Miễn dịch đặc hiệu là gì? Đặc điểm, vai trò và cơ chế hoạt động

0
(0)

Miễn dịch đặc hiệu là một trong hai loại chính của hệ miễn dịch. Nếu như miễn dịch bẩm sinh là khả năng đề kháng sẵn có của cơ thể thì miễn dịch đặc hiệu lại khác hoàn toàn. Vậy miễn dịch đặc hiệu là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Miễn dịch đặc hiệu là gì?

Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được) là một loại miễn dịch của cơ thể. Đây là khả năng chống lại mầm bệnh hoặc các yếu tố xâm nhập của cơ thể. Đối với mỗi yếu tố (kháng nguyên) xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể đặc biệt để “miễn dịch” với kháng nguyên đó. Cấu tạo của miễn dịch đặc hiệu gồm các tế bào lympho, tạo ra sản phẩm gọi là kháng thể.

Về cơ chế hoạt động, có thể xem miễn dịch đặc hiệu là “tuyến phòng thủ thứ ba” của cơ thể để chống lại bệnh tật. Nếu như một tác nhân gây bệnh vượt qua được các hàng rào vật lý của cơ thể (da, niêm mạc,…) cũng như kháng lại miễn dịch bẩm sinh và tồn tại trong cơ thể một khoảng thời gian, thì miễn dịch đặc hiệu sẽ bắt đầu được hình thành và hoạt động ở các mô bạch huyết.

Một số cơ chế hoạt động:

  • Kháng nguyên trực tiếp kích hoạt các tế bào lympho B mang thụ thể đặc hiệu.
  • Tế bào lympho B hoạt hóa trở thành tương bào, tiết ra các kháng thể đặc hiệu.
  • Các tế bào trình diện kháng nguyên hoạt động và trình diện kháng nguyên với tế bào lympho T, từ đó biệt hóa thành CD8+ có khả năng tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh và CD4+ (tế bào lympho T trợ giúp).
Miễn dịch đặc hiệu là một loại miễn dịch của cơ thể
Miễn dịch đặc hiệu là một loại miễn dịch của cơ thể

Các loại miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu gồm 2 loại:

  • Miễn dịch thể dịch: Hình thành kháng thể bởi các tế bào lympho B, được thực hiện thông qua trung gian là các phân tử trong máu và dịch niêm mạc. Loại miễn dịch này có tác dụng chống lại các vi sinh vật ngoại bào.
  • Miễn dịch tế bào: Có khả năng chống lại vi sinh vật nội bào (chẳng hạn như virus hay các vi khuẩn có khả năng tồn tại và sinh sôi trong tế bào miễn dịch), được thực hiện qua tế bào lympho T.
Các loại miễn dịch đặc hiệu
Các loại miễn dịch đặc hiệu

Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu

Một số đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu:

  • Tính phòng thủ chậm hơn: Miễn dịch đặc hiệu không sản xuất ra kháng thể ngay khi tiếp xúc với kháng nguyên, mà cần sau 2 – 3 tuần. Điều này cho thấy thời gian biệt hóa tế bào B ở mô bạch huyết, hạch bạch huyết, lá lách,…
  • Tính đặc hiệu: Tác dụng của các kháng thể đối với từng mầm bệnh hoặc tế bào nhiễm mầm bệnh cụ thể là khác nhau. Loại miễn dịch này phụ thuộc và đặc hiệu với từng kháng nguyên.
  • Tính ghi nhớ miễn dịch: Bộ nhớ miễn dịch cho phép ghi lại các kháng nguyên. Nếu về sau, cơ thể tiếp tục gặp lại kháng nguyên đó thì hệ thống miễn dịch đặc hiệu đã được ghi nhớ sẽ hoạt động và chống lại kháng nguyên.
  • Tính đa dạng: Số lượng kháng nguyên trong tự nhiên là rất nhiều, mỗi kháng nguyên lại chứa nhiều Epitop. Do đó, để đặc hiệu với các kháng nguyên, số lượng kháng thể cũng vô cùng lớn,tạo nên sự đa dạng của miễn dịch đặc hiệu.
Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu
Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu

Vai trò của miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu có vai trò vô cùng quan trọng, kết hợp với miễn dịch bẩm sinh để tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể, chống lại các mầm bệnh và tác nhân gây hại thông qua các tế bào và phân tử.

Hơn nữa, chính nhờ tính ghi nhớ mà miễn dịch đặc hiệu tạo ra kháng thể một lần nhưng có khả năng bảo vệ cơ thể suốt thời gian sau này, bất cứ khi nào kháng nguyên đó xâm nhập cơ thể một lần nữa. Ngoài ra, miễn dịch đặc hiệu cũng được ứng dụng rất nhiều trong việc chẩn đoán, chữa bệnh cũng như tạo ra vacxin phòng bệnh.

Miễn dịch đặc hiệu có vai trò quan trọng
Miễn dịch đặc hiệu có vai trò quan trọng

So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

Điểm giống

Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều có các điểm chung là:

  • Đều là các phản ứng miễn dịch của hệ miễn dịch cơ thể, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh và các tác nhân gây hại.
  • Quá trình miễn dịch đều có liên quan đến các tế bạch cầu.
So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch bẩm sinh
So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch bẩm sinh

Điểm khác

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu:

Tiêu chí Miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch không đặc hiệu
Tính đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu hình thành để chống lại sự xâm nhập của một loại kháng nguyên cụ thể Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ ngay lập tức mà không cần trải qua thời gian tiếp xúc với kháng nguyên
Thuộc về Thuộc về miễn dịch thích ứng Thuộc về miễn dịch bẩm sinh
Thành phần Miễn dịch thông qua trung gian tế bào Miễn dịch qua hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt,…
Tế bào Tế bào lympho và tế bào trình diện kháng nguyên Các tế bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai, tế bào mast,…
Tính ghi nhớ Tạo ra một bộ nhớ miễn dịch khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, từ đó ghi nhớ cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo Không tạo ra bộ nhớ miễn dịch
Tính hiệu quả Hiệu quả cao Hiệu quả thấp hơn miễn dịch đặc hiệu
Thời gian đáp ứng Cần trải qua thời gian tiếp xúc và thích nghi với kháng nguyên, thường khoảng 2 – 3 tuần Gần như ngay lập tức
Ứng dụng y học Tạo ra vacxin phòng ngừa bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh (nhất là ung thư) Không có ứng dụng đáng kể trong y học

Xem thêm:

Vừa rồi là những thông tin giải đáp miễn dịch đặc hiệu là gì và tầm quan trọng của chúng đối với cơ thể, hy vọng rằng bài viết giúp ích cho bạn. Theo dõi DINHNGHIA để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...