Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế 21/2

0
(0)

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế 21/2 được UNESCO công nhận có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia. Vậy Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế là ngày gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng khám phá cùng DINHNGHIA qua bài viết dưới đây nhé. 

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế là ngày gì?

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế hay International Mother Language Day được tổ chức hằng năm bởi UNESCO vào ngày 21 tháng 2. UNESCO đã lựa chọn ngày này tại hội nghị ngày 17 tháng 11 năm 1999. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế trong nghị quyết. Theo đó, năm 2008 được quyết định là Năm Ngôn ngữ Quốc tế.

Ngày lễ này có nguồn gốc từ sự thừa nhận trên toàn thế giới Ngày Phong trào Ngôn ngữ. Ý nghĩa của ngày này là tưởng niệm các nạn nhân là sinh viên của trường Đại học Dhaka bị cảnh sát và quân đội Pakistan giết chết tại Dhaka trong Phong trào ngôn ngữ Bengal năm 1952.

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế hay International Mother Language Day được tổ chức hằng năm bởi UNESCO vào ngày 21 tháng 2
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế hay International Mother Language Day được tổ chức hằng năm bởi UNESCO vào ngày 21 tháng 2

Nguồn gốc ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế

Mohammed Ali Jinnah, Toàn quyền Pakistan vào ngày 21 tháng 3 năm 1948 đã thông báo rằng Urdu sẽ là ngôn ngữ chính thức duy nhất cho cả Tây và Đông Pakistan. Dân cư ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) lúc này sử dụng chủ yếu tiếng Bengal, đã bắt đầu lên tiếng phản đối quyết liệt.

Vào ngày 21 tháng 2 năm 1952, tại thủ đô của Bangladesh sinh viên ở thành phố Dhaka đã kêu gọi cuộc bãi công trên diện rộng. Lúc này, chính phủ đã đưa ra lệnh giới nghiêm để đối phó với tình hình này. Cảnh sát Pakistan đã bắn vào sinh viên khi đang tham gia biểu tình một cách hòa bình, dẫn đến nhiều sinh viên bị thương và thiệt mạng.

Trước sự bất mãn của nhân dân, lúc bấy giờ chính phủ cấm các cuộc tụ tập công cộng và tập hợp. Vào ngày 21 tháng 2 năm 1952 Sinh viên Đại học Dhaka và các nhà hoạt động chính trị bất tuân và tổ chức một cuộc biểu tình. Mọi việc lên đến đỉnh điểm khi cảnh sát bắn súng vào sinh viên đang tuần hành, gây ra nhiều trường hợp tử vong và làm kích động tình hình dân sự trên quy mô lớn.

Trải qua nhiều năm xung đột, vào năm 1956 chính phủ trung ương nhượng bộ và công nhận tiếng Bengal làm ngôn ngữ chính thức. Đến năm 1999, UNESCO công nhận ngày 21 tháng 2 là Ngày Quốc tế của Ngôn ngữ Mẹ Đẻ để tưởng nhớ Phong trào Ngôn ngữ Bengal.

Nguồn gốc ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Nguồn gốc ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế

Ngôn ngữ và sự đa dạng ngôn ngữ quan trọng ra sao?

Thống kê của Liên hợp quốc cho thấy khoảng 7.000 ngôn ngữ được nói trên thế giới, trong vài thế hệ sẽ bị mất đi hơn 50% có thể sẽ bị mất đi trong vòng vài thế hệ và 96% chỉ được sử dụng bởi 4% dân số thế giới. Trong hệ thống giáo dục và trong phạm vi công cộng, chỉ vài trăm ngôn ngữ là có giá trị và dưới 100 ngôn ngữ được sử dụng trong thế giới kỹ thuật số.

Sự đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của xã hội tri thức. Đây được xác định là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO. Tuy nhiên, UNESCO đã không đạt được mục tiêu này và không nhận được cam kết hợp tác của toàn bộ cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy đa dạng ngôn ngữ và đa ngôn ngữ, đặc biệt là để bảo tồn các ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất.

Ngày 21 tháng 02 năm 2014 Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nêu rõ thông điệp: “Kể từ 14 năm nay, UNESCO và các đối tác cùng kỷ niệm Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. Khắp nơi trên thế giới đều tổ chức các hoạt động, hội nghị, buổi biểu diễn, hội thảo để giúp mỗi người cùng khám phá tầm quan trọng của đa dạng ngôn ngữ và đa ngôn ngữ”.

Bà Irina Bokova cũng nêu ra quan điểm việc bảo vệ và phát triển tiếng mẹ đẻ là điều thiết yếu đối với công dân. Nếu hiểu đa ngôn ngữ sẽ rất tốt cho sự trao đổi văn hóa phong phú của thế giới. Các ngôn ngữ địa phương giúp nhiều người có thể dễ dàng trao đổi và lắng nghe nhau nhiều hơn, đồng thời tham gia tích cực vào các quyết sách tập thể. Đây là lí do UNESCO cố gắng đóng góp cho sự tồn tại hài hoà của 7.000 ngôn ngữ trên thế giới.

Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ năm 2014 nhấn mạnh rằng: “Các ngôn ngữ địa phương cho công dân toàn cầu: Tập trung vào khoa học”. Việc các ngôn ngữ có thể đảm bảo tiếp cận với tri thức, sự đa dạng và quá trình truyền tải cũng là thông điệp của ngày kỷ niệm này. Tiếp cận được đa ngôn ngữ cũng giúp dân chúng có được nguồn tri thức phong phú vốn có.

Ngôn ngữ và sự đa dạng ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng
Ngôn ngữ và sự đa dạng ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng

Ý nghĩa ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế

Ngày Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ (21/2) mang ý nghĩa tôn vinh cách nhận định và biểu đạt về thế giới bằng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Đồng thời ngày lễ này còn cam kết bảo tồn sự đa dạng của các ngôn ngữ như một di sản chung và hoạt động vì nền giáo dục có chất lượng – bằng tiếng mẹ đẻ – cho tất cả nhân loại.

Ý nghĩa ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Ý nghĩa ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế

Chủ đề cho ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế qua các năm

Năm 2023

Chủ đề năm 2023: “Giáo dục đa ngôn ngữ – sự cần thiết để chuyển đổi giáo dục”.

Giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là nền tảng để các nhóm dân cư tiếp cận với ngôn ngữ của các nhóm thiểu số, ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ khác. Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế sẽ là sự kiện khám phá và tranh luận về tiềm năng của đa ngôn ngữ. Ba chủ đề liên kết sẽ được thảo luận như sau:

  • “Làm sống dậy” các ngôn ngữ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang mai một.
  • Hỗ trợ quá trình học thông qua giáo dục đa ngôn ngữ là cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu ngày nay đang chuyển đổi nhanh chóng và trong các tình huống khủng hoảng bao gồm cả bối cảnh khẩn cấp.
  • Tăng cường giáo dục đa ngôn ngữ là hành động rất cấp thiết để chuyển đổi giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông.
Chủ đề năm 2023: "Giáo dục đa ngôn ngữ - sự cần thiết để chuyển đổi giáo dục".
Chủ đề năm 2023: “Giáo dục đa ngôn ngữ – sự cần thiết để chuyển đổi giáo dục”.

Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế các năm vừa qua

Mỗi năm, ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế sẽ có một chủ đề. Các chủ đề qua từng năm được ghi trong chương trình tổ chức chính thức của UNESCO, hoặc tuyên bố công khai cho công chúng, chi tiết như sau:

  • Chủ đề 2008:  Năm Quốc tế Ngôn ngữ
  • Chủ đề 2007: Học vấn đa ngôn ngữ
  • Chủ đề 2006: Ngôn ngữ và Mạng thông tin
  • Chủ đề 2005: chữ Braille và ngôn ngữ dấu hiệu
  • Chủ đề 2004: Trẻ em được học hành (buổi lễ tại UNESCO có ghi “cuộc triển lãm độc đáo gồm những sách bài tập của trẻ em trên toàn thế giới thể hiện quá trình trẻ em học tập và thành thạo cách sử dụng kỹ năng viết trong lớp học
  • Chủ đề 2003: Lễ mừng thường niên thứ tư
  • Chủ đề 2002: Đa dạng Ngôn ngữ: 3000 Ngôn ngữ đang gặp nguy (khẩu hiệu: Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi một từ là một ngôi sao)
  • Chủ đề 2001: Lễ mừng thường niên thứ hai
  • Chủ đề 2000: Lễ ra mắt Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế mỗi năm sẽ có 1 chủ đề
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế mỗi năm sẽ có 1 chủ đề

Xem thêm:

Qua bài viết trên của DINHNGHIA, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế rồi đúng không? Nếu bạn cảm thấy bài viết cung cấp những thông tin hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...