Metoo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của phong trào Metoo

0
(0)

Metoo là phong trào ý nghĩa được các bạn trẻ rất quan tâm và ủng hộ. Vậy Metoo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của phong trào Metoo đến từ đâu. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Metoo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của phong trào Metoo
Metoo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của phong trào Metoo

Metoo là gì?

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với cụm từ Metoo, từ tiếng Anh này có nghĩa là “Tôi cũng vậy” được nhiều bạn trẻ sử dụng trong giao tiếp, hội thoại hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Metoo còn là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục phổ biến được bắt nguồn từ hashtag “#Metoo”.

Đây là phong trào kêu gọi mọi người, kêu gọi cộng đồng tự tin, mạnh dạn thoát khỏi sự sợ hãi, đứng lên chia sẻ những câu chuyện nhằm vạch trần các hành vi quấy rối và tấn công tình dục của những kẻ đồi trụy, đặc biệt là tại nơi làm việc. Với ý nghĩa là “Tôi cũng vậy”, khẩu hiệu này như muốn nói lên sự đồng tình, tán thành và quyết tâm vùng dậy đòi lại sự công bằng cho xã hội văn minh.

Metoo là gì?
Metoo là gì?

Nguồn gốc của phong trào Metoo

Phong trào Metoo được bắt nguồn đầu tiên từ nhà hoạt động xã hội Tarana Burke trên mạng xã hội Myspace. Tất cả được cô lấy cảm hứng sau khi nghe và cảm nhận được sự tuyệt vọng, sợ hãi về việc bị xâm hại tình dục từ một cô bé 13 tuổi.

Vào năm 2006, bằng sự quyết tâm và cố gắng của mình Burke sáng lập ra Just Be Inc., một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giúp đỡ nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục, tập trung vào các cô gái trẻ.

Nguồn gốc của phong trào Metoo
Nguồn gốc của phong trào Metoo

Vào ít năm sau đó, ngày 15/10/2017 #Metoo thật sự đã có sức lan tỏa to lớn và trở thành hiện tượng toàn cầu thông qua một Tweet của nữ diễn viên Alyssa Milano.

Cô đã khuyến khích phụ nữ nói trên mạng xã hội Twitter về những chuyện ấm ức mình phải chịu đựng và giúp mọi người ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này. “Nếu bạn bị quấy rối hoặc bị tấn công tình dục, hãy viết “Me too” như một câu trả lời cho tweet này”.

Ngay khi dòng Tweet với nội dung trên được đăng tải, nó đã nhận về hơn 66.000 lời phản hồi. Từ đó #Metoo nhanh chóng phủ sóng và trở thành một làn sóng lan tỏa nhanh chóng, xuất hiện bao phủ trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội Twitter, Facebook. Mọi người bắt đầu tự tin chia sẻ và nhận được cảm thông từ những câu chuyện quấy rối tình dục của chính họ cùng với hashtag #Metoo.

Nguồn gốc của phong trào Metoo
Nguồn gốc của phong trào Metoo

Không chỉ lan tỏa trên mạng xã hội, tại thủ đô Paris (Pháp) đã có hàng trăm phụ nữ xuống đường ủng hộ phong trào “#Metoo”. Họ xuất hiện khi trên tay cầm các biểu ngữ như “Công lý cho phụ nữ”, “Có phần nào trong chữ mà các anh không hiểu?”. Ngay tại Việt Nam phong trào ý nghĩa này cũng được nhen nhóm phần nào.

Tuy nhiên mọi người vẫn còn e ngại, hầu hết những câu chuyện được chia sẻ chỉ được kể lại một cách ẩn danh, không công khai rõ ràng danh tính của các đối tượng lạm dụng tình dục. Điều này cho thấy sự hưởng ứng yếu ớt và nó không đủ sức lan tỏa đến mọi người.

Nguồn gốc của phong trào Metoo
Nguồn gốc của phong trào Metoo

Ý nghĩa của phong trào Metoo

Ý nghĩa của phong trào Metoo thì chắc hẳn ai cũng sẽ dễ dàng hiểu được. Phong trào này được khởi xướng nhằm lấy lại sự công bằng cho phụ nữ, tạo nên sự bình đẳng giới tính trong xã hội.

Những người chia sẻ câu chuyện sẽ thấy bản thân được an ủi, trở nên mạnh mẽ hơn và biết rằng ngoài kia vẫn có rất nhiều người đồng cảm và đứng về phía mình. Mọi người khi đọc được những câu chuyện được chia sẻ cũng sẽ rút cho mình được những bài học, có thêm những kiến thức để phòng ngừa, bảo vệ bản thân trước những người đàn ông xấu xa.

Ý nghĩa của phong trào Metoo
Ý nghĩa của phong trào Metoo

Tuy nhiên “#MeToo” cũng có những mặt trái của nó. Theo một nghiên cứu tại Mỹ thì phong trào này thay vì mang lại những ý nghĩa tích cực thì lại vô tình tạo ra cách nhìn nhận vấn đề và một thái độ ứng xử sai lệch từ chính những người phụ nữ khi giao tiếp xã hội. Chính vì quá lạm dụng phòng trào này mà mà họ đã bị nam giới xa lánh.

Theo một nghiên cứu của hai chuyên gia Leanne Atwater và Rachel Sturm, phong trào này đã gây nên hệ lụy tiêu cực khi ngày càng nới rộng ra khoảng cách bất bình đẳng nam – nữ trong giao tiếp công việc thay vì những lợi ích ý nghĩa mà phong trào này hướng đến.

#MeToo
#MeToo

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giải thích Metoo là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của phong trào Metoo. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn về thuật ngữ này. Nếu bài viết hữu ích hãy chia sẻ với bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...