Là một người dùng smartphone vậy bạn đã biết đến công nghệ NFC là gì hay chưa? Hãy cùng đọc ngay bài viết sau để khám phá rõ về công nghệ không dây hiện đại này nhé.
Nội dung bài viết
NFC là gì?
Định nghĩa
NFC hay “Near Field Communication” là công nghệ kết nối không dây giúp các thiết bị như điện thoại, tai nghe,… có thể trao đổi dữ liệu với nhau trong khoảng cách 4cm mà không cần 3G hay wifi. NFC hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.
Lịch sử phát triển
Năm 1983, NFC lần đầu xuất hiện với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton. Năm 2006, Nokia cho ra đời chiếc điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên là Nokia 6131.
Hiện nay, NFC được tích hợp vào rất nhiều thiết bị chạy trên các hệ điều hành khác nhau như Android, Windows Phone,…
NFC hoạt động dựa trên nguyên lý nào?
Cũng như các tín hiệu không dây khác như Bluetooth, Wifi,…NFC cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc tắc gửi thông tin qua sóng radio (RFID). Ngoài ra, để NFC hoạt động bắt buộc phải có 2 thiết bị: thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị đích (target).
Và để xác định loại thông tin được trao đổi, NFC có 3 chế độ riêng biệt:
- NFC mô phỏng card
- NFC đọc/viết
- NFC ngang hàng
Ứng dụng của NFC
- Chia sẻ, truyền tải dữ liệu: NFC cho phép người dùng trao đổi dữ liệu trong khoảng cách gần mà chỉ cần một cái chạm nhẹ để ghép kết nối các thiết bị một cách nhanh chóng.
- Thanh toán điện tử: bạn chỉ cần đăng nhập và kích hoạt tài khoản thành ví điện tử. Như vậy, chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị là bạn đã có thể dễ dàng thanh toán.
- Mua vé: bạn có thể sử dụng NFC để mua bất kì loại vé nào như vé xem phim, vé xe,….
- Mở cửa nhà, xe hơi: sẽ đơn giản hơn nếu sử dụng NFC để mở cửa nhà hay xe mà không cần những chùm chìa khóa nặng nề hay phải mất thời gian tìm chìa khóa nữa.
- Nhận diện cá nhân: được áp dụng vào việc chấm công ở các công ty.
- So sánh sản phẩm khi mua sắm: chỉ cần chạm nhẹ vào nhãn sản phẩm, cửa hàng anof đó bạn đã có được đầy đủ thông tin muốn biết.
- Check-in và đánh giá địa điểm: Google đã bắt đầu gắn nhãn cho một số cửa hàng ở Mỹ, việc bạn cần làm là nhấn vào nhãn để xem thông tin.
- Nhận diện hàng giả: nhờ có NFC mà người ta có thế nhận biết hàng giả bằng công nghệ xác thực nguồn gốc.
Sự khác biệt giữa NFC và Bluetooth
NFC |
Bluetooth |
|
Phạm vi truyền tải dữ liệu | Các thiết bị cách nhau 10cm | Kết nối các thiết bị cách nhau dưới 10m |
Thời gian kết nối | Khoảng 1/10 giây | 2 đến 3 Mbit/giây |
Tần số và tốc độ truyền dữ liệu | Nhanh hơn Bluetooth khoảng 10 lần
Tần số: khoảng 13,5 MHz |
Tần số: 2,4 GHz |
Hướng dẫn sử dụng công nghệ NFC
Bên dưới là hướng dẫn thực hiện trên điện thoại Samsung. Áp dụng trên các mẫu điện thoại tuy nhiên giao diện sẽ có đôi chút khác biệt.
Cách bật NFC trên điện thoại
- Bước 1: Mở cài đặt (Settings)
- Bước 2: Chọn NFC và thanh toán (NFC and Payment)
- Bước 3: Nhấn nút bật (On)
Cách truyền dữ liệu qua NFC
- Bước 1: Chọn file cần chia sẻ -> Chọn vào mục chia sẻ
- Bước 2: Chọn truyền nhanh qua NFC
- Bước 3: Cho hai điện thoại chạm lưng vào nhau để kích hoạt NFC
- Bước 4: Chạm vào màn hình để bắt đầu
- Bước 5: Chọn Open để xem kết quả
Xem thêm:
- Ethernet là gì? Các loại Ethernet mạng Ethernet ở Việt Nam
- Dây trung tính là gì? Khái niệm, cách phân biệt và công dụng
- Proxy là gì? Ưu nhược điểm, cách thay đổi thiết lập Proxy
NFC là một công cụ rất hữu ích trong đời sống ngày nay. Qua bài viết NFC là gì mong các bạn có thể áp dụng thành công và thành thạo sử dụng NFC.