Mật mía là một trong những loại nguyên liệu thường được dùng để chế biến các món ăn. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết mật mía là gì, được làm từ gì và có tác dụng như thế nào, cũng như còn nhầm lẫn mật mí với một số nguyên liệu khác. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về mật mía qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Mật mía là gì?
Mật mía là chất lỏng dạng siro, có tính chất sánh sệt như mật ong và có vị thanh ngọt. Mật mía thường được sản xuất từ quá trình cô đặc nước mía. Làm mật mía là nghề thủ công ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực trung du phía Bắc nước ta.
Mật mía thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn thay cho đường. Ở các dịp Tết hoặc lễ hội, nhiều địa phương có tập quán dùng mật mía thay cho đừng để nấu chè, bánh, kẹo,… Trong Đông y, mật mía còn được dùng để chữa bệnh về hô hấp và tiêu hóa.
Thành phần dinh dưỡng của mật mía
Mật mía có chứa một số vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một muỗng canh (20g) mật mía chứa khoảng 58 calo, chủ yếu từ đường và chứa cả các vitamin, khoáng chất cụ thể như:
Tuy nhiên, lượng đường trong mật mía cũng khá cao. Nếu dùng dư sẽ dễ gây ra tình trạng béo phí, tiểu đường và bệnh tim mạch. Do đó khuyến khích mọi người không nên bắt đầu ăn mật mía để bổ sung chất dinh dưỡng mà nên ăn thực phẩm toàn phần.
Tác dụng của mật mía
Mật mía ngày nay được sử dụng rộng rãi nhờ những công dụng mà nó mang lại. Một số tác dụng của mật mía đối với cơ thể là:
Chống oxy hóa
Theo một số nghiên cứu, mật mía chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn mật ong và các chất làm ngọt tự nhiên khác. Các chất này giúp chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi stress liên quan đến ung thư và các bệnh khác.
Tăng cường sức khỏe của xương
Trong mật mía có sắt, selen và đồng giúp duy trì xương khoẻ mạnh cho cơ thể, ngăn ngừa và chống loãng xương. Ngoài ra nó còn có canxi vốn có thể phòng ngừa loãng xương, tuy nhiên không nên lạm dụng hay dựa vào mật mía để làm nguồn cung canxi vì có thể gây tiểu đường. Thay vào đó, nên sử dụng những thực phẩm bổ sung khác.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mật mía chứa nhiều kali, giúp đảm bảo và thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh, cải thiện sức khoẻ tim mạch đáng kể. Dù tác động của nó lên tim người chưa được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên nó đã cho kết quả khả quan về mức độ lành mạnh của HDL cholesterol có thể bảo vệ chống lại bệnh tim và đột quỵ khi nghiên cứu trên động vật.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Mật mía có chức năng chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate, giúp cơ thể sản xuất ít insulin hơn và giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa trong máu. Ngoài ra, mật mía còn chứa 0.266 mg/kg crom giúp cơ thể duy trì sự ổn định lượng crom, giảm thiểu nhiều bệnh mãn tính.
Duy trì sức khỏe hệ thần kinh
Tương tự như cải thiện sức khỏe xương, mật mía có thể cân bằng lượng canxi. Ngoài ra nguyên liệu này còn chứa magie giúp làm dịu thần kinh và mạch máu bởi khi thiếu magie, cơ thể dễ rơi vào mệt mỏi, gây tăng huyết áp hoặc chuột rút.
Các công dụng khác
Ngoài các công dụng lớn như ở trên, các thành phần trong mật mía con mang lại các lợi ích như:
- Giảm các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt.
- Ngăn ngừa béo phì.
- Cải thiện sức khỏe tình dục.
- Chống viêm.
- Ngăn ngừa thiếu kali trong máu.
- Giảm mụn trứng cá.
- Tăng tốc độ chữa lành vết thương và vết bỏng.
- Tăng cường sản xuất tế bào hồng cầu.
- Duy trì nồng độ huyết sắc tố trong máu.
- Giảm đau đầu, mệt mỏi.
- Giúp tóc chắc khỏe,…
Mật mía dùng để làm gì?
Với vị ngọt tự nhiên và các tính chất tương tự mật ong, mật mía có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món bánh hoặc chế biến món ăn thay cho đường. Mật mía cũng được dùng để chấm các loại bánh rất ngon, thậm chí là chế biến các món ăn mặn trong bữa ăn gia đình.
Cụ thể, ở miền Bắc, mật mía được sử dụng phổ biến để làm bánh trôi, bánh chay, bánh trùng, sủi dìn,… Ở miền Trung, mật mía thường được dùng để chấm bán chưng ngày Tết hoặc dùng để làm bánh gai, chè lam,… Còn người miền Nam thường dùng mật mía để thay thế cho đường trong các gia vị nấu nướng.
Cách làm mật mía
Nấu mật mía trải qua các công đoạn đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà qua vài bước làm như sau:
- Bước 1: Lọc nước mía bằng máy ép hoặc mua sẵn nước mía tại các cửa hàng bán thức uống.
- Bước 2: Đổ mía vào nồi nấu, đun lửa to cho nước mía sôi lên và vặn lửa nhỏ lại. Trong quá trình nấu sẽ có nhiều lớp bọt nổi lên, dùng muôi để vớt đi. Tiếp theo, bạn dùng đũa đảo đều tay trong quá trình nấu để cho nước mía cô đặc lại thành màu vàng nâu trong. Tuy nhiên, bạn không nên để lửa quá to vì sẽ làm cho mật mía bị cháy khét.
- Bước 3: Để nguội và rót mật mía vào hộp đựng. Bạn nên sử dụng lọ thủy tinh để mật giữ được mùi vị lâu hơn và bảo quản tốt hơn.
Mật mía để được bao lâu?
Vì có các đặc tính như mật ong nên mật mía thông thường sẽ để được cả năm. Tuy nhiên, sau 2 – 3 tháng sẽ dễ có hiện tượng bị sủi bọt hay đóng đường, bạn cần phải đun sôi để nguội và vớt lớp bọt thì mật sẽ như mới.
Dưới đây là một số các tham khảo để bảo quản mật mía để có chất lượng tốt nhất:
- Đựng mật mía trong lọ hoặc chai thủy tinh và nhớ đậy nắp kín để tránh côn trùng bay vào. Chia mật với một lượng vừa phải như bảo quản mật ong.
- Nên để mật mía ở ngăn mát tủ lạnh hoặc nấu lại mật mía sau khoảng từ 2 – 3 tháng để giữ được chất lượng mật tốt nhất.
- Hạn chế dịch chuyển, lắc và khuấy chai đựng mật mía, tránh để mật mía bị sủi bọt vì sẽ nhanh hỏng.
Một số lưu ý khi sử dụng mật mía
Mật mía an toàn và có nhiều công dụng cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, cần sử dụng và hấp thụ ở mức độ vừa phải bởi trong mật mía vẫn có chứa phần lớn lượng đường, dễ gây nên tác dụng phụ nên tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt sẽ gây tác động không tốt liên quan đến bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, vấn đề tiêu hóa khi dụng mật mía cũng nên được quan tâm. Dùng một lượng lớn mật mía có thể gây ra phân lỏng hoặc tiêu chảy. Đặc biệt nên tránh mật mía khi bạn bị hội chứng ruột kích thích hoặc các dạng khó chịu về tiêu hóa khác.
Cách phân biệt mật mía và rỉ đường
Đều là sản phẩm từ cây mía và có đặc tính cũng như hình dạng gần giống nhau, nhưng nhưng mật mía và rỉ đường mang những tính chất và ứng dụng khác nhau.
Đầu tiên là về sản xuất, người ta sẽ ép mía lấy nước ngọt rồi tiến hành cô đặc nước mía trong nhiều giờ đồng hồ để tạo ra mật mía, có màu sóng sánh vàng. Nó chủ yếu được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và chữa bệnh.
Còn rỉ đường (rỉ mật) là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường. Nó là loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh, vốn rất nghèo dinh dưỡng nên không được dùng để chế biến thức ăn mà thường dùng khử mùi, phân hủy chất hữu cơ, chế biến thức ăn vật nuôi hoặc xử lý đường nước thải,…
Mua mật mía ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện tại bạn hoàn toàn có thể tìm mua mật mía tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc mua online trên các trang thương mại điện tử uy tín. Giá bán của mật mía dao động trên dưới 50.000 đồng/lít (cập nhật tháng 11/2023).
Tuy nhiên, mật mía kém chất lượng hiện nay cũng xuất hiện trên thị trường khá nhiều. Vì vậy bạn cần phải chú ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải mật mía kém chất lượng nhé!
Xem thêm
- Mật ong Manuka là gì? 7 tác dụng hữu ích của mật ong Manuka
- Maple syrup là gì? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe
- Liquor là gì? Cách phân biệt liquor (spirits) và liqueur
Vừa rồi là những thông tin chia sẻ về mật mía. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu mật mía là gì cũng như công dụng mà nó mang lại. Nếu cảm thấy bài viết cung cấp những thông tin hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên theo dõi Dinhnghia để cập nhật nhiều thông tin mới!