Mưa đá là gì? Ảnh hưởng của mưa đá và cách phòng tránh

5
(1)

Mưa đá là một hiện tượng nguy hiểm và thường xuất hiện ở những quốc gia giáp biển, giáp núi hay ở những vùng núi. Ở Việt Nam, hiện tượng này thường có khả năng xảy ra ở khu vực miền Bắc. Vậy mưa đá là gì? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu ngay nhé!

Mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng những hạt mưa rơi xuống ngưng tụ thành những viên đá, cục băng đa dạng, nhiều kích cỡ. Mưa đá xuất hiện là do bị ảnh hưởng bởi những đám mây giông, các đợt Frông lạnh tràn về nhanh.

Hiện tượng này thường xảy ra trong tầm 5 – 30 phút và xuất hiện cùng mưa rào. Mưa đá xuất hiện ở những nơi giáp biển, giáp núi hay những khu vực miền núi bất kể đông hay hè. Miền bắc nước ta cũng có tình trạng mưa đá xuất hiện tầm tháng 3 – 5.

Mưa đá là hiện tượng những hạt mưa rơi xuống ngưng tụ thành những viên đá
Mưa đá là hiện tượng những hạt mưa rơi xuống ngưng tụ thành những viên đá

Tại sao lại có mưa đá

Thông thường khi các dòng không khí đối lưu thay đổi liên tục sẽ tạo thành mưa đá. Có thể hiểu như là những lúc chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh và ngược lại.

Nhiệt độ của những đám mây nặng hơn -20 độ C, hơi nước tạo thành hạt băng rơi xuống. Hạt băng rơi xuống gặp tầng mây thấp hơn biến thành những hạt nước dưới 0 độ C.

Các luồng không khí liên tục bốc lên làm tăng khối lượng những giọt nước trên tầng trên của đám mây. Chúng đông kết với những hạt băng tầng trên làm thể tích hạt băng càng lớn, đến mức nhất định nó sẽ rơi xuống.

Các dòng không khí đối lưu thay đổi liên tục sẽ tạo thành mưa đá
Các dòng không khí đối lưu thay đổi liên tục sẽ tạo thành mưa đá

Các dạng mưa đá

Thực tế, mưa đá có rất nhiều kích thước và hình dáng cũng rất phong phú tuy nhiên có thể tổng kết lại thành hai dạng sau:

  • Mưa dạng hạt băng: Hay mưa đá nhỏ, chúng có hình cầu, hình nón và đường kính tầm khoảng 5mm.
  • Mưa dạng hạt nước đá: Chúng có vẻ ngoài trong suốt, đục một phần hoặc đục hoàn toàn. Hình dạng không đều nhau, hình nón và hình cầu với đường kính khoảng 5 – 50mm. Chúng rơi xuống từ đám mây, có thể rơi rời rạc hoặc kết thành một màn không đồng đều.

Đa phần, những hạt mưa đá sẽ có tốc độ rơi từ 30 – 60m/s, đôi khi đến đến 90m/s. Vì vậy, chúng vô cùng nguy hiểm và mang đến nhiều tác hại đối với con người, động vật và thực vật.

Mưa đá thường có 2 dạng
Mưa đá thường có 2 dạng

Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng

Thông thường mưa đá sẽ xuất hiện vào những mùa nóng ẩm và nắng nóng gay gắt. Nhất là vào những tháng 4, 5, 6, 9, 10 và 11. Bởi đây là những khoảnh khắc giao mùa từ lạnh sang nóng và ngược lại. Khi ấy, những dòng đối lưu diễn ra mạnh mẽ dễ làm mưa đá xuất hiện.

Vào mùa nóng ẩm, nắng gắt hàm lượng nước trong không khí tăng cao. Khí quyển tầng thấp nóng lên nhanh do nhận nhiều nhiệt năng làm hình thành không khí dưới nóng trên thì lạnh. Đám mây tích tụ nhiều nước tạo thành mưa đá.

Những khoảnh khắc giao mùa thường sẽ xuất hiện mưa đá
Những khoảnh khắc giao mùa thường sẽ xuất hiện mưa đá

Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra mưa đá

Mưa đá khá khó dự đoán trước bởi hiện tượng này diễn ra bất thường bởi các luồng không khí nóng lạnh. Nhưng bạn có thể nhận ra nhờ những điểm nhỏ như:

  • Những đám mây đen sẫm có hình dạng như bầu vú.
  • Gió và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm.
  • Nhiệt độ không khí giảm liên tục.
  • Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn.
Một vài đặc điểm khiến bạn nhận ra mưa đá sắp xuất hiện
Một vài đặc điểm khiến bạn nhận ra mưa đá sắp xuất hiện

Ảnh hưởng của mưa đá đến đời sống

Như đã nói trên, mưa đá đem đến những ảnh hưởng vô cùng nặng nề không chỉ với con người mà còn với cả động vật, thực vật. Điển hình bạn có thể thấy:

  • Đối với con người: Kích thước mưa đá lớn và nặng, rơi xuống với tốc độ cao có thể dẫn đến tử vong. Mang đến những thiệt hại về cửa như mái tôn. hư xe cộ, những công trình bị ảnh hưởng. Mưa đá còn gây tai nạn giao thông do đường trơn tượt.
  • Đối với động vật: Làm chết hàng loạt động vật do không chịu nổi khí lạnh và bị mưa đá rơi trúng.
  • Đối với thực vật: Các loài cây, hoa quả dập nát, gãy cành không thể phát triển. Đất bị ảnh hưởng bởi khí lạnh khiến cây khó nảy nở, sinh sôi.
Mưa đá mang đến nhiều thiệt hại
Mưa đá mang đến nhiều thiệt hại

Cách phòng tránh, giảm thiểu tác hại của mưa đá

Để có thể phòng tránh tốt nhất những thiệt hại do mưa đá, bạn nên có những chuẩn bị trước để phòng tránh như:

  • Đối với cây trồng, hoa quả: Hãy dựng những mái che chắc chắn để bảo vệ, hạn chế tác động của mưa đá khi rơi xuống.
  • Mái nhà: Kiểm tra và gia cố mái nhà thường xuyên. Ở những khu vực thường xảy ra hiện tượng mưa đá, bạn nên lựa chọn những chất lượng tốt để làm mái và nhớ làm mái nhà dốc xuống hai bên để giảm tác động lực.
Nên thường xuyên kiểm tra và gia cố
Nên thường xuyên kiểm tra và gia cố
  • Kiểm tra nhà cửa: Xem xét kỹ lưỡng kết cấu khung mái, xà gồ. Nếu chưa chắc chắc bạn nên cải thiện và xây dựng lại để đảm bảo an toàn nhất cho gia đình.
  • Các biện pháp khác: Nếu trận mưa đá kéo dài và đặc biệt lớn bạn nên tìm nơi trú an toàn như gầm giường, bàn, những vật cứng có thể che đầu,…
  • Kiểm tra chất lượng nước: Bởi trong mưa đá có một lượng độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người nên bạn hãy kiểm tra chất lượng nước trước khi dùng hoặc dùng máy lọc nước để đảm bảo an toàn nhất.
Nên hạn chế ra ngoài khi mưa đá xuất hiện
Nên hạn chế ra ngoài khi mưa đá xuất hiện

Xem thêm

Vậy là DINHNGHIA đã cung cấp cho bạn thêm những kiến thức về mưa đá là gì cũng như những tác hại không lường của nó. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nếu bạn còn có những thắc mắc về hiện tượng tự nhiên này nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...