Ngày nay, các sự kiện được tổ chức càng nhiều nhu cầu về một người dẫn dắt càng lớn. Sự thành công của chương trình còn đến từ MC. Vậy MC là gì? Làm thế nào để trở thành một MC chuyên nghiệp. Cùng DINHNGHIA.COM.VN khám phá qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
MC là gì
MC được viết tắt từ Master of Ceremonies được biết đến rộng rãi với nghĩa là những người dẫn chương trình. MC có vai trò dẫn dắt chương trình chính thức cho một sự kiện, buổi biểu diễn hoặc bữa tiệc.
Có thể bao gồm giới thiệu diễn giả, đưa ra thông báo và tương tác với khán giả để giữ cho chương trình buổi lễ trôi chảy nhất có thể.
Vào những thập niên 1970s tại các quốc gia phương Tây, MC còn dùng để chỉ microphone controller (bộ điều khiển micrô), mic checka (kiểm tra mic), music commentator (nhà bình luận âm nhạc) và moves the crowd (di chuyển đám đông), do đó thường có mối quan hệ với dòng nhạc hiphop, nhạc điện tử và vai trò của MC từ đó cũng được mở rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, chương trình.
Vai trò của một MC
Mỗi một chương trình, sự kiện đều cần có người dẫn dắt để chủ đề diễn ra được trơn tru, đúng như kế hoạch. MC đóng vai trò là người chủ trì các buổi lễ, chuẩn bị để đảm bảo chương trình được tuân thủ, không có gì bị lãng quên, tất cả các quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và sự kiện bắt đầu, kết thúc đúng giờ.
Phụ thuộc vào tính chất của chương trình mà MC có vai trò khác nhau, điệu bộ, trang phục phong thái cũng có những điểm cần lưu ý. Thường MC sẽ có vai trò quan trọng trong
- MC sự kiện (khai trương; ra mắt sản phẩm mới…)
- MC truyền hình (Bản tin; Phóng sự, Tọa đàm, Live show…)
- MC hội chợ, MC đám cưới…
Các kỹ năng cần để trở thành một MC tốt
Là một người dẫn dắt chương trình bằng giọng nói, yêu cầu cơ bản nhất đối với MC là giọng nói phải dễ nghe, phát âm chuẩn, các câu từ được nói ra cần tròn vành rõ chữ để người nghe không bị bỏ lỡ thông tin, không nên dùng giọng địa phương để diễn thuyết vì có thể dễ gây hiểu nhầm và khó chịu. Ông bà ta có câu “Nhất thanh nhì sắc”, giọng nói hay sẽ dễ chạm đến trái tim người nghe hơn.
Để trở thành một MC chuyên nghiệp, nói không thôi là chưa đủ, bạn cần đầu tư cho bản thân thêm những kỹ năng để có thể làm chủ sân khấu.
- Tiếng nói sân khấu: Khác với giao tiếp thông thường, người dẫn chương trình cần có được âm sắc làm chủ cuộc trò chuyện, mở rộng được các chủ đề một cách tự nhiên.
- Phong cách sân khấu: Tùy thuộc vào ngữ cảnh xuất hiện mà người MC có phong cách từ thời trang cho đến cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp. MC chuyên nghiệp cần xây dựng riêng cho mình phong cách làm chủ sân khấu mà khán giả dùng nó để phân biệt và ghi nhớ người MC.
- Nghệ thuật diễn cảm: Lời nói của bạn sẽ dễ truyền tải hơn khi phối hợp cùng ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc được hòa quyện đan xen một cách đúng cường độ, chừng mực.
- Nghệ thuật biên soạn lời dẫn: Công việc của những MC chuyên nghiệp xảy ra trước khi sự kiện bắt đầu với khâu biên soạn lời dẫn, đây là chìa khóa giúp bạn có thể dẫn dắt chương trình trơn tru. Bạn cần biết lý do tại sao sự kiện được tổ chức, và những gì người tổ chức sự kiện muốn đạt được từ nó.
- Phương pháp phối hợp: Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi những chương trình có các MC chung. Kỹ năng phối hợp ăn ý giúp câu chuyện diễn ra nhịp nhàng, tự nhiên không bị đứt quãng.
- Tính sáng tạo: Là người “dẫn đường” cho những câu chuyện, chương trình, sự kiện MC không chỉ cần có kỹ năng diễn thuyết, chuẩn bị lời dẫn mà còn cần tính sáng tạo. Sáng tạo để làm mới bản thân, sáng tạo để dù cho chương trình có cùng concept khán giả vẫn cảm thấy sự tươi mới, thoải mái. Ở đây sáng tạo còn bao gồm việc bạn sẽ học hỏi và xây dựng hình ảnh MC của mình theo phong cách như nào để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Khả năng xử lý tình huống: Cho dù có kịch bản trước thì đôi khi cũng xảy ra những tình huống bất ngờ đòi hỏi người MC cần có kỹ năng ứng biến tình huống linh hoạt. Kỹ năng này là cần thiết đối với tất cả mọi người nói chung. Cách thức đối diện và xử trí khéo léo sẽ giúp bạn đưa chương trình về đúng nhịp điệu của nó. Khẳng định được cái tâm và tài năng của người MC.
Làm thế nào để trở thành một MC tốt
Trước sự kiện
Tìm hiểu về sự kiện của bạn: Hiểu biết về sự kiện của bạn là điều quan trọng đối với tất cả các loại nghi lễ, cho dù đó là đám cưới, lễ tốt nghiệp, lễ ăn hỏi,…
Bởi lẽ loại sự kiện sẽ quyết định loại không khí mà MC cần tạo ra. Biết những gì đang xảy ra, những gì nên được nói về và những gì sắp xảy ra tiếp theo là chìa khóa để trở thành một MC thành công.
Cân nhắc gặp gỡ những người tổ chức sự kiện, xem qua cấu trúc đã lên kế hoạch và xem xét chi tiết hành trình của sự kiện.
Có trách nhiệm với công việc: MC chịu trách nhiệm tạo ra và duy trì bầu không khí dự kiến trong suốt sự kiện. Không khí có thể thay đổi tùy thuộc vào loại sự kiện, mặc dù hầu hết các sự kiện thuê MC đều mong muốn tạo ra một bầu không khí vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Là MC, trách nhiệm chính của bạn bao gồm:
- Giữ cho sự kiện diễn ra liên tục và là cầu nối giữa các phân đoạn của sự kiện.
- Giữ sự quan tâm của khán giả và đảm bảo rằng họ đang vui vẻ.
- Giúp khán giả cảm thấy được tôn trọng và gắn bó với họ trong suốt sự kiện.
- Giúp người nói cảm thấy có giá trị.
- Giữ sự kiện đúng giờ.
- Luôn cập nhật cho mọi người về những gì đang diễn ra tại sự kiện.
Chuẩn bị chu đáo cho công việc: Trở thành MC có nghĩa là bạn có khiếu hài hước, bạn có thể làm việc trước đám đông và bạn là một diễn giả thực tế trước công chúng. Điều này có nghĩa là bạn phải sẵn sàng ứng biến để có thể phản ứng hiệu quả với bất cứ điều gì có thể phát sinh.
Nghiên cứu chương trình mà bạn sẽ nhận việc: Liên hệ với biên kịch, đạo diễn, người chịu trách nhiệm tổ chức chương trình để tìm hiểu một số thông tin cơ bản về họ và sử dụng thông tin đó để chuẩn bị phần giới thiệu của bạn cho các diễn giả.
- Nghiên cứu cơ bản này sẽ giúp bạn xây dựng phần giới thiệu nghe có vẻ cá nhân và chân thực hơn.
- Tìm hiểu xem có khán giả đặc biệt nào cần được công nhận trong sự kiện hay không.
- Đảm bảo rằng bạn xem lại tên và chức danh của mọi người để bạn có ngữ điệu phù hợp.
Đồng hành cùng sự kiện: Vai trò của người MC cần gắn kết với chương trình để hiểu hơn về công việc mà bạn đang làm bao gồm việc lập kế hoạch, lịch trình sự kiện.
- Làm chủ lịch trình: thời gian lên và xuống sân khấu, giới thiệu khách mời, bài phát biểu hoặc cảm ơn từ các thành viên khách mời.
- Viết một kịch bản thô về những gì bạn sẽ nói trong suốt đêm. Kịch bản này là thứ mà bạn có thể ghi nhớ, có các thẻ ghi chú nhỏ để giữ cho bản thân hoàn thành nhiệm vụ hoặc có một dàn bài dự kiến xuyên suốt sự kiện để bạn làm theo.
Trong thời gian diễn ra sự kiện
- Giữ bình tĩnh: Công việc nào cũng có những áp lực riêng, sự thành công của sự kiện được đóng góp phần lớn vào cách MC duy trì mọi thứ đi đúng hướng. Mặc dù diễn biến của sự kiện có thể gặp những biến cố bất ngờ, nhưng điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và tập trung vào việc duy trì tư cách MC của bạn.
- Chào hỏi chuyên nghiệp: Giới thiệu bản thân và chào mừng khán giả đến với sự kiện, hiểu rõ nhóm đối tượng mà bạn đang hướng đến để có cách xưng hô phù hợp, trang trọng.
- Giới thiệu những người quan trọng: MC có trách nhiệm chính là giới thiệu các diễn giả khác nhau xuất hiện trên sân khấu, cũng như những người chủ chốt khác tại sự kiện. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thái độ cư xử giúp các diễn giả dễ dàng thực hiện công việc của họ, giúp chương trình mượt mà hơn.
- Kết nối các chuỗi sự kiện linh hoạt: Kết nối một phân đoạn với phân đoạn tiếp theo có thể dễ dàng hơn bằng cách sử dụng một số câu chuyện hài hước để làm cầu nối cho cả hai. Trước khi sự kiện bắt đầu, hãy cố gắng chuẩn bị một số đoạn nói chuyện như nhận xét, giai thoại hoặc truyện cười có thể được sử dụng giữa các phân đoạn. Ngoài ra, hãy bình luận về những gì vừa xảy ra. Hãy thử và tìm điều gì đó vui nhộn hoặc có ý nghĩa về người nói hoặc buổi biểu diễn trước và chuyển từ đó sang người nói hoặc buổi biểu diễn tiếp theo.
- Chuẩn bị cho bất cứ điều gì: Như đã đề cập trước đó, một MC chuyên nghiệp cần làm chủ được sân khấu của mình. Giữ quyền kiểm soát sự kiện bằng cách sẵn sàng giải quyết mọi phiền nhiễu hoặc rủi ro để giữ cho chương trình có thể hoàn thành.
- Kết thúc sự kiện trong ấn tượng: Phần kết thúc sự kiện của bạn phải hào hứng và chân thành như phần mở đầu của bạn. Thông thường để kết thúc sự kiện, MC gửi lời cảm ơn đến tất cả những người tham dự, diễn giả và nghệ sĩ biểu diễn. Đó là cách cư xử tốt để cảm ơn tất cả những người đã giúp tổ chức sự kiện cùng nhau. Tóm tắt những gì đã diễn ra tại sự kiện và những gì đã học được, sau đó tùy thuộc vào loại sự kiện đó, hãy khuyến khích khán giả thực hiện hành động.
Xem thêm:
- JD là gì? Nội dung cần thiết và cách viết để thu hút ứng viên
- VJ là gì? Những kỹ năng cần có của nghề VJ
- KOL là nghề gì? Làm sao để trở thành một KOL chuyên nghiệp
Trên đây là những thông tin liên quan đến MC – người dẫn dắt chương trình và vai trò của MC trong cuộc sống. Bên cạnh đó chúng tớ cũng đưa ra những cách để rèn luyện trở thành một người MC chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công.