Trong thời buổi công nghệ số 4.0, môi trường marketing là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy môi trường Marketing là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Môi trường Marketing là gì?
Môi trường Marketing là sự kết hợp giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến hoạt động tiếp thị của họ.
Môi trường bên ngoài được chia thành 2 phần vĩ mô và vi mô. Môi trường bên trong là yếu tố đặc thù của một công ty bao gồm lãnh đạo, công nhân, vật liệu, máy móc,…
Thêm vào đó, theo Philip Kotler thì môi trường tiếp thị của một doanh nghiệp bao gồm các tác nhân và lực lượng bên ngoài Marketing, ảnh hưởng đến khả năng quản lý tiếp thị để tạo ra và duy trì mối quan hệ thành công với mục tiêu của khách hàng.
Tại sao cần phân tích môi trường Marketing?
Hoạt động trong môi trường tiếp thị là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Khả năng tồn tại hay tương lai doanh nghiệp, hình ảnh, lợi nhuận và định vị trên thị trường đều phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và bên trong của nó.
Một trong những khía cạnh năng động nhất của doanh nghiệp chính là môi trường kinh doanh. Để có thể hoạt động vững mạnh và tồn tại lâu dài trên thị trường khốc liệt, thì bạn phải hiểu và phân tích đúng cách môi trường Marketing và thành phần của nó.
Phân tích môi trường Marketing bao gồm các yếu tố nào?
Môi trường Marketing bao gồm các yếu tố bên trong (khách hàng, nhân viên, các đơn vị bán lẻ và nhà phân phối, cổ đông,…) và các yếu tố bên ngoài (pháp lý, chính trị, công nghệ, xã hội, kinh tế) xung quanh việc kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Môi trường bên trong
Môi trường nội bộ bao gồm tất cả các yếu tố cũng như những lực lượng bên trong doanh nghiệp. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của chúng. Môi trường bên trong của hoạt động tiếp thị bao gồm những thành phần chính như:
- Con người: nhà lãnh đạo, nhân viên, công nhận,…
- Khả năng tài chính.
- Máy móc.
- Nguyên vật liệu.
- Sản phẩm và hàng hóa.
Các yếu tố trên sẽ được thực hiện dưới sự kiểm soát và quản lý của các nhà quản trị Marketing và khi môi trường bên ngoài thay đổi, nó có thể sẽ bị thay đổi theo. Việc phân tích môi trường bên trong có tầm quan trọng tương tự với phân tích môi trường bên ngoài trong hoạt động Marketing.
Đây chính là một phần của tổ chức, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định tiếp thị và quảng bá với khách hàng.
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm:
Môi trường Marketing vi mô
Bao gồm những yếu tố như: Khách hàng, nhân viên, đơn vị cung cấp, nhà bán lẻ & nhà phân phối (Marketing trung gian), đối thủ cạnh tranh, cổ đông, chính phủ, công chúng.
Môi trường Marketing vĩ mô
Thành phần vĩ mô được cấu thành từ các lực và yếu tố bên ngoài tác động đến toàn bộ ngành tiếp thị nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc Marketing của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô có thể được chia thành 6 phần là:
- Môi trường nhân khẩu học.
- Nền kinh tế.
- Môi trường vật lý.
- Môi trường công nghệ.
- Môi trường pháp lý chính trị.
- Môi trường văn hóa xã hội.
Case study về môi trường Marketing của các doanh nghiệp lớn
Case study là gì?
Case study (Nghiên cứu điển hình) là một cuộc kiểm tra chuyên sâu, chi tiết về một (hoặc nhiều trường hợp) cụ thể trong bối cảnh thế giới thực.
Coca – Cola
Là một thương hiệu với điểm xuất phát khiêm tốn, Coca – Cola đã gặp phải vô vàn khó khăn trong những ngày đầu chập chững bước đi trên thị trường. Với mục đích quảng bá sản phẩm một cách thu hút người dùng, Coca – Cola đã chủ động sử dụng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng.
Vào năm 1985, Coca – Cola phiên bản đặc biệt đã được du hành vũ trụ và được các phi hành gia sử dụng. Đến năm 1990, Coca Cola đã xây dựng được một bước ngoặc khi trong các ấn phẩm quảng cáo, sử dụng poster có hình ảnh người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên Hilda Clark).
Với những lợi thế môi trường công nghệ 4.0 mang lại, Coca – Cola đã tận dụng một cách vô cùng triệt để, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đô mỗi năm. Nhờ chiến lược Marketing thông minh, thương hiệu này sở hữu lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội và được gọi là “bậc thầy” quảng cáo.
Kodak
Kodak là một nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới về máy ảnh chụp bằng phim. Tuy nhiên, sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường đã thay đổi toàn bộ cục diện.
Tuy nhiên, Kodak không nhận thấy tiềm năng phát triển của những chiếc máy này mà vẫn trung thành chế tạo máy ảnh chụp bằng phim. Với quyết định sai lầm này, Kodak đã tự “đóng băng” bản thân, mất một phần rất lớn trên thị trường vào những đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc khác như: Fuji, Canon, Sony,…
Yahoo
Vào những năm 2000, Yahoo với lượng người dùng cực khủng, được xếp vào hàng những ứng dụng đứng đầu trên thế giới. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của điện thoại thông minh đã lật đổ tất cả.
Hãng khá chậm chạp trong việc tiếp cận xu hướng và chuyển đổi công nghệ, nên Yahoo không còn giữ được vị thế bản thân trên thị trường. Và kết quả tất nhiên là bị thay thế bởi hàng loạt công ty công nghệ đỉnh cao vừa ra đời như Google, Facebook,…
Xem thêm:
- Buzz Marketing là gì? Cách tạo Buzz Marketing ấn tượng
- 4P trong marketing là gì? Chiến lược và quy trình triển khai 4P
- Mascot là gì? Ý nghĩa Mascot trong quảng bá thương hiệu
Thông qua bài viết trên, dinhnghia.com.vn đã giới thiệu đến bạn khái niệm “Môi trường Marketing là gì?” cùng một số ví dụ thực tế. Doanh nghiệp cần phân tích về môi trường, nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu cũng như các thách thức và cơ hội. Từ đó, đưa ra chiến lược Marketing phù hợp, đúng đắn với từng thời điểm.