Nguyên nhân mất sữa sau sinh và cách khắc phục siêu ĐƠN GIẢN!

0
(0)

Nguyên nhân mất sữa sau sinh là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục hiện tượng mất sữa sau sinh mổ? Tại sao sữa mẹ lại ít đi? Thực phẩm làm mất sữa là gì?… Đó là những câu hỏi thường gặp đối với các mẹ sau sinh. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN điểm danh những nguyên nhân hàng đầu gây mất sữa.

Bản chất của việc sữa mẹ giảm dần sau sinh

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu và nguyên nhân mất sữa sau sinh, các mẹ cần nắm được cơ chế tiết sữa mẹ cũng như bản chất của việc sữa mẹ sau sinh giảm dần. Sữa mẹ tiết ra cần sự điều khiển của hai hoocmôn chính, đó là Prolactin và Oxytocin. Một loại giúp tiết sữa (prolactin) còn một loại giúp phun sữa (Oxytocin).

Giúp kích thích tuyến sữa tiết ra sau sinh – Prolactin

Ngay từ tháng thứ 7 thai kỳ, ở tam cá nguyệt thứ 3 thì loại hoocmon nay đã bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mẹ. Sau khi sinh, khi bé yêu bắt đầu bú mẹ sẽ giúp giải phóng loại hoocmon này vào trong máu, giúp kích thích tuyến sữa làm việc.

Bên cạnh đó, theo nhiều nguyên cứu đã chỉ rõ, chỉ cần khi người mẹ nghĩ đến con hoặc nghe tiếng con khóc cũng tạo ra phản xạ giúp giải phóng loại hoocmon tạo sữa này. Prolactin được sản xuất chủ yếu vào ban đêm và còn có vai trò giúp mẹ có giấc ngủ ngon khi nhiều đêm phải thức chăm bé.

Prolactin được giải phóng khi bé yêu bắt đầu bú sữa mẹ
Prolactin được giải phóng khi bé yêu bắt đầu bú sữa mẹ

Giúp kích thích co bóp đẩy sữa – Oxytocin

Khi bé yêu ngậm núm vú và bắt đầu hoạt động ty mẹ thì loại hoocmon mang tên Oxytocin được giải phóng giúp kích thích sự co bóp ở các mô nhỏ xung quanh ống dẫn sữa để dần truyền vào miệng bé.

Ngoài ra, oxytocin còn có tác dụng giúp co bóp tử cung trở về kích thước ban đầu và để mẹ nhanh đẩy hết sản dịch cũng như hạn chế tối đa tình trạng sốt huyết sau sinh.

Như vậy để lượng sữa tiết ra đều và đủ cho bé yêu thì cơ thể cần đảm bảo việc sản xuất hai loại hoocmon Prolactin và Oxytocin. Chúng cũng liên quan trực tiếp đến việc gây nên nguyên nhân mất sữa, được cụ thể hóa bởi những yếu tố như dinh dưỡng, tâm lý, thói quen sinh hoạt, sức khỏe.

Khi hàm lượng hoocmon Prolactin giảm sẽ dẫn đến sữa mẹ giảm. chính vì thế, các yếu tố gây ảnh hưởng đến Prolactin và Oxytocin chính là nguyên nhân mất sữa sau sinh của nhiều mẹ mổ.

Oxytocin giúp hạn chế tối đa tình trạng sốt huyết sau sinh
Oxytocin giúp hạn chế tối đa tình trạng sốt huyết sau sinh

Một số nguyên nhân mất sữa điển hình và thường gặp

Nguyên nhân gây mất sữa sau sinh có rất nhiều, nhưng tựu chung có 6 nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ thường bị mất sữa.

Dinh dưỡng không phù hợp gây mất sữa

Khi chế độ dinh dưỡng không đủ chất hoặc không cân bằng sẽ gây nên tình trạng ít sữa mất sữa sau sinh. Đặc biệt với những thực phẩm gây mất sữa khiến hormone Prolactin giảm hoạt động. Quá trình tạo sữa hoạt động gián tiếp qua sự cung cấp protein, chất béo, tinh bột và các dưỡng chất thiết yếu tới các nang sữa.

Nhiều mẹ vì lo sợ dư cân mà kiêng khem quá nhiều, đồng thời lại ăn phải các loại thực phẩm dễ gây mất sữa như lá lốt, măng, cà muối… cũng khiến ít sữa hay mất sữa.

Chế độ ăn không đều
Chế độ ăn không đều

Tinh thần mệt mỏi, nghỉ ngơi không hợp lý

Đây cũng được xem là nguyên nhân mất sữa cơ bản và điển hình nhất đối với các mẹ sau sinh. Khi tinh thần của mẹ uể oải, stress, chán nản hay mất ngủ, nghỉ ngơi không đủ sẽ khiến cho hormone prolactin hoạt động kém. Điều này dẫn đến số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ bị giảm.

Qua 9 tháng thai kỳ với đầy đủ những bức bối căng thẳng và quá trình vượt cạn đã khiến các mẹ gần như kiệt sức. Sau đó là chuỗi ngày chăm con với rất nhiều áp lực nhiều mẹ bị tình trạng mất ngủ triền miên.

Chính vì sự quá sức này khiến các mẹ bị mất sữa dần dần, thậm chí là mất hẳn do sự hoạt động yếu của nang sữa. Nhiều mẹ vì tình trạng stress, trầm cảm mà mất hoàn toàn sữa sau sinh.

Tình trạng mệt mỏi gây mất sữa
Tình trạng mệt mỏi gây mất sữa

Tư thế cho con bú hay vắt sữa không đúng cách

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì nguyên nhân mất sữa này đang ngày một trở nên phổ biến. Nhiều mẹ cho con bú sai tư thế, không những ảnh hưởng đến lượng sữa mà bé được hấp thu mà còn khiến cho sữa mẹ giảm. Nếu như máy hút sữa sẽ kích thích sữa về nhiều hơn thì việc lạm dụng không đúng cách sẽ dẫn đến việc tắc sữa hoặc mất sữa.

Nhiều mẹ cho con bú sai tư thế
Nhiều mẹ cho con bú sai tư thế

Các bệnh liên quan đến tuyến vú cũng là nguyên nhân mất sữa

Mô tuyến vú là nơi mà những dòng sữa ngọt ngào được tiết ra. Vì thế, khi mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú sẽ là nguyên nhân mất sữa hoặc ít sữa bởi khi đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ.

  • Áp xe vú
  • Tắc tia sữa
  • Viêm ống dẫn sữa
  • Nứt cổ gà
  • Phẫu thuật ngực sau sinh
Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú gây mất sữa
Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú gây mất sữa

Mẹ sau sinh mắc các bệnh liên quan đến nội tiết

Prolactin và Oxytocin là hai hormone chính tham gia vào quá trình sản xuất sữa. Tuy nhiên, progesterone và estrogen cũng là các loại hormone nội tiết gây ảnh hưởng đến việc tạo sữa của cơ thể người mẹ. Chính vì thế, nguyên nhân mất sữa còn bởi các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết.

  • Bệnh tuyến giáp
  • Sót nhau thai
  • Thiếu máu
Bệnh tuyến giáp gây mất sữa
Bệnh tuyến giáp gây mất sữa

Mẹ bị chứng Thủy Kiệt

Đông y cho rằng, khi mẹ sau sinh nhiễm phải chứng thủy kiệt với các biểu hiện cụ thể như táo bón, da đen sạm, rối loạn tiêu hóa, môi khô, cảm thấy thiếu nước sẽ khiến cho cơ thể luôn bị thiếu nước. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo sữa của cơ thể người mẹ và là nguyên nhân mất sữa phổ biến.

Cảm thấy thiếu nước
Cảm thấy thiếu nước

Sử dụng các loại thuốc Tây dược

Thuốc Tây dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh là “thủ phạm” gây nên tình trạng mất sữa ở mẹ sau sinh. Trong thành phần sữa chứa nhiều chất gây áp chế đối với hormone prolactin cũng như oxytocin. Bên cạnh đó, khi trẻ chỉ bú bình mà không bú mẹ, hay việc vệ sinh núm vú không đúng cách cũng trở thanh nguyên nhân mất sữa hàng đầu.

Thuốc tây gây mất sữa
Thuốc tây gây mất sữa

Cách phòng ngừa mất sữa, ít sữa sau sinh

Từ những nguyên nhân mất sữa trên đây các mẹ hãy chủ động có những phương pháp phòng tránh hiện tượng này. Trong hành trình thực hiện thiên chức làm mẹ với việc cho con bú, các mẹ nên lưu ý thực hiện các cách thức đơn giản sau.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết: sắt, kẽm, canxi

  • Tinh bột: Cụ thể như cơm, khoai củ, bánh mì, bánh phở hay bún…
  • Nhóm chất đạm, sắt, kẽm: Đây là nhóm chất sẽ giúp sữa đặc thơm. Do đó, mẹ nên lựa chọn các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt nạc, gia cầm, hải sản, trứng, đậu hũ, hạt, phô mai, sữa chua hoặc sữa trong thực đơn hàng ngày.
  • Ưu tiên rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt các nhóm rau xanh đậm như súp lơ, cải xoăn, rau ngót… chính là nguồn bổ sung canxi và vitamin cho mẹ. Ngoài ra, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung, cải thiện nội tiết tố, kích thích quá trình tạo sữa cho mẹ.
  • Bổ sung đủ nước: Vì cơ thể mẹ cần bổ sung thêm nước để tham gia vào quá trình sản xuất sữa, do đó để đảm bảo lượng sữa ổn định thì mẹ nên uống từ 2-3 lít nước ấm mỗi ngày. Bên cạnh đó mẹ nên uống thêm nhiều thức uống lợi sữa khác như: sữa ấm dành cho mẹ sau sinh, nước trái cây, nước rau củ quả lợi sữa, nước canh, soup…
Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể
Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Tích cực cho con bú và hút sữa đúng cách

  • Tư thế bế bé đúng và cách ngậm vú bắt vú sẽ giúp cho sữa về dồi dào hơn cũng như hạn chế tối đa tình trạng ít sữa.
  • Cho trẻ bú thường xuyên và cho trẻ bú đủ cữ.
Cần quan tâm đến tư thế cho bú
Cần quan tâm đến tư thế cho bú

Giữ tinh thần lạc quan và thoải mái, tránh mệt mỏi lo âu

Nhìn chung là tâm sinh lý của mẹ có nhiều biến đổi sau khi sinh, do đó mẹ rất dễ rơi vào tâm lý trầm cảm. Không nên căng thẳng, cố gắng tự mình vượt qua tâm lý bi quan sau sinh với những suy nghĩ tích cực hơn.

Mẹ cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày để bẩm bảo sức khỏe cũng như đủ lượng sữa cho con. Đặc biệt, mẹ sau sinh nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu cũng như nên kết hợp thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tâm sự cùng gia đình hay chia sẻ với bạn bè về quá trình nuôi con cũng như những khó khăn đang gặp phải. Ngoài ra, các mẹ cũng nên đi dạo nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc, tập yoga, đọc sách tại nhà cũng rất tốt. Mẹ cũng nên cố gắng ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp sữa mẹ tiết ra được nhiều hơn.

Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái

Hy vọng với những kiến thức trên đây về nguyên nhân mất sữa, dấu hiệu khi mất sữa cũng như cách phòng tránh hiện tượng trên đã giúp ích cho các mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến nguyên nhân mất sữa, hãy để lại câu hỏi dưới đây để cùng chuyên gia của DINHNGHIA.COM.VN trao đổi thêm nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...