Đức tại Hà Nội và giành giải nhất cuộc thi học sinh giỏi Toán ở khu vực Miền Bắc năm 1969. Đến năm 1974, ông lấy được bằng thạc sĩ  và 4 năm sau đó ông đạt được tiếp bằng tiến sĩ tại Đại học Martin-Luther Halle-Wittenberg.

Ngô Việt Trung là một nhà toán học có các nghiên cứu ảnh hưởng trong lĩnh vực đại số giao hoán
Ngô Việt Trung là một nhà toán học có các nghiên cứu ảnh hưởng trong lĩnh vực đại số giao hoán

Vào năm 2000, Giáo sư Ngô Việt Trung được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước Thế giới thứ 3 (TWAS). Bên cạnh đó, ông cũng là giáo sư thỉnh giảng của nhiều Đại học danh tiếng ở châu Á và châu Âu, có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu.

Ông còn được nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên về Toán học năm 2009.

Giáo sư Ngô Việt Trung được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước Thế giới thứ 3 (TWAS)
Giáo sư Ngô Việt Trung được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước Thế giới thứ 3 (TWAS)

Nguyễn Tiến Dũng (1970)

Nguyễn Tiến Dũng sinh ra tại thủ đô Hà Nội. Ông là một nhà toán học nổi tiếng mang hai quốc tịch Việt – Pháp có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực của toán học như Hình học vi phân, hình học symplectichình học Poisson, lý thuyết ergodic,…

Năm 15 tuổi Nguyễn Tiến Dũng trở thành học sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt thành tích huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) với số điểm 35/42. Cuối những năm đại học, với sự chăm chỉ làm việc và nghiên cứu liên tục, ông đã có đến 4 bài báo khoa học đăng ở tạp chí toán Russian Math rất có uy tín tại Liên Xô cũ. Năm 2015, ông vinh dự được CNU phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cũng sở hữu hơn 50 bài báo khoa học và có nhiều bài được đăng trên các tạp chí khoa học hàng đầu như: Ann. Sci. École Norm. Sup., Lett. Math. Phys., Ann. of Math. và Phys. Lett. A và cũng là đồng tác giả các sách chuyên khảo nổi tiếng.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cũng sở hữu hơn 50 bài báo khoa học
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cũng sở hữu hơn 50 bài báo khoa học

Ngô Bảo Châu (1972)

Giáo sư Ngô Bảo Châu (28/06/1972) sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Ông hiện đang là giáo sư tại Khoa Toán, Đại học Chicago. Ông là nhà toán học Việt Nam rất nổi tiếng, đặc biệt là nghiên cứu chứng minh bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu của ông đã tạo tiếng vang lớn giúp ông đạt Huy chương Fields năm 2010. Từ đây, Ngô Bảo Châu chính thức trở thành nhà toán học Việt Nam đầu tiên và duy nhất đến hiện tại đạt được huy chương này.

Bên cạnh đó, với cương vị là một trong số ít và cũng là người Việt Nam đầu tiên có hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế, Ngô Bảo Châu cũng trở thành nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam đặc cách phong học hàm giáo sư năm 2005 (khi mới chỉ 33 tuổi).

Ông là nhà toán học Việt Nam rất nổi tiếng, đặc biệt là nghiên cứu chứng minh bổ đề cơ bản
Ông là nhà toán học Việt Nam rất nổi tiếng, đặc biệt là nghiên cứu chứng minh bổ đề cơ bản

Sự nghiệp của ông được gây dựng gắn bó với học thuật từ khi còn nhỏ. Ông có tham gia cuộc thi Olympic Toán học quốc tế vào năm lớp 11 và 12. Số điểm ông đạt được là điểm tuyệt đối 42/42 liên tục suốt 2 năm. Sau khi hoàn thành chương trình THPT tại Việt Nam thì ông sang Pháp để du học.

Ông đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita” vào năm 2004. Kề đó, tạp chí Time bình chọn công trình “Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie” của ông là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009, tạo tiền đề cho việc nhận giải thưởng Fields năm 2010.

Ngoài Huy chương Fields, Ngô Bảo Châu còn nhận được rất nhiều giải thưởng tiêu biểu khác như Oberwolfach (2007), Maurice Audin (2018),… Ông cũng rất chuyên tâm trong việc giảng dạy và phát triển sự nghiệp giảng dạy của mình. Với những thành tích vượt bậc, Ngô Bảo Châu rất tỏa sáng trong giới toán học Việt Nam.

Ngoài Huy chương Fields, Ngô Bảo Châu còn nhận được rất nhiều giải thưởng tiêu biểu khác
Ngoài Huy chương Fields, Ngô Bảo Châu còn nhận được rất nhiều giải thưởng tiêu biểu khác

Phan Thành Nam (1985)

Phan Thành Nam (1985) sinh ra tại Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Anh hiện đang là giáo sư tại Đại học Ludwig Maximilian München. Bên cạnh đó, Phan Thành Nam còn được biết đến là nhà toán học trẻ người Việt đầu tiên được vinh danh ở châu Âu – đạt giải thưởng Hội Toán học Châu Âu năm 2020.

Theo học tại THPT Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên và sớm bộc lộ tài năng toán học, Phan Thành Nam sau đó đã học ngành cử nhân Tài năng Toán của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, rồi mới theo học chương trình thạc sĩ Pháp-Việt và sang Pháp du học tại Đại học Orléans.

Phan Thành Nam còn được biết đến là nhà toán học trẻ người Việt đầu tiên được vinh danh ở châu Âu
Phan Thành Nam còn được biết đến là nhà toán học trẻ người Việt đầu tiên được vinh danh ở châu Âu

Trong quá trình du học, anh cũng bắt đầu việc trở thành nghiên cứu sinh của mình từ 2011 – 2016 rồi cũng từ 2016 đã sang Cộng hòa Séc làm giáo sư trợ giảng tại Đại học Masaryk. Năm 2017, Phan Thành Nam trở thành là giáo sư tại Đại học Ludwig Maximilian Munich, CHLB Đức.

Tính đến 2020, Phan Thành Nam là tác giả của hơn 40 công trình toán học. Nghiên cứu của anh chủ yếu là trong lĩnh vực giải tích và vật lý toán, đặc biệt là cơ học lượng tử nhiều hạt, lý thuyết phổ, phép tính biến phân và phương trình đạo hàm riêng, giải tích số.

Với những nghiên cứu và đóng góp xuất sắc cùng các kết quả tiên phong với chất lượng khoa học, Hội IUPAP đã trao tặng giải thưởng nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực vật lý toán cho Phan Thành Nam – lúc này đã trở thành Giáo sư. Năm 2020, GS Phan Thành Nam chính thức trở thành nhà toán học trẻ người Việt đầu tiên nhận được giải thưởng của Hội Toán học Châu Âu.

Ông là tác giả của hơn 40 công trình toán học, nghiên cứu của anh chủ yếu là trong lĩnh vực giải tích và vật lý toán
Ông là tác giả của hơn 40 công trình toán học, nghiên cứu của anh chủ yếu là trong lĩnh vực giải tích và vật lý toán

Xem thêm:

Bài viết đã giới thiệu về 18 nhà toán học kiệt xuất của Việt Nam. Hy vọng rằng họ sẽ là những tấm gương tốt trong học tập để bạn noi theo. Đừng quên theo dõi và đón chờ những bài viết thú vị khác trên DINHNGHIA nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 3.3 / 5. Lượt đánh giá 3

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...