Chắc các bạn đã từng nghe qua một lần cụm từ “năm nhuận”, nhưng một số người vẫn chưa biết hiểu rõ nó. Hôm nay, hãy cùng Dinhnghia tìm hiểu năm nhuận là gì, có mấy ngày, mấy tháng và cách tính năm nhuận theo Dương lịch và Âm lịch nhé!.
Nội dung bài viết
Năm nhuận là gì?
Năm nhuận là một thuật ngữ để chỉ một năm có số ngày hoặc số tháng tăng lên, nhiều hơn so với các năm thông thường, tùy theo lịch Âm hay lịch Dương. Năm nhuận là khái niệm để cân đối thời gian của lịch so với thời gian thực tế mà Trái Đất quay quanh Mặt Trời (Dương lịch) hoặc Mặt Trăng quay quanh Trái Đất (Âm lịch).
Cụ thể, một năm Dương lịch thông thường gồm 365 ngày. Một năm nhuận là năm có 366 ngày, thay vì 365 ngày như bình thường. Ngày nhuận được thêm vào tháng 2. Do đó, tháng 2 nhuận có 29 ngày thay vì 28 ngày như tháng 2 thông thường.
Tương tự đối với Âm lịch. Năm nhuận theo lịch Âm sẽ được tính thêm 1 tháng.
Xem thêm: 14/3 là ngày gì? Ai tặng quà cho ai? Ý nghĩa ngày Valentine trắng
Năm nhuận có mấy ngày, mấy tháng? Bao nhiêu năm thì có năm nhuận?
Năm nhuận theo Dương lịch
Lịch Dương được tính bằng thời gian Trái Đất quay 1 vòng xung quanh Mặt Trời, số thời gian này hết 365 ngày 6 giờ. Chính vì vậy, sau 4 năm thời gian dư đó là 24 giờ, được cộng thành 1 ngày. Năm được cộng thời gian là năm thứ 4 và được gọi là năm nhuận.
Như vậy, một năm nhuận có nhiều hơn 1 ngày so với năm không nhuận, có 366 ngày. Ngày đó được thêm vào cuối tháng 2. Đó chính là ngày 29 tháng 02 – ngày mà chỉ năm nhuận mới có (hay 4 năm mới có 1 lần).
Năm nhuận theo Âm lịch
Lịch Âm được tính theo chu kì quay của Mặt Trăng. Do 1 chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất khoảng 29,53 ngày nên 1 năm âm lịch chỉ có 354 ngày. Vậy nên cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều. Vậy nên, một năm nhuận Âm lịch sẽ có 13 tháng.
Thế nhưng, năm Dương lịch vẫn nhanh hơn năm Âm lịch. Điều này này được khắc phục bằng cách là cứ 19 năm lại sẽ có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng Dương lịch, tương ứng với 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với năm Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Hướng dẫn cách tính năm nhuận
Cách tính năm nhuận theo lịch Dương
Để tính năm nhuận Dương lịch, chúng ta phải lấy số năm đó đem chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm Dương lịch đó là năm nhuận.
Tuy nhiên, với những năm tròn thế kỷ (có 2 số 0 ở cuối) thì phải lấy số năm chia cho 400. Nếu chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận.
Ví dụ:
- Năm 2016, năm 2020 chia hết cho 4 thì năm 2016 và 2020 là năm nhuận. Năm 2023 không phải là năm nhuận Dương lịch vì chia 4 dư 3.
- Năm 1600, 2000 là năm nhuận vì chia hết cho 400. Các năm 1700, 1800, 1900, 2100 không phải là năm nhuận vì không chia hết cho 400.
Cách tính năm nhuận theo lịch Âm
Để tính năm nhuận theo Âm lịch, bạn hãy lấy số năm chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là một trong các số như 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm Âm lịch đó là năm nhuận và có tháng nhuận.
Ví dụ:
- 2020 là năm nhuận theo Âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.
- 2021 không phải năm nhuận theo Âm lịch vì 2021 chia cho 19 dư 7.
- 2022 không phải năm nhuận theo Âm lịch vì 2022 chia cho 19 dư 8.
- 2023 là năm nhuận theo Âm lịch vì 2023 chia cho 19 dư 9.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan
Tại sao có năm nhuận?
Năm nhuận có thể xem như là một giải pháp trong việc thiết lập lịch để đảm bảo rằng năm dương lịch và năm âm lịch không chênh lệch nhau quá nhiều.
Trên thực tế, Trái Đất mất 365,25 ngày (tương đương 365 ngày và 6 giờ) để hoàn thành một chu kỳ quay quanh Mặt Trời. Do đó, sau mỗi chu kỳ 4 năm, sẽ có một khoảng thời gian bị chênh lệch (dư thừa) là 24 giờ, tương đương với 1 ngày dương lịch. Năm trong chu kỳ này được gọi là năm nhuận trong lịch dương.
Đối với lịch Âm, sự chênh lệch thường đáng kể so với lịch Dương. Theo lịch âm, một tháng dựa trên chu kỳ trung bình của mặt trăng sẽ có 29,5 ngày và một năm sẽ gồm 354 ngày, ngắn hơn 11 ngày so với lịch dương.
Để đảm bảo rằng năm âm lịch vừa kết hợp một chu kỳ mặt trăng hoàn chỉnh và không bị sai lệch với mùa vụ, mỗi 3 năm trong lịch âm sẽ có một tháng nhuận được thêm vào. Bên cạnh đó, do lịch dương vẫn nhanh hơn so với lịch âm, nên mỗi 19 năm, một tháng nhuận sẽ được thêm vào để điều chỉnh.
Năm nhuận có ảnh hưởng gì tới đời sống không?
Nhìn chung, năm nhuận sẽ có thời gian dài hơn so với các năm khác, chứ không liên quan đến thời tiết hay khí hậu. Vì vậy, năm nhuận sẽ ảnh hưởng về mặt thời gian đối với cuộc sống chúng ta, chẳng hạn như:
- Những người sinh vào 29/02 chỉ có sinh nhật 4 năm 1 lần, thay vì hằng năm như những ngày khác. Vì ngày nhuận 29/02 chỉ xuất hiện sau 4 năm.
- Năm nhuận Âm lịch kéo dài thêm 1 tháng nên có phần ảnh hưởng đến nông nghiệp Việt Nam. Mọi người phải căn cứ vào tháng nhuận để lên kế hoạch canh tác cũng như sản xuất phù hợp.
- Năm nhuận ảnh hưởng đến thời gian biểu, kế hoạch xây dựng công trình, phần thiết kế nội thất cũng như hoàn thiện mặt tiền của nhiều gia đình. Lý do là vì các công việc này thường đường lên kế hoạch theo lịch Âm. Chẳng hạn, kế hoạch là ngày 15/8 Âm lịch, nhưng năm đó nhuận tháng 7. Tức là phải trải qua thêm 1 tháng nữa thì mới tới tháng 8.
Năm 2023 có phải năm nhuận không? Nhuận vào tháng mấy?
Theo cách tính Dương lịch ở trên, ta cần lấy 2023 chia cho 4 thì được số dư là 3. Do đó, 2023 không phải là năm nhuận Dương lịch.
Còn theo cách tính của Âm lịch, ta lấy 2023 chia cho 19 được kết quả là 106 dư 9. Do vậy, năm 2023 là năm nhuận tính theo Âm lịch. Cụ thể, năm 2023 nhuận vào tháng 2 âm lịch (có hai tháng 2 âm lịch).
Tính đến năm 2050 có những năm nào là năm nhuận?
- Theo Dương lịch: Từ năm 2023 đến 2050 có tất cả là 7 năm nhuận là 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044 và 2048.
- Theo Âm lịch: Năm 2023, 2025, 2028, 2031, 2033, 2036, 2039, 2042, 2044, 2047 và 2050 là những năm nhuận Âm lịch.
Xem thêm:
- Trước và sau Công nguyên là gì? Tìm hiểu dấu mốc năm Công nguyên
- 1 thiên niên kỷ có bao nhiêu thập kỷ, thế kỷ, năm, tháng, giờ, phút, giây?
- Lịch sử là gì? Giá trị và Cách tính thời gian trong lịch sử
- Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch
Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về năm nhuận là gì cũng như cách tính năm nhuận Âm lịch, Dương lịch. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn tại những chủ đề tiếp theo trên trang Dinhnghia!