Mẻ là nguyên liệu quen thuộc, không còn xa lạ gì đối với người dân miền Bắc khi nấu các món ăn như bún riêu, canh chua,… Nhưng bạn có hiểu rõ mẻ là gì và cách làm mẻ như thế nào không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Nội dung bài viết
Mẻ là gì?
Mẻ là hay cơm mẻ là gia vị đặc trưng của miền Bắc – Việt Nam, thường được dùng là nguyên liệu phổ biến trong các món lẩu, canh chua, bún riêu, ốc đậu chuối xanh,… Mẻ thường được làm từ bún hoặc cơm nguội, có mùi thơm đặc trưng cùng vị chua thanh giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Cách làm mẻ chua nhanh, không bị mốc
Cách làm mẻ từ cơm nát và nước cơm
Đầu tiên, bạn vo gạo để nấu cơm và giữ lại phần nước vo gạo. Lượng nước nấu cơm làm mẻ sẽ gấp đôi lượng nước nấu cơm thông thường để cho ra cơm nhão. Sau đó, bạn tiến hành nấu cơm chín. Tiếp theo, đun sôi nước vo gạo rồi để nguội và cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp.
Cơm chín, bạn để cơm nguội hẳn và cho vào hũ thủy tinh một lượng cơm, sao cho nước vo gạo phủ hết mặt cơm. Cuối cùng, đậy kín nắp, để hũ thủy tinh ở nơi thoáng mát 14 ngày để cơm lên men và có vị chua, mùi thơm nồng là đạt.
Cách làm mẻ từ cơm nát và mẻ cái
Bạn cho 1/2 chén cơm nguội vào hũ thủy tinh và thêm 1/2 chén mẻ cái vào. Sau đó, đậy kín hũ thủy tinh và để ở nơi khô thoáng từ 10 – 14 ngày là bạn đã có thể sử dụng để nấu các món ăn ngon rồi đấy.
Cách làm mẻ từ cơm nát và sữa chua
Đầu tiên, bạn cần 1 – 2 muỗng canh sữa chua và để ngoài nhiệt độ phòng ít nhất 1 ngày để sữa chua lên men. Sau đó, hoàn tan 1 muỗng cà phê đường với 1 muỗng cà phê nước ấm khoảng 49 độ C.
Trong một cái tô, bạn cho 1 chén cơm nấu nhão còn ấm trộn cùng với nước đường và sữa chua đã lên men. Tiếp theo, đổ hỗn hợp này vào hũ thủy tinh và bọc kín miệng. Đặt hũ thủy tinh trong nồi nước ấm ở 82 độ C và đem ủ trong lò nướng hoặc nồi cơm điện, máy làm yogurt,… Sau 2 – 3 ngày là hoàn thành mẻ với mùi chua dịu.
Cách nuôi và bảo quản mẻ lâu
Để nuôi và dùng mẻ lâu, bạn chỉ cần giữ lại một ít mẻ trong hũ khi ăn gần hết và tiếp tục thêm vào một ít cơm nguội, bún tươi hoặc cháo trắng nấu đặc. Sau đó, đậy nắp kín và sử dụng tiếp tục nhiều ngày. Thời gian cho mẻ ăn là 1 tuần/lần.
Ăn mẻ có lợi gì?
Không những là gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam và góp phần tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn, mà mẻ còn mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng.
- Trong mẻ chứa nhiều axit amin, nấm men cung cấp vitamin, đạm và hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Kích thích cảm giác ngon miệng, món ăn thêm tròn vị.
- Bổ sung các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, tăng tiết dịch vị dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
- Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, toàn diện nhờ hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại.
Một số lưu ý khi sử dụng mẻ an toàn
Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng mẻ quá nhiều, cơ thể cũng gặp phải những vấn đề không tốt. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng mẻ:
- Người mắc các bệnh như đau hay viêm loét dạ dày thì tránh ăn các món ăn có sử dụng mẻ.
- Không ăn mẻ quá nhiều, khiến cơ thể bị đau bụng, tiêu chảy do dư lượng axit lactic.
- Không sử dụng các nguyên liệu đã ôi thiu như cơm, bún để làm mẻ.
- Lưu ý chất lượng của mẻ khi làm xong và trong quá trình nuôi để tránh sử dụng mẻ đã hư, mốc.
Xem thêm:
- Bỗng rượu là gì? Có tác dụng gì? Cách làm bỗng rượu đơn giản
- Chả cá lã vọng là gì? Cách làm chả cá lã vọng đậm vị miền Bắc
- Hoisin Sauce là gì? Công dụng và cách làm Hoisin Sauce ngon
Vừa rồi là bài viết mẻ là gì mà trang tin DINHNGHIA vừa chia sẻ cùng bạn. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về loại gia vị truyền thống này. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé!