Ngành quản trị kinh doanh là gì? Học gì? Điểm nổi bật và hạn chế?

0
(0)

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học được săn đón nhiều nhất mỗi mùa tuyển sinh đại học. Bạn đã biết ngành quản trị kinh doanh là gì, có những môn học chuyên ngành nào chưa? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!

Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là ngành học trang bị các kiến thức liên quan đến quản trị trong kinh doanh, từ đó tập trung phát triển và đẩy mạnh công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm nhiều hoạt động: Cân nhắc, lên kế hoạch, tối đa hóa “hiệu suất”,…

Quản trị kinh doanh nghiên cứu về việc thực hiện các hành vi quản trị, vận hành doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh nghiên cứu về việc thực hiện các hành vi quản trị, vận hành doanh nghiệp

Ngành quản trị kinh doanh học gì?

Ngành quản trị kinh doanh bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau, tùy vào năng lực và định hướng thì sinh viên sẽ lựa chọn đi sâu vào một nhánh nhỏ trong quản trị kinh doanh hoặc học bao quá mỗi thứ một ít. Dưới đây là một số chuyên ngành nhỏ bạn có thể tham khảo:

  • Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Chuyên ngành quản trị chất lượng
  • Chuyên ngành thương mại
  • Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
  • Chuyên ngành ngoại thương
Trong chuyên ngành quản trị kinh doanh sẽ bao gồm tất cả các chuyên ngành khác
Trong chuyên ngành quản trị kinh doanh sẽ bao gồm tất cả các chuyên ngành khác

Ưu điểm và nhược điểm của ngành quản trị kinh doanh

Ưu điểm

Chuyên ngành quản trị kinh doanh giúp sinh viên trang bị tư duy để trở thành nhà quản lý, quản trị viên tương lai. Không những vậy, bạn sẽ có nền tảng kiến thức vững nếu lựa chọn khởi nghiệp và cơ hội được tiếp cận nhiều mảng kiến thức đa dạng.

Sinh viên được trang bị tư duy để trở thành nhà quản lý
Sinh viên được trang bị tư duy để trở thành nhà quản lý

Nhược điểm

Nếu không được thực tập hoặc trải nghiệm thực tế, sinh viên sẽ dễ học trước quên sau vì kiến thức có phần lan man và đa dạng. Nếu không chủ động học tập, rất dễ rơi vào cảnh thất nghiệp vì cạnh tranh cao.

Chuyên ngành đòi hỏi người học thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, chủ động và rất nhiều bản lĩnh. Bạn phải thực sự có khát khao kinh doanh, khởi nghiệp nếu không sẽ rất dễ rơi vào cảnh phân vân không biết được con đường phù hợp với mình.

Ngành quản trị kinh doanh học rất rộng về đa dạng kiến thức về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh học rất rộng về đa dạng kiến thức về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh

Cơ hội việc làm của cử nhân quản trị kinh doanh

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này khá cao do sự đa dạng của ngành học cùng với sự ứng dụng cao của kiến thức ngành.

Đây là ngành học năng động, rất thích hợp với những ai thích làm việc trong môi trường cạnh tranh, phát huy thế mạnh của bản thân. Nếu được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao, đây chính là ngành học giúp bạn đạt được vị trí rất cao trong doanh nghiệp.

Sự đa dạng của ngành học mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp
Sự đa dạng của ngành học mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp

Mức lương của ngành quản trị kinh doanh

Mức lương trung bình

Mức lương trung bình của ngành sẽ dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Mức lương cho các vị trí sẽ dao động trong khoảng 4.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Con số này sẽ thay đổi dựa vào kinh nghiệm thực tế và cấp bậc của mỗi người.

Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh là 10.000.000 đồng/tháng
Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh là 10.000.000 đồng/tháng

Dựa vào kinh nghiệm

  • Đối với sinh viên vừa tốt nghiệm: Mức lương là 3.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với nhân viên từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: Mức lương là 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với nhân viên có trên 2 năm kinh nghiệm: Mức lương là 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với vị trí từ 2 năm kinh nghiệm trở lên: Mức lương từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
Dựa theo năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 4.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Dựa theo năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 4.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng

Dựa vào vị trí công việc

Đối với vị trí công việc, người có chức vụ càng cao sẽ có mức lương càng hấp dẫn. Đây là bảng lương tham khảo của ngành quản trị kinh doanh cho từng vị trí:

  • Nhân viên thử việc: với các cử nhân vừa ra trường, mức lương được chi trả chỉ từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh: thu nhập trung bình từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng và còn được hưởng thêm các khoản tiền hoa hồng nếu có số lượng bán hàng đạt hiệu suất hoạt động.
  • Chuyên viên: mức lương 8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
  • Trưởng phòng: thu nhập của vị trí trưởng phòng dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
  • Giám đốc: sẽ có mức lương trung bình khoảng 20.000.000 đồng/tháng, mức lương của giám đốc có thể thay đổi tuỳ vào lợi nhuận doanh nghiệp từng tháng.
Người có chức vụ càng cao sẽ có mức lương càng hấp dẫn
Người có chức vụ càng cao sẽ có mức lương càng hấp dẫn

Xem thêm:

Trên đây là những gì bạn cần biết để trả lời cho thắc mắc ngành quản trị kinh doanh là gì? Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...